Việt Nam tham gia công ước thuế tối thiểu toàn cầu một cách tích cực
Bộ Tài chính đang khẩn trương triển khai xây dựng nghị định quy định chi tiết các nội dung về thực hiện thuế TTTC tại Việt Nam. Ảnh minh hoạ: ST |
122 doanh nghiệp FDI tại Việt Nam chịu ảnh hưởng
Từ ngày 1/1/2024, Việt Nam sẽ áp thuế TTTC với mức thuế suất áp dụng là 15% với các doanh nghiệp đa quốc gia có tổng doanh thu hợp nhất từ 750 triệu euro (khoảng 800 triệu USD) trở lên trong 2 năm của 4 năm liền kề. Các nhà đầu tư thuộc diện chịu thuế sẽ buộc phải nộp thuế TTTC tại Việt Nam. Việc áp thuế TTTC sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong thời gian hưởng ưu đãi miễn giảm thuế, có thuế suất thực tế thấp hơn 15%. Việc Việt Nam khẳng định áp dụng thuế TTTC để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong bối cảnh các nước có vốn đầu tư ra nước ngoài về cơ bản sẽ áp dụng thuế TTTC từ năm 2024 để thu thêm phần chênh lệch từ mức thuế thực tế so với thuế TTTC (15%), trong đó có các nền kinh tế có số vốn đầu tư lớn vào Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore....
Theo số liệu quyết toán thuế TNDN năm 2022, Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) tính toán sơ bộ có khoảng 122 tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chịu ảnh hưởng của Quy định bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT) và số thuế bổ sung ước tính thu được khoảng 14.600 tỷ đồng. Cũng theo tính toán sơ bộ dựa trên số liệu quyết toán thuế TNDN năm 2022, nếu Việt Nam áp dụng quy định tổng hợp thu nhập chịu thuế tối thiểu (IIR) thì sẽ có 6 tập đoàn của Việt Nam thuộc đối tượng áp dụng và số thuế TNDN bổ sung Việt Nam có thể thu được dự kiến khoảng gần 73 tỷ đồng (trong trường hợp các nước nhận đầu tư không áp dụng QDMTT).
Chia sẻ thông tin về việc áp dụng thuế TTTC tại Việt Nam, ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết, Việt Nam là một thành viên trong chương trình đối phó với các hành vi gây xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã thống nhất chương trình hành động về việc thực hiện các trụ cột của chương trình thuế TTTC.
Qua rà soát và lấy ý kiến cộng đồng DN, Bộ Tài chính đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội nghị quyết về thuế TTTC trong vòng 2 năm tới. Đối tượng áp dụng của nghị quyết này chỉ là các pháp nhân thuộc tập đoàn đa quốc gia có doanh thu toàn cầu trên 750 triệu EUR trở lên trong 2 năm của 4 năm liền kề gần nhất.
Như vậy, theo rà soát, 36.500 DN FDI tại Việt Nam vẫn cơ bản áp dụng theo chính sách ưu đãi hiện tại. Dự kiến có khoảng 122 pháp nhân là DN FDI lớn tại Việt Nam là đối tượng điều chỉnh sẽ chịu tác động của thuế TTTC, áp dụng từ năm tài chính 2024. Chính phủ Việt Nam và cơ quan quản lý sẽ có những điều chỉnh về mức ưu đãi thuế đối với các DN FDI trong thời gian tới.
Khẩn trương triển khai xây dựng nghị định quy định chi tiết
Theo đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm (Đoàn Bắc Giang), Việt Nam đã tham gia công ước thuế TTTC một cách tích cực. Đây là lợi ích quốc gia và nếu như Việt Nam không tham gia, không thực hiện, áp dụng thuế TTTC thì lập tức phần chênh lệch dưới mức thuế TTTC doanh nghiệp cũng không được hưởng, phần chênh lệch này sẽ chuyển về chính quốc của doanh nghiệp đó. Vì vậy, để đảm bảo lợi ích quốc gia, Việt Nam cần có chính sách tham gia thực hiện thuế TTTC ngay từ đầu năm 2024 khi tất cả các nước tham gia công ước hầu như đều thực thi để đảm bảo quyền đánh thuế của mình và lợi ích quốc gia.
Cũng theo đại biểu Trần Văn Lâm, các chính sách thuế TTTC của Việt Nam nằm trong phạm vi OECD quy định. Theo nghiên cứu cho thấy chính sách này chỉ tăng thu chứ không giảm thu. Hơn nữa, phạm vi áp dụng chỉ đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng phải áp dụng, còn doanh nghiệp nhỏ, chưa đến quy mô như quy định sẽ không phải đánh thuế. Đặc biệt, việc áp thuế phải tính bước miễn trừ, miễn giảm trên các yếu tố chi phí, giảm trừ để tính.
Đồng nghĩa với việc áp dụng tất cả những gì OECD cho phép, áp dụng tối đa, theo đó, không "gò" doanh nghiệp phải nộp mức thuế cao mà hạn chế tối đa tác động tới doanh nghiệp qua việc nộp thuế ở mức thấp nhất có thể. Về quản lý thu thuế TTTC, đại biều Trần Văn Lâm cũng nhấn mạnh, hiện nay, Tổng cục Thuế có bộ phận quản lý doanh nghiệp lớn cơ bản đã tập trung vào một đầu mối, do đó việc quản lý thu thuế sẽ rất thuận lợi.
Bên cạnh đó, các đối tượng áp dụng thuế TTTC là những doanh nghiệp đa quốc gia, sản xuất kinh doanh chuyên nghiệp, bài bản nên khâu quản lý thu thuế không quá phức tạp.
Chuyên gia kinh tế TS. Trần Hoàng Ngân cho rằng, lợi ích đầu tiên khi áp dụng thuế TTTC là đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam, đồng thời, Việt Nam sẽ thu được một khoản thuế bổ sung từ thuế TTTC.
Việc áp dụng chính sách này sẽ đảm bảo được sự công bằng, bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI, thể hiện sự tiến bộ và minh bạch trong hệ thống quản lý thuế, môi trường đầu tư kinh doanh tiệm cận với xu thế chung của thế giới trong khi vẫn giữ nguyên được các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp không thuộc đối tượng áp dụng thuế TTTC.
Theo Bộ Tài chính, hiện Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) đang khẩn trương triển khai xây dựng Nghị định quy định chi tiết các nội dung được giao trong Nghị quyết về việc áp dụng thuế TNDN bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu để đảm bảo đầy đủ các căn cứ pháp lý, đồng bộ, thống nhất với quy định tại Nghị quyết để triển khai thực hiện.
Nghị quyết này cũng giao Chính phủ, các bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung, chính sách quy định tại Nghị quyết này; khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bảo đảm cho việc thực hiện Nghị quyết.
Tin liên quan
Vắng bóng các thương vụ "khủng", thị trường IPO ảm đạm nhất trong 9 năm qua
09:17 | 24/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Thu ngân sách sắp hoàn thành dự toán cả năm
13:15 | 11/11/2024 Tài chính
Bổ nhiệm ông Lưu Đức Huy làm Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế phí và lệ phí
20:41 | 25/11/2024 Tài chính
Cơ sở pháp lý để nâng cao chất lượng thẩm định giá
15:47 | 25/11/2024 Tài chính
Cải cách lớn về cơ chế quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
10:22 | 25/11/2024 Tài chính
Thúc đẩy công khai ngân sách cấp huyện
08:13 | 24/11/2024 Tài chính
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
16:14 | 23/11/2024 Tài chính
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
15:13 | 23/11/2024 Tài chính
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
7 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực mang về 234,5 tỷ USD
Bổ nhiệm ông Lưu Đức Huy làm Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế phí và lệ phí
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
Hải quan TPHCM bác bỏ trị giá khai báo trên 8.000 lô hàng nhập khẩu
Sản xuất bền vững sẽ mang lại lợi thế cho hồ tiêu và gia vị Việt Nam
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics