Việt Nam sẽ trở thành 1 trong ba nước xuất khẩu denim hàng đầu thế giới.
Triển lãm Denimsandjeans Việt Nam - lần thứ 3 sẽ diễn ra từ ngày 27 đến 28 tháng 6 tới tại Riverside Palace, TP. HCM. Hơn 40 công ty vải denim (một loại vải được dệt đôi, được dệt từ các sợi cotton thuộc hai màu, trong đó, một là màu trắng và màu còn lại là xanh (kiểu truyền thống) hoặc đen (kiểu cách tân)), đến từ Việt Nam và hơn 10 quốc gia như Ấn Độ, Thuỵ Sỹ, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Hồng Kông, Trung Quốc, Pakistan... sẽ tham gia triển lãm và trình diễn những bộ sưu tập và phát kiến mới nhất của họ. Đây đều là những nhà sản xuất vải denim, sản xuất phụ kiện cũng như các nhà sản xuất hàng may mặc uy tín trong nước và quốc tế.
Triển lãm sẽ giới thiệu các xu hướng theo khu vực - nơi mà các thành tựu mới nhất trong ngành công nghiệp denim được các nhà triển lãm trưng bày, giới thiệu. Có nhiều loại, trong đó khu vực xu hướng đã được phân chia theo các thể loại như: Top Stitched, Two Tone Denim, Laser Art, Mother Earth, We Rock. Đặc biệt, những công nghệ mới tiêu biểu được giới thiệu tại triển lãm như công nghệ in 3D trên denim, các sản phẩm sản xuất theo xu hướng phát triển bền vững như sử dụng ít nước, ít hoá chất...
Bên cạnh đó, trong hai ngày diễn ra sự kiện còn có các buổi thuyết trình và thảo luận chuyên sâu nhằm cung cấp nhiều thông tin đáng giá với diễn giả là các chuyên gia vải denim toàn cầu.
Tại triển lãm, các sinh viên trường Đại học RMIT Việt Nam sẽ giới thiệu một bộ sưu tập chuyên đề Denim Rock N Roll. Đây là lần đầu tiên một bộ sưu tập các sản phẩm may mặc denim của sinh viên RMIT Việt Nam sẽ được giới thiệu.
Năm 2017, triển lãm Denim Việt Nam đã đón tiếp nhiều nhà phân phối hàng đầu thế giới như Inditex (Tây Ban Nha), Hugoboss (Đức), JC Penny (Mỹ), Gap Inc, Coach (Newyork)... Trên 326 người mua hàng đến từ 26 quốc gia trên thế giới đã tham dự triển lãm.
Ông Sandeep Agarwal, cho biết, với việc các hiệp định CPTPP, VN-EU FTA... đã được ký kết, triển lãm Denimsandjeans sẽ giúp thu hút sự quan tâm của thế giới tới ngành dệt may Việt Nam và mở ra cơ hội hợp tác, thu hút đầu tư cho Việt Nam trong lĩnh vực này. Trong những năm gần đây, may mặc denim được phát triển khá nhanh tại Việt Nam và đã được xuất khẩu tới Trung Quốc, Bangladesh, Mexico... Trong 5 năm gần đây, nhiều nhà đầu tư đã đầu tư vào sản xuất denim tại Việt Nam. Do đó, ông Sandeep kỳ vọng trong 3-4 năm tới Việt Nam sẽ trở thành 1 trong ba nước xuất khẩu denim hàng đầu thế giới.
Cung cấp các thông tin về ngành dệt may Việt Nam, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thư ký Hiệp hội dệt may Việt Nam cho biết, thời gian gần đây, ngành dệt may Việt Nam đã có những bước phát triển rõ rệt, thể hiện qua mức tăng trưởng liên tục đạt hai con số trong giai đoạn 2010-2015, trung bình 12-15%/năm. Năm 2016, mức tăng trưởng có chậm lại, chỉ đạt 5% do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhưng sang năm 2017 tăng trưởng đã trở lạ mức 10% với kim ngạch xuất khẩu đạt 31,1 tỷ USD. Năm 2018, ngành dệt may dự kiến xuất khẩu đạt 34 tỷ USD.
Bà Mai cho hay, hiện Việt Nam đã tham gia 16 hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Trong đó có 2 hiệp định FTA thế hệ mới là CPTPP và EU-VN FTA sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2019.Thị trường châu Âu là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam với mức thuế hiện tại là 10-12%. Sau khi VN-EU FTA có hiệu lực, thuế suất xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này sẽ giảm về 0%.Từ khi CPTPP, EU-VN FTA chỉ mới là dự thảo, luồng đầu tư từ Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc... đã đổ mạnh vào Việt Nam, đạt tới 5 tỷ USD trong giai đoạn 2012-2016. Trong đó dẫn đầu là Đài Loan với trên 1 tỷ USD, tiế đến là Hàn Quốc với 866 triệu USD và Trung Quốc với 680 triệu USD. Hiện Hàn Quốc đang dẫn đầu về đầu tư FDI nói chung. Hiện Hàn Quốc vừa có FTA với Việt Nam, vừa có FTA với EU. Do đó, nhà đầu tư khi nhập vải từ Hàn Quốc về sản xuất và xuất khẩu vào EU thì vẫn được hưởng ưu đãi. Do đó, đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam trong lĩnh vực dệt may cũng tăng lên…
Tin liên quan
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics