Việt Nam tăng tốc nhập khẩu than cho điện từ Australia, Nam Phi
Bộ Công Thương họp khẩn với EVN, TKV, PVN về cung ứng điện 2022 | |
Cung cấp than cho điện không đạt tiến độ | |
Bộ Công Thương chỉ đạo khẩn trước nguy cơ thiếu than cho điện |
Tình hình cung cấp than còn tiếp tục có nhiều khó khăn trong thời gian tới làm nguy cơ thiếu than dẫn đến thiếu điện từ tháng 4/2022 trở đi là rất hiện hữu. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Theo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), Nam Phi hiện là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại châu Phi. Hai bên còn rất nhiều tiềm năng, dư địa tăng cường kim ngạch thương mại song phương trong thời gian tới.
Phát biểu tại buổi làm việc với ông Mpetjane Kgaogelo Lekgoro, Đại sứ nước Cộng hòa Nam Phi tại Việt Nam ngày 2/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh sản xuất, khôi phục phát triển kinh tế hậu đại dịch Covid-19.
Việt Nam có nhu cầu lớn về nguồn nguyên nhiên vật liệu, trong đó có than. Việc đa dạng hoá và tìm nguồn cung ứng than tiềm năng là yêu cầu cấp thiết của Việt Nam hiện nay.
Đánh giá cao năng lực khai thác và xuất khẩu than của Nam Phi (sản xuất gần 260 triệu tấn năm 2020, trong đó xuất khẩu chiếm khoảng 30%), ông Nguyễn Hồng Diên đề nghị Đại sứ Nam Phi hỗ trợ giới thiệu, kết nối các đối tác tiềm năng của Nam Phi trong lĩnh vực than, khoáng sản với các doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng Công ty Đông Bắc…
Việc kết nối này nhằm đi đến ký kết hợp đồng, đưa các chuyến hàng than về Việt Nam ngay trong tháng 4/2022, tháng 5/2022. Các loại than do Nam Phi sản xuất là than có chất lượng tốt, quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với công nghệ của các nhà máy nhiệt điện than và các ngành sản xuất của Việt Nam.
Ngoài ra, ông Nguyễn Hồng Diên cũng mong muốn hai bên xem xét, sớm thống nhất thời gian ký kết Biên bản ghi nhớ giữa hai Chính phủ về hợp tác trong lĩnh vực khoáng sản giữa hai nước.
Ghi nhận các vấn đề Việt Nam quan tâm, Đại sứ Mpetjane Kgaogelo Lekgoro khẳng định, Đại sứ sẽ về nước công tác và sẽ trao đổi ngay với Bộ Tài nguyên và Khoáng sản Nam Phi về nội dung cung ứng than cho Việt Nam cũng như hỗ trợ kết nối doanh nghiệp xuất nhập khẩu than của hai nước.
Ngoài ra, Đại sứ Mpetjane Kgaogelo Lekgoro cũng đề nghị phía Việt Nam tạo thuận lợi để một số mặt hàng có thế mạnh của Nam Phi có thể tiếp cận thị trường Việt Nam.
Trước đó, trong ngày 1/4, ông Nguyễn Hồng Diên cũng đã tiếp và làm việc với Đại sứ Australia tại Việt Nam Robyn Mudie về kế hoạch nhập khẩu than giúp Việt Nam giữ vững an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.
Đánh giá cao năng lực khai thác và xuất khẩu than đá của Australia (lên tới hơn 200 triệu tấn than/năm với trị giá xuất khẩu khoảng gần 40 tỷ USD/năm), ông Nguyễn Hồng Diên đề nghị Đại sứ Australia hỗ trợ kết nối các nhà cung cấp của Australia với các tổng công ty nhà nước của Việt Nam như TKV, Tổng Công ty Đông Bắc, EVN để cung ứng mỗi năm khoảng 5 triệu tấn than cho sản xuất điện ở Việt Nam.
Lãnh đạo Bộ Công Thương đề nghị Đại sứ hỗ trợ thúc đẩy để tổ chức ngay cuộc họp giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý hai bên, sớm thống nhất các hợp đồng mua bán than, đưa các chuyến hàng than đá từ Austraila về Việt Nam ngay trong tháng 4/2022.
Những ngày gần đây, thông tin về tình hình thiếu than cho sản xuất điện đang được dư luận quan tâm,
Theo EVN, tình hình cung cấp than cho sản xuất điện gần đây gặp rất nhiều khó khăn. Điển hình như vào cuối tháng 3/2022, toàn hệ thống điện quốc gia thiếu hụt tới hơn 3.000 MW nhiệt điện than do thiếu than cho sản xuất điện do nhiều tổ máy nhiệt điện than đã phải dừng và giảm phát.
Ngoài ra, thông tin từ TKV và Tổng Công ty Đông Bắc cho thấy, tình hình cung cấp than còn tiếp tục có nhiều khó khăn trong thời gian tới làm nguy cơ thiếu than dẫn đến thiếu điện từ tháng 4/2022 trở đi là rất hiện hữu.
Đáng chú ý, hệ thống miền Bắc còn tiềm ẩn nguy cơ thiếu công suất đỉnh trong các tháng cuối mùa khô, đầu mùa lũ (các tháng 5/2022, 6/2022, 7/2022).
Nhận định diễn biến mới của tình hình thế giới cũng như khu vực đang cho thấy các vấn đề tồn tại, khó khăn cần được giải quyết, ông Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các đơn vị sản xuất than (TKV và Tổng công ty Đông Bắc), khí (PVN) nâng cao năng lực sản xuất nhiên liệu sơ cấp trong nước; tăng cường ký kết các hợp đồng mua bán than, khí với các đối tác truyền thống và các đối tác mới.
Bên cạnh đó, các tập đoàn nâng cao trách nhiệm trong việc hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để bảo đảm huy động tối đa các nguồn điện; cần giải quyết ngay những vướng mắc trong Hợp đồng mua bán nhiên liệu sơ cấp, mua bán điện giữa các bên.
Tin liên quan
TKV đề xuất đầu tư 2 dự án kho bãi nhập khẩu than tại Quảng Trị
11:14 | 15/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Việt Nam – Australia chia sẻ kinh nghiệm xây dựng sàn giao dịch tín chỉ carbon
20:17 | 10/10/2024 Tài chính
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics