Xây dựng chương trình đối tác công - tư là cách yểm trợ rất tốt cho doanh nghiệp
Giấc mơ “đại bàng” | |
Nâng cấp chất lượng doanh nghiệp hơn là tăng số lượng | |
Việt Nam sẵn sàng đón “đại bàng” |
Thưa ông, ông nhận định như thế nào về vai trò của DN nội trong sự phát triển của nền kinh tế nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung?
Tương lai của đất nước, sự thịnh vượng của đất nước phụ thuộc vào sự thịnh vượng của DN. Chìa khóa hy vọng của nền kinh tế Việt Nam chính là sự phát triển của DN. Tôi vẫn muốn gọi DN nội là đàn rồng Việt, và chỉ khi nào toàn dân làm kinh tế, chỉ khi nào chúng ta có một đàn rồng Việt làm kinh tế thì thì đất nước ta mới hóa rồng hóa hổ. Tuy nhiên, trong môi trường đầu tư kinh doanh, có lúc chúng ta đã không đối xử bình đẳng, coi nhẹ DN nội, đề cao DN ngoại, có những địa phương cho dù dự án của DN ngoại lớn - nhỏ, công nghệ cao - thấp như thế nào cũng được coi trọng, nhưng với DN nội đôi khi “bụt chùa nhà không thiêng”, dù dự án của họ mang lại giá trị gia tăng và công ăn việc làm lớn hơn. Do đó, nhận thức là thứ cần phải thay đổi. Việc xây dựng đàn rồng Việt, nâng niu đàn rồng Việt để họ trở thành những DN dân tộc, doanh nhân dân tộc, trở thành lực lượng dẫn dắt sẽ tạo ra sự phát triển vững chắc, sự tự chủ của nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, sự tự chủ của nền kinh tế là vấn đề hết sức quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Đàn rồng Việt sẽ là lời giải cho bài toán này, họ sẽ là lực lượng vừa đem lại sự thịnh vượng, vừa đem lại sự tự chủ cho nền kinh tế. Phát triển DN dân tộc không chỉ là vấn đề về kinh tế, mà còn là màu cờ sắc áo, là vấn đề chủ quyền của của Việt Nam.
Theo ông, nhà nước cần làm gì để ngày càng có nhiều DN lớn, thay vì đa phần là DNNVV như hiện nay?
Chúng ta hiện có khu vực kinh tế tư nhân rất đông đảo, bao gồm DN và hộ kinh doanh. Nhưng vấn đề quan trọng không phải là số lượng DN mà là chất lượng DN. Chúng ta chưa có nhiều DN lớn, DN mạnh và thiếu các DN vừa. Vấn đề là chúng ta không phải cố gắng để tăng số lượng DN, mà phải nỗ lực nâng cấp chất lượng DN và phải hỗ trợ cho việc ngày càng có nhiều DN lớn và DN vừa. Định hướng chính sách phải nâng cao chất lượng và quy mô của DN. Bên cạnh việc hỗ trợ thúc đẩy phát triển DN nhỏ, việc hỗ trợ để hình thành nhiều DN lớn và DN vừa là vấn đề hệ trọng, bởi đây là lực lượng sẽ xây dựng và thúc đẩy nền kinh tế. Nhưng hỗ trợ DN lớn như thế nào? Chắc chắn không phải như hỗ trợ cho DNNVV. Các DN lớn cho rằng, họ không cần hỗ trợ về tiền bạc mà cái họ cần nhất là sự hỗ trợ về thể chế, môi trường kinh doanh.
Các doanh nhân lớn với những dự án đầu tư trong hàng thập kỷ họ cần môi trường kinh doanh ổn định, trong đó an toàn trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu bên cạnh những nỗ lực để thuận lợi hóa hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Chúng ta vẫn nói “làm tổ” cho “đại bàng” nội, phải chăng chính là tạo môi trường cho DN cảm thấy thuận lợi, bình đẳng trong kinh doanh và được coi trọng. Tôi cho rằng, làm tổ cho “đại bàng” nội hay tạo không gian cho đàn rồng Việt, trước hết phải trọng doanh nhân, bởi doanh nhân là tài sản của quốc gia. Tôi đã từng rất nhiều lần nói rằng, nếu kỳ thị doanh nhân là sự thất bại của một dân tộc. Nếu muốn biết một cuộc chiến tranh thành hay bại thì hãy nhìn vào đôi mắt của người mẹ tiễn con ra trận. Còn hiện nay, nếu muốn biết công cuộc chinh phục hóa rồng hóa hổ, công cuộc trở thành quốc gia thịnh vượng vào năm 2045 có thành không hay không thì phải nhìn vào thái độ của Nhà nước và xã hội nhìn vào doanh nhân. Nếu xã hội nhà nước tôn trọng doanh nhân thì đất nước sẽ phát triển. Đây là nền tảng đầu tiên cho sự phát triển của DN.
Vậy theo ông, cần có cơ chế đặc biệt gì để hỗ trợ các DN tư nhân lớn?
Gần đây chúng ta có đặt vấn đề có thể có chính sách đặc biệt đối với các DN tư nhân lớn hay không. Cá nhân tôi cho rằng, chúng ta hãy xây dựng một cộng đồng trách nhiệm giữa DN tư nhân và Chính phủ, và thực hiện phương thức đối tác công - tư trong mọi lĩnh vực phát triển. DN tư nhân chung tay với Nhà nước để phát triển và xây dựng các chương trình, các dự án đối tác công – tư, đó chính là cách mà chúng ta hỗ trợ cho các DN tư nhân phát triển, chứ không phải là cách mà chúng ta đưa ra các tuyên ngôn hay các chính sách riêng biệt cho các DN lớn, bởi nếu làm thế, dường như chúng ta đang đi ngược lại với yêu cầu đảm bảo sự bình đẳng trong kinh doanh giữa DN lớn và DNNVN, DN nội và DN ngoại.
Nếu chúng ta xây dựng được các chương trình, các dự án đối tác công – tư và kéo được các DN tư nhân lớn vào đây, đồng thời, nếu chúng ta “kéo” được Nhà nước tham gia vào các dự án của các DN tư nhân lớn bằng những hình thức thích hợp thì đây là cách yểm trợ rất tốt cho DN mà không trái với quy tắc của hội nhập cũng như nguyên tắc của sự bình đẳng. Lấy ví dụ, những năm 60-70 thế kỷ trước, nền công nghiệp bán dẫn của Hoa Kỳ được dẫn dắt bởi kinh tế tư nhân, nhưng khi nền công nghiệp này đứng trước nguy cơ có thể không đứng vững được trước sự cạnh tranh của ngành công nghiệp bán dẫn Nhật Bản thì Chính phủ Hoa Kỳ đã hỗ trợ bằng cách thực hiện một loạt hợp đồng với các DN trong ngành này thông qua sự hợp tác với Hiệp hội DN bán dẫn Hoa Kỳ để nâng cao sức cạnh tranh của họ. Nhờ đó, họ đã giành lại được thế thượng phong trong cuộc cạnh tranh trên trường quốc tế. Mọi lĩnh vực phát triển của kinh tế tư nhân đều có thể áp dụng phương thức này. Sự chung tay của Nhà nước trong các chương trình đối tác công - tư trong các ngành công nghiệp như ô tô, hàng không và các ngành công nghiệp khác đều có thể áp dụng công thức này. Tỉnh Quảng Ninh là một ví dụ điển hình trong phát triển phương thức hợp tác công - tư. Hợp tác công - tư không chỉ trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng hay phát triển dịch vụ công, mà còn được áp dụng trong xây dựng các nền tảng công nghiệp, những ngành công nghiệp mũi nhọn của địa phương này. Như vậy khái niệm hợp tác công tư cần phải được mở rộng. Đối tác công - tư là sự cộng sinh, là sự chung tay của Nhà nước và tư nhân trong sự phát triển của các ngành công nghiệp quan trọng, các lĩnh vực dịch vụ quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Đó là công thức mà VCCI đang xây dựng.
Tôi nghĩ đây là thời điểm thích hợp để chúng ta nhìn nhận lại vai trò của các DN tư nhân lớn và xây dựng một chương trình đồng hành, yểm trợ cho các DN tư nhân lớn, tìm ra giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của DN dân tộc trong cuộc chơi sòng phẳng với các DN ngoại. Chúng ta mong sẽ có điệu nhảy hài hòa giữa DN dân tộc và các con chim “đại bàng” ngoại, đem lại lợi ích cho cả hai bên.
Trân trọng cảm ơn ông!
Hiện VCCI đang chủ trì đề án hợp tác công - tư, chúng tôi sẽ mời các DN tư nhân lớn chung tay nghiên cứu, thúc đẩy những ngành công nghiệp nền tảng, mũi nhọn, qua đó, đảm bảo sự tự chủ của đất nước. Đó không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước mà còn là nhiệm vụ của các DN tư nhân.
|
Tin liên quan
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu nỗ lực để sẵn sàng triển khai hiệu quả mô hình tổ chức mới
09:46 | 21/12/2024 Hải quan
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics