Xây dựng hướng dẫn gỡ vướng cho doanh nghiệp chế xuất
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc. Ảnh: N.Linh |
Ghi nhận ý kiến của DN
Phát biểu tại hội nghị trực tuyến lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Nghị định sửa Nghị định 134/2016/NĐ-CP liên quan đến tiêu chí, điều kiện trong thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với DN chế xuất diễn ra mới đây do Tổng cục Hải quan tổ chức, bà Đinh Thị Châm, Công ty TNHH KCN Thăng Long – Vĩnh Phúc nêu, trong quá trình triển khai thực hiện các quy định tại Nghị định 82/2018/NĐ-CP, hầu hết các DN chế xuất, nhà đầu tư gặp rất nhiều rào cản. Hiện các DN đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhưng nếu chưa được cơ quan Hải quan xác nhận về khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan thì chưa được áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan. Do đó, khi DN NK hàng hoá trong giai đoạn xây dựng nhà máy vẫn phải thực hiện kê khai nộp thuế NK, thuế GTGT.
Một số công ty như: Công ty TNHH Yusen Logistics, Công ty Deloitte, Công ty TNHH Dento Việt Nam... cũng nêu, khi hoàn thành việc xây dựng đáp ứng điều kiện là khu phi thuế quan, các DN chế xuất cũng không thuộc đối tượng được hoàn thuế NK, thuế GTGT đã nộp trong quá trình xây dựng dự án vì không thuộc các trường hợp được hoàn thuế NK theo quy định của Luật thuế số 107/2016/QH13 và không được hoàn thuế GTGT do không phải là dự án đầu tư của DN nội địa mà là DN chế xuất thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định pháp luật thuế GTGT.
Các DN đề nghị cần sớm có hướng dẫn, quy định cụ thể về thủ tục, tiêu chí, điều kiện để tạo điều kiện cho DN khi tham gia đầu tư tại Việt Nam và sửa đổi Nghị định 82/2018/NĐ-CP theo hướng không đưa ra điều kiện xin ý kiến cơ quan Hải quan tại khâu cấp phép cho DN xuất. Thay vào đó, cơ quan quản lý đầu tư có thể cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và cho phép DN áp dụng quy chế DN chế xuất dựa trên phương án đầu tư sản xuất, xuất khẩu và cam kết của DN. Trong đó, DN chế xuất sẽ có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu quy định tại văn bản pháp quy về hải quan và thuế XNK áp dụng cho khu phi thuế quan và DN chế xuất. Cơ quan nhà nước sẽ áp dụng cơ chế “hậu kiểm” để kiểm tra việc thực hiện, đáp ứng các điều kiện của DN chế xuất và sẽ áp dụng cơ chế phạt với các vi phạm của DN.
Với những khó khăn, vướng mắc phát sinh thời gian qua, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, cần sớm bổ sung quy định về điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với DN chế xuất để hưởng chính sách khu phi thuế quan.
Ghi nhận ý kiến của DN và đại diện cơ quan chức năng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Lưu Mạnh Tưởng cho biết, theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 82/2018/NĐ-CP, cơ quan Hải quan phải có ý kiến về khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan trước khi cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc xác nhận bằng văn bản cho nhà đầu tư tuy nhiên, pháp luật thuế XNK, hải quan đều chưa có quy định về các điều kiện để xác định khu phi thuế quan dẫn đến cơ quan Hải quan không có cơ sở để cung cấp văn bản xác nhận về khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan cho các DN đang xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP.
Với quy định này, hiện cơ quan Hải quan cũng phát sinh vướng mắc về việc chưa có căn cứ pháp lý để xác nhận về khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan cho các DN chưa hoàn thành dự án hoặc đang trong quá trình triển khai dự án. Do vậy, để xử lý vướng mắc phát sinh này, trong thời gian chưa kịp sửa Nghị định 82/2018/NĐ-CP, Nghị định 08/2015/NĐ-CP, Tổng cục Hải quan đã báo cáo Bộ Tài chính và được Bộ Tài chính đồng ý về việc bổ sung quy định này vào dự thảo Nghị định sửa Nghị định 134/2016/NĐ-CP nhằm tháo gỡ vướng mắc phát sinh cho cả cơ quan Hải quan và DN.
Nhanh chóng gỡ nút thắt
Đồng hành, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các DN nói chung, DN chế xuất nói riêng, cùng với ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đại diện Vụ Chính sách thuế- Bộ Tài chính tiếp tục ghi nhận ý kiến của DN và nhanh chóng bổ sung, sửa đổi, hướng dẫn thực hiện quy định theo hướng tạo điều kiện tối đa cho DN chế xuất.
Vị đại diện này cho biết, ngay sau khi tiếp nhận vướng mắc của DN, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã có văn bản số 3778/TCHQ-GSQL ngày 9/6/2020 hướng dẫn về điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với dự án đầu tư đã hoàn thành xây dựng, chuẩn bị đi vào sản xuất có đề nghị thành lập là DN chế xuất hoặc những DN thường có nhu cầu chuyển đổi sang DN chế xuất.
Đây được coi là tín hiệu vui, giúp các DN vượt qua một phần khó khăn để hoàn thành việc xây dựng nhà xưởng, cơ sở vật chất, chuẩn bị đi vào hoạt động để sản xuất hàng XK.
Và để xử lý dứt điểm vướng mắc này cho DN, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã và đang cùng với các cơ quan quản lý rà soát, xây dựng quy định liên quan đến vấn đề này để đưa vào dự thảo Nghị định sửa Nghị định 134/2016/NĐ-CP theo hướng quy định rõ điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với DN chế xuất để hưởng chính sách khu phi thuế quan. Đồng thời, quy định cụ thể thời gian trả lời khi cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến cơ quan Hải quan có thẩm quyền về khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan trước khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc xác nhận bằng văn bản theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ.
Cùng với đó, cơ quan Hải quan dự kiến sẽ quy định cụ thể việc DN được hưởng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc được xác nhận bằng văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư trong đó quy định DN là DN chế xuất, trừ trường hợp DN không đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định.
Tin liên quan
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
20:16 | 04/11/2024 Thông báo
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 1 tháng 11/2024 (từ ngày 28/10 đến 3/11/2024)
09:39 | 04/11/2024 Multimedia
Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025
16:41 | 04/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Cơ quan nào có quyền yêu cầu cung cấp thông tin người nộp thuế?
14:52 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
10:12 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xử lý thuế đối với hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai
14:18 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tháo gỡ kịp thời vướng mắc trong mua sắm tài sản, cải tạo công trình
07:45 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xuất khẩu phần mềm qua internet có được hoàn thuế?
14:51 | 29/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phải kế thừa nghĩa vụ thuế sau khi chuyển đổi doanh nghiệp
14:14 | 27/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Không thu thuế hàng tái nhập khẩu
10:36 | 25/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK