Việt Nam vững vàng hội nhập kinh tế quốc tế
Kinh tế Việt Nam vững vàng trong “giông bão” | |
Kinh tế Việt Nam sẵn sàng phục hồi trong bối cảnh bất ổn của kinh tế toàn cầu | |
Kinh tế Việt Nam đang dần trở lại “đường đua” |
Dệt may là một trong những ngành hàng tận dụng tương đối tốt cơ hội từ các FTA. Ảnh: Nguyễn Thanh |
“Gặt trái ngọt” từ CPTPP, EVFTA
FTA là nét chủ đạo trong hội nhập kinh tế quốc tế và XNK của Việt Nam thời gian qua. Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, Việt Nam ngày càng có nhiều lợi thế từ hội nhập. Nhận thấy rõ nhất là thông qua việc đàm phán, ký kết và thực thi có hiệu quả các FTA, Việt Nam đã cải thiện đáng kể việc tiếp cận thị trường XK, tạo thêm việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững hơn.
Thời gian qua, Việt Nam đã chủ động, tích vực tham gia vào các thiết chế kinh tế đa phương và khu vực. Các dấu mốc quan trọng như: gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN - năm 1995); là thành viên sáng lập của Diễn đàn kinh tế Á - Âu (ASEM - năm 1998); trở thành thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC - năm 1998) và đặc biệt là gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO - năm 2007), đánh dấu sự hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu. |
Minh chứng rõ nét trong 2 năm gần đây (2020 - 2021), mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, song kim ngạch XNK của Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng cao. Năm 2020, XNK đạt trên 545 tỷ USD, trị giá xuất siêu hơn 19 tỷ USD, lớn nhất từ trước cho đến thời điểm đó. Năm 2021, XNK vượt mốc 660 tỷ USD, xuất siêu 4 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Bước sang 7 tháng năm 2022, kết quả thu về vẫn khá khả quan với tổng kim ngạch XNK ước đạt 431,94 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước.
Nhấn mạnh những tác động của các FTA về khía cạnh kinh tế rất nổi bật, TS. Lê Huy Khôi, Trưởng phòng Quản lý khoa học và Đào tạo sau đại học, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương (Bộ Công Thương) phân tích: ngoài thúc đẩy XK, các FTA góp phần quan trọng trong việc tạo môi trường đầu tư thông thoáng, từ đó thu hút nhiều tập đoàn, nhà đầu tư lớn, có tiềm năng từ các nước trong khu vực và thế giới đầu tư vào Việt Nam. Đáng lưu ý là đã xuất hiện xu hướng tăng tốc đầu tư vào Việt Nam thông qua dự án công nghệ cao, xây dựng “cứ điểm” sản xuất hiện đại của giới đầu tư quốc tế.
Phân tích về mức độ tận dụng của một trong những FTA thế hệ mới đình đám nhất thời gian qua là CPTPP, bà Võ Hồng Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu, châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết, kể từ khi CPTPP có hiệu lực đối với Việt Nam (từ 14/1/2019-PV), hàng hoá XK sang các nước thành viên tăng trưởng nhảy vọt, đặc biệt ở khu vực châu Mỹ. Ví dụ, XK sang Canada năm 2021 đạt 5,3 tỷ USD, tăng 20,8% so với năm 2020 và tăng 75% so với thời điểm trước khi CPTPP có hiệu lực. Tương tự, đối với Mexico, năm 2021, XK sang thị trường này đạt 4,6 tỷ USD, tăng trên 100% so với thời điểm trước khi CPTPP có hiệu lực. “Các DN Việt Nam hiện nay đang khai thác tương đối tốt các ưu đãi của CPTPP”, bà Võ Hồng Anh nói.
Với EVFTA, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) nhìn nhận: là FTA chất lượng cao với những cam kết sâu rộng, EVFTA đã góp phần giúp DN Việt Nam đứng vững trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát. Ngay từ năm đầu thực thi EVFTA (từ tháng 8/2020 đến hết tháng 7/2021), kim ngạch XK của Việt Nam sang thị trường EU đã đạt 39,75 tỷ USD, tăng 6,2%; kim ngạch NK đạt 16,51 tỷ USD, tăng hơn 24% so với trước khi có hiệp định. Bước vào năm thực thi thứ hai (từ tháng 8/2021 đến hết tháng 5/2022), kim ngạch XK của Việt Nam đạt 36,8 tỷ USD, tăng 39,17% so với cùng kỳ năm trước đó; kim ngạch NK đạt 13,94 tỷ USD, giảm 32%.
Tăng tính chủ động của doanh nghiệp
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, đặc biệt là tận dụng cơ hội từ các FTA, DN Việt cũng đối mặt không ít khó khăn, thách thức. Ông Lương Hoàng Thái phân tích, với EVFTA, DN gặp rất nhiều khó khăn do yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, mức độ an toàn của sản phẩm. Mặt khác, DN còn thiếu thông tin về quy định, yêu cầu trong nước của phía NK, biện pháp đối phó với vụ kiện thương mại cũng như thiếu liên kết với DN cùng ngành hàng để đảm bảo đa dạng mặt hàng, sản lượng và giảm chi phí XK… “Do đó, DN cần bám sát và cập nhập thông tin thường xuyên để kịp thời đáp ứng”, ông Lương Hoàng Thái nói.
Từ góc độ DN, ngành hàng, đáp ứng quy tắc xuất xứ của các FTA, điển hình như CPTPP là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Ông Lương Đức Long, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết: đối với ngành sản xuất xi măng, phần lớn các nguyên liệu đầu vào đều sử dụng nguyên, nhiên liệu tại chỗ.
“Thông tin về quy trình, thủ tục, hồ sơ như thế nào hiện nay các DN trong ngành cũng chưa nắm được đầy đủ. Vì vậy, rất mong các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan chuyên môn hỗ trợ DN để thực hiện được chuẩn mực quy tắc xuất xứ, XK xi măng tới các nước thuộc CPTPP và các thị trường khác”, ông Lương Đức Long nói.
Bên cạnh sự trợ lực từ cơ quan quản lý nhà nước, theo bà Trần Thị Lan Anh, Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đứng trước “cánh cửa” hội nhập, sự chủ động của mỗi DN hết sức quan trọng. DN cần chủ động tìm hiểu kỹ cam kết trong các FTA, điển hình như RCEP; chủ động chuẩn bị, hành động phù hợp để tận dụng tối đa các cơ hội cũng như xử lý các thách thức nếu xảy ra. “Quan trọng nhất là DN cần tập trung nâng cao năng lực nhằm có đủ nền tảng, sức mạnh để cạnh tranh trong hoàn cảnh hội nhập”, bà Lan Anh nói.
Xung quanh câu chuyện hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy XNK của Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nêu rõ, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tập trung hỗ trợ DN khai thác tốt các FTA đã ký kết để tăng tốc sản xuất, XK; hướng dẫn các DN chủ động tận dụng cơ hội khi nhu cầu thế giới đang tăng đối với các sản phẩm, hàng hóa Việt Nam có thế mạnh…
Ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam: Đổi mới năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm Trong bất kỳ FTA nào, mục tiêu cũng là mở rộng thị trường, đẩy mạnh thương mại của các nước tham gia. DN muốn tận dụng cơ hội cần có sự chủ động, tích cực nắm bắt, nghiên cứu thị trường, văn hóa tiêu dùng cũng như các tiêu chuẩn, hàng rào kỹ thuật của các nền kinh tế. Ví dụ với CPTPP, DN muốn khai thác thị trường các nước thành viên buộc phải đổi mới năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm; nhất là nắm rõ các quy định về quy tắc xuất xứ; cải thiện, đầu tư công nghệ sản xuất… Về phía cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan nhà nước trong ngành Công Thương phải đi đầu trong việc nhanh chóng cung cấp đầy đủ thông tin để DN tận dụng, khai thác được những quy định có lợi của CPTPP, đặc biệt là nội dung yêu cầu cao về quy tắc xuất xứ, phòng vệ thương mại, các tiêu chuẩn vệ sinh, kiểm dịch, đầu tư, sở hữu trí tuệ,… Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam: Các FTA chính là động lực để ngành da giày vượt qua thách thức Thời gian qua, tăng trưởng XK của ngành da giày vào các thị trường trọng điểm, đặc biệt là các thị trường có FTA duy trì tốc độ khá tốt. Các FTA chính là động lực để ngành da giày vượt qua thách thức từ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên, việc đàm phán thành công các FTA, điển hình như UKVFTA, mở cửa thị trường là thành công bước đầu; bước tiếp theo là phải cùng nhau đẩy mạnh năng lực thực thi. Không chỉ với UKVFTA nói riêng mà với các FTA nói chung, sau khi FTA có hiệu lực nên có đánh giá để tiếp tục cải thiện và hỗ trợ DN kịp thời. Việc đánh giá này có thể tiến hành hàng năm hoặc theo chu kỳ 3-5 năm, thấy được hiệu quả mang lại, từ đó sẽ đưa ra những chính sách mới nhằm cải thiện việc tận dụng. Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An: Cần hợp sức tạo thương hiệu gạo Việt tại thị trường EU Kể từ khi EVFTA có hiệu lực đến nay, XK gạo của Công ty Trung An sang thị trường EU đã gia tăng đáng kể. EU trở thành thị trường chính của DN và gạo chất lượng cao là mặt hàng chủ lực Công ty XK sang thị trường này. Mỗi năm EU NK 2 triệu tấn gạo, song thực tế gạo Việt tại thị trường EU vẫn chiếm thị phần rất nhỏ. Có thể thấy ngành gạo Việt Nam vẫn chưa tận dụng được hết hiệu quả của EVFTA. Nguyên nhân là do văn hoá thương mại của các DN Việt Nam. Nếu ở thị trường EU chỉ có thương hiệu gạo Trung An thì chưa thể tạo dựng được thương hiệu gạo Việt Nam. Do vậy, cần có một chương trình hợp tác, các DN Việt Nam cần hợp sức tạo dựng thương hiệu gạo Việt Nam ở thị trường EU. Ví dụ như làm tốt công tác truy xuất nguồn gốc, cấp mã số vùng trồng đạt tiêu chuẩn châu Âu…, hạn chế những vụ việc hàng hoá bị trả về do vi phạm các tiêu chuẩn ở thị trường này. Uyển Như (ghi) |
Tin liên quan
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics