Vụ buôn lậu nghìn tỷ liên quan đến Thuduc House được triệt phá thế nào?- Bài 1: Hành trình giải mã các ẩn số
Hải Phòng: Khởi tố vụ buôn lậu tàu CHUNG CHING trị giá hơn 10 tỷ đồng | |
Khởi tố 3 vụ buôn lậu, nhập hàng cấm do Hải quan Nội Bài bắt giữ | |
Bắt giữ 11 đối tượng liên quan đến buôn bán sừng tê giác |
Kết quả xác minh, điều tra về Thuduc House đã phát hiện nhiều sai phạm. |
Vụ án bắt đầu từ tháng 9/2019, khi triển khai các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan tại địa bàn sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TPHCM), Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam (Đội 3, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) phát hiện một số doanh nghiệp có số lượng hàng xuất khẩu và trị giá rất cao, có nhiều dấu hiệu bất thường, nghi vấn vi phạm pháp luật.
Thổi giá hàng xuất khẩu để chiếm dụng tiền thuế
Đi sâu phân tích số liệu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn, cơ quan Hải quan thấy nổi lên những bất thường liên quan đến 2 doanh nghiệp là Thuduc House và Công ty CP Thương mại Sài Gòn Tây Nam.
Từ năm 2017 đến tháng 9/2019, hai công ty này có số lượng hàng xuất khẩu lớn, trị giá lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu linh kiện điện tử gồm chíp, RAM, bo mạch…, là hàng nhỏ gọn nhưng có giá bán, xuất khẩu rất cao. Sau khi hoàn thành thủ tục xuất khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu đã được cơ quan thuế nội địa hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Từ đây, những nghi vấn được đặt ra như: doanh nghiệp mua bán hàng hóa lòng vòng và đẩy giá hàng hóa lên cao nhằm chiếm đoạt tiền thuế GTGT qua việc hoàn thuế; nghi vấn về giao dịch chuyển tiền bất hợp pháp từ nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại; nghi vấn về việc mua bán, sử dụng hóa đơn GTGT bất hợp pháp.
Trước tình hình đó, Cục Điều tra chống buôn lậu đã chủ động chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai các hoạt động nghiệp vụ. Đó là, tiến hành thu thập hồ sơ, xác minh thông tin đối với Thuduc House và Công ty CP Thương mại Sài Gòn Tây Nam. Ban hành công văn cảnh báo gian lận với hàng xuất khẩu, trong đó chú ý các mặt hàng như linh kiện điện tử, máy móc, hàng công nghệ cao… của nước ngoài, những loại hàng ít được sản xuất, gia công hay tác động vào sản phẩm để tạo ra giá trị gia tăng tại Việt Nam.
Ngày 18/11/2019, Cục Điều tra chống buôn lậu ban hành Quyết định 21/QĐ-ĐTCBL xác lập chuyên án số ĐT919 để đấu tranh làm rõ với nghi vấn vi phạm pháp luật của 2 công ty nêu trên. Trong đó, Đội 3 được giao chủ trì, xây dựng kế hoạch và thực hiện các nhiệm vụ của chuyên án.
Chiếm dụng hàng trăm tỷ đồng tiền thuế
Sau khi xác lập chuyên án, Cục Điều tra chống buôn lậu chỉ đạo Đội 3 khẩn trương tập trung lực lượng, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành thực hiện các nhiệm vụ chuyên án.
Kết quả xác minh, điều tra về Thuduc House cho thấy, Công ty đã làm việc, thoả thuận về việc Công ty TNHH An Lành Phát mua hàng hoá là linh kiện điện tử tại thị trường Việt Nam, bán cho Công ty CP Thuduc House Wood Trading (là công ty con của Thuduc House). Tiếp đó, Công ty CP Thuduc House Wood Trading bán lại cho Thuduc House làm thủ tục xuất khẩu ra nước ngoài.
Trong khi đó, để có hàng bán cho Công ty CP Thuduc House Wood Trading theo hợp đồng đã ký kết, Công ty TNHH An Lành Phát lại mua linh kiện điện tử từ 4 công ty khác ở trong nước.
Về các đối tác nước ngoài mua hàng của Thuduc House gồm: DS… Logistics Co,.Ltd; RO… Import Export Co,.Ltd; ME… Import Export Co,.Ltd; AK… Plc. Việc thanh toán được thực hiện chủ yếu qua một ngân hàng có trụ sở tại TPHCM. Số lượng hàng xuất khẩu đến tháng 8/2019 tổng cộng gồm 499 tờ khai, trị giá gần 223 triệu USD (tương đương hơn 5.200 tỷ đồng).
Sau khi hoàn tất thủ tục xuất khẩu, Thuduc House làm thủ tục hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế TPHCM. Từ tháng 2/2018 đến tháng 8/2019 Công ty đã được hoàn thuế 17 lần với số tiền gần 261 tỷ đồng.
Đối với Công ty CP thương mại Sài Gòn Tây Nam, đây là doanh nghiệp có hoạt động mua, xuất khẩu các loại chip điện tử từ tháng 3/2018. Công ty đã ký hợp đồng mua các mặt hàng là linh kiện điện tử từ nhiều doanh nghiệp khác nhau.
Hàng hóa sau khi mua được Công ty CP Thương mại Sài Gòn Tây Nam làm thủ tục xuất khẩu cho các đối tác nước ngoài, không qua bất kỳ công đoạn sản xuất nào. Các công ty giao hàng cho Công ty CP Thương mại Sài Gòn Tây Nam tại sân bay để xuất khẩu ra nước ngoài.
Đối tác nước ngoài của Công ty CP Thương mại Sài Gòn Tây Nam gồm: L… Enterprise Inc và A… Import Export Inc ở Mỹ; DS… Logistics Co,.Ltd; và RO… Import Export Co,.Ltd ở Campuchia; H… Trading Private Co,.Ltd ở Singapore. Việc thanh toán cũng được thực hiện chủ yếu qua ngân hàng mà Thuduc House giao dịch.
Đến tháng 5/2020, Công ty CP Thương mại Sài Gòn Tây Nam đã làm thủ tục xuất khẩu 141 tờ khai, trị giá hàng hóa hơn 1.645 tỷ đồng. Sau khi hoàn tất thủ tục xuất khẩu, Công ty làm thủ tục hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Tây Ninh. Đến tháng 7/2019, số tiền thuế Công ty đã được hoàn là gần 75,6 tỷ đồng.
“Doanh nghiệp ma” và những dòng tiền bí ẩn
Để điều tra vụ án, lực lượng Hải quan tiến hành xác minh thông tin tại cơ quan Thuế nội địa, cơ quan Công an. Đáng chú ý, các công ty đối tác trong nước mua bán hàng hóa với Thuduc House và Công ty CP Thương mại Sài Gòn Tây Nam đều không có trụ sở tại địa chỉ ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Mặt khác, thông tin tra cứu trên trang Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (của Bộ Kế hoạch và Đầu tư), các công ty này thường xuyên thay đổi thông tin về địa chỉ trụ sở chính, thông tin về chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật, thông tin về nơi đăng ký quản lý thuế…
Quá trình điều tra, Cục Điều tra chống buôn lậu đã phát hành các văn bản đề nghị 18 ngân hàng thương mại cổ phần nơi các doanh nghiệp mở tài khoản phối hợp cung cấp thông tin theo quy định. Kết quả đã thu thập được 113 tài khoản của hàng chục doanh nghiệp và cá nhân với số lượng chứng từ lên đến hàng nghìn trang.
Trên cơ sở tài liệu do ngân hàng cung cấp, Cục Điều tra chống buôn lậu đã nghiên cứu, tìm sơ đồ dòng tiền từ nước ngoài chuyển vào tài khoản của các doanh nghiệp xuất khẩu, sau đó được chuyển tiếp đến các tài khoản khác để xác định mối quan hệ giữa các doanh nghiệp, cá nhân có liên quan đến hoạt động xuất khẩu.
Dấu hiệu làm giả tài liệu
Qua nghiên cứu hồ sơ thu thập được từ các công ty, Đội 3 nhận thấy, trong một số tài liệu thu thập được có hình dấu và chữ ký của đối tác nước ngoài có dấu hiệu được chỉnh sửa. Cụ thể, hình dấu và chữ ký có nhiều điểm giống nhau nhưng kích thước to, nhỏ khác nhau. Theo kết luận giám định của Phân viện Khoa học Hình sự phía Nam (C09B, Bộ Công an), trên một số tài liệu có hình dấu và chữ ký có cùng nguồn gốc, tuy nhiên đã bị chỉnh sửa nên kích thước của hình dấu và chữ ký không đều.
Như vậy, tài liệu đã được các đối tượng làm giả bằng việc dùng thủ thuật tin học để cắt hình chữ ký và hình dấu từ một tài liệu khác, chỉnh sửa kích thước và dán vào file hợp đồng soạn thảo trên máy tính, sau đó in ra.
Cùng với đó, Cục Điều tra chống buôn lậu đã gửi văn bản đề nghị cơ quan Hải quan nước ngoài xác minh một số lô hàng xuất khẩu sang Hồng Kông (Trung Quốc) và Campuchia. Theo Hải quan Hồng Kông, cả 3 lô hàng xuất khẩu mà Hải quan Việt Nam cần xác minh của Thuduc House đều không được nhập khẩu vào thị trường này. Trong khi Hải quan Campuchia xác nhận tất cả lô hàng xuất khẩu của Công ty CP Thương mại Sài Gòn Tây Nam đều không được nhập khẩu vào Campuchia. Đặc biệt, phần lớn đối tác mua hàng đều không tồn tại ở Campuchia.
Lộ rõ nhiều thông tin quan trọng
Quá trình nghiên cứu hồ sơ và khai thác dữ liệu trên hệ thống thông tin của Ngành, Đội 3 đã báo cáo lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu tiến hành xác minh mở rộng đối với các doanh nghiệp có liên quan.
Theo đó, năm 2019, có 29 doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu mặt hàng linh kiện điện tử, số lượng 7.670.075 sản phẩm, tổng trị giá gần 203,5 triệu USD. Từ 1/1/2020 đến 31/5/2020, có 16 doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng linh kiện điện tử, số lượng 2.431.020 sản phẩm, tổng trị giá gần 96,5 triệu USD.
Tổng cộng, trong năm 2019 và 2020 xác định có 32 doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu mặt hàng này. Kết quả điều tra cho thấy 19 công ty không có hoạt động, không treo biển hiệu của công ty tại địa chỉ đăng ký kinh doanh, 5 công ty đăng ký địa chỉ kinh doanh không có thật, 4 công ty đặt văn phòng ảo.
Như vậy, trong một khoảng thời gian ngắn, Đội 3 đã chủ động, đồng loạt triển khai thực hiện các nhiệm vụ đấu tranh chuyên án và đạt được những kết quả ban đầu hết sức quan trọng. Đó là, đã thu thập thông tin, chứng từ (hợp đồng, hóa đơn GTGT) về tình hình mua mặt hàng “linh kiện điện tử” của các doanh nghiệp trong nước để xuất khẩu (thông tin “đầu vào” của hàng hóa xuất khẩu). Thu thập thông tin, hồ sơ xuất khẩu cho đối tác nước ngoài của Thuduc House và Công ty CP Thương mại Sài Gòn Tây Nam (thông tin về “đầu ra” của hàng hóa xuất khẩu).
Thu thập thông tin, chứng từ về việc Thuduc House và Công ty CP Thương mại Sài Gòn Tây Nam lập hồ sơ hoàn thuế GTGT và được các cơ quan Thuế hoàn thuế với số tiền rất lớn.
Ngoài ra, các kết quả quan trọng khác là: thu thập chứng từ giao dịch qua ngân hàng giữa các công ty ở trong nước và giữa các công ty trong nước với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài; phát hiện, trưng cầu giám định, chứng minh hành vi làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức; đề nghị cơ quan Hải quan nước ngoài xác minh về các đối tác nước ngoài và một số lô hàng xuất khẩu, làm rõ các lô hàng xuất khẩu của 2 công ty không được các đối tác nước ngoài làm thủ tục nhập khẩu. Đồng thời, tổ chức xác minh, làm rõ về địa chỉ đặt trụ sở và tình hình hoạt động của 32 doanh nghiệp trong nước có nghi ngờ.
Bài 2: Phối hợp “cất vó”
Khởi tố 21 bị can với nhiều tội danh
Từ công tác phối hợp với lực lượng Hải quan trong đấu tranh, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã và đang điều tra vụ án “Buôn lậu; Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại TPHCM, các tỉnh phía Nam và một số đơn vị liên quan; vụ án đến cuối tháng 11/2021 đã khởi tố 21 bị can về các nhóm tội danh nêu trên. Kết quả điều tra xác định, Trịnh Tiến Dũng (sinh năm 1973) là đối tượng chủ mưu, cầm đầu, tổ chức, chỉ đạo các đối tượng tại Việt Nam và nước ngoài sử dụng Chứng minh nhân dân giả để thành lập hàng trăm doanh nghiệp ở Việt Nam, ký giả chữ ký giám đốc để mở tài khoản ngân hàng, lập hợp đồng mua bán, xuất nhập khẩu CD Rom chứa phần mềm và linh kiện điện tử (hàng giả, hàng nhái, hàng đã qua sử dụng...) với các công ty nước ngoài (gồm: Mỹ, Hồng Kông (Trung Quốc), Campuchia, Singapore, Malaysia... do Trịnh Tiến Dũng điều hành) để hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép 53.562.704,9 USD ra nước ngoài. Đồng thời lợi dụng chính sách về khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu linh kiện điện tử có thuế suất bằng 0%, tạo dựng hồ sơ mua bán trong nước và xuất khẩu linh kiện điện tử có giá trị chênh lệch rất lớn, móc nối với các đối tượng tại Công ty CP Thương mại Sài Gòn Tây Nam lập hồ sơ hoàn thuế GTGT chiếm đoạt hơn 153 tỷ đồng tại Cục Thuế Tây Ninh và móc nối với các đối tượng tại Thuduc House lập hồ sơ hoàn thuế GTGT chiếm đoạt gần 365,6 tỷ đồng tại Cục Thuế TPHCM. Quá trình điều tra mở rộng vụ án, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an làm rõ một nhóm các đối tượng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc hoàn thuế GTGT, đã khởi tố, bắt tạm giam đối với: Nghiêm Nhật Nam (Tổng giám đốc Công ty CP Thương mại Sài Gòn Tây Nam) và Nguyễn Thùy Quyên (Trưởng Phòng Kinh doanh Công ty CP Thương mại Sài Gòn Tây Nam) về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015”. Ngày 23/11/2021, C03 ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh khám xét và Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với: Nguyễn Vũ Bảo Hoàng (Tổng giám đốc Thuduc House), Nguyễn Ngọc Trường Chinh (Phó Tổng giám đốc Thuduc House), Nguyễn Thị Bích Ngọc (Trưởng Phòng Xuất nhập khẩu Thuduc House, kiêm Giám đốc Công ty CP Thuduc Wood), Quan Minh Tuấn (Kế toán trưởng Thuduc House) và Nguyễn Văn Lành (Giám đốc Công ty TNHH Thương mại An Lành Phát và Công ty TNHH Bình Thạnh) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015. Sau khi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn các Quyết định và Lệnh nêu trên, C03 đã thi hành các thủ tục tố tụng đối với các bị can, đảm bảo đúng quy định pháp luật. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã truy nã quốc tế và đang tổ chức truy bắt đối với Trịnh Tiến Dũng để điều tra làm rõ và mở rộng vụ án; đồng thời kê biên, phong tỏa, thu hồi nhiều tài sản cho nhà nước.
|
Tin liên quan
Tăng cường chống buôn lậu đối với hàng hóa mua bán qua thương mại điện tử
09:11 | 18/12/2024 An ninh XNK
Lạng Sơn quyết liệt chống buôn lậu, gian lận thương mại
11:50 | 15/12/2024 An ninh XNK
Hợp tác chống buôn lậu, ma túy ở biên giới, cửa khẩu
14:00 | 13/12/2024 An ninh XNK
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
08:48 | 23/12/2024 Multimedia
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
08:43 | 23/12/2024 Hải quan
Hải quan Móng Cái tiếp tục giữ vị trí quán quân chỉ số năng lực cạnh tranh
10:56 | 21/12/2024 Hải quan
Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu nỗ lực để sẵn sàng triển khai hiệu quả mô hình tổ chức mới
09:46 | 21/12/2024 Hải quan
Hải quan Tây Ninh: Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao
21:48 | 20/12/2024 Hải quan
Đảng bộ Cục Hải quan Quảng Ninh thực hiện thắng lợi, toàn diện mọi mặt công tác
20:53 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Nam Giang đưa máy soi hành lý vào hoạt động
18:25 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Hà Tĩnh tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy theo chủ trương đề ra
16:20 | 20/12/2024 Hải quan
PHOTOS: Nhọc nhằn đường lên cửa khẩu quốc tế Nam Giang
16:05 | 20/12/2024 Hải quan
Cao Bằng: Hải quan Tà Lùng thu ngân sách hơn 770 tỷ đồng tăng 38%
14:50 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Lạng Sơn bám sát thực tiễn để hoàn thành nhiệm vụ được giao
14:17 | 20/12/2024 Hải quan
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 2: Đòi hỏi cấp thiết về hệ thống công nghệ thông tin mới
07:47 | 20/12/2024 Hiện đại hóa hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics