Việt Nam là một ví dụ điển hình về thực thi mục tiêu bình đẳng giới
Bà Robyn Mudie, Đại sứ Australia tại Việt Nam. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Đại sứ Australia tại Việt Nam, Robyn Mudie, đánh giá cao nỗ lực thực hiện bình đẳng giới của Việt Nam, với tỷ lệ nữ đại biểu cao trong Quốc hội.
Trả lời phỏng vấn TTXVN, Đại sứ Robyn Mudie đánh giá cao sự hiện diện của phụ nữ trong Quốc hội và cho rằng Luật bình đẳng giới của Việt Nam là một ví dụ điển hình về cam kết của Chính phủ đối với mục tiêu bình đẳng giới.
Bà Robyn Mudie bày tỏ tin tưởng phụ nữ Việt Nam có thể ghi dấu ấn và hiện diện nhiều hơn nữa, đặc biệt với các vị trí Bộ trưởng, Thứ trưởng và các vị trí cấp cao trong các cơ quan, ban, ngành của Chính phủ.
“Khi phụ nữ giữ vai trò lãnh đạo về chính trị, các chính sách sẽ được định hình dựa trên việc phản ánh nhu cầu và nguyện vọng của nữ giới, hay nói cách khác các vấn đề có liên quan đến phụ nữ, như chênh lệch tiền lương và bạo lực trên cơ sở giới sẽ được giải quyết một cách tôn trọng,” Đại sứ nhấn mạnh.
Bà Robyn Mudie cho biết, để đạt được sự bình đẳng ở các cấp cao hơn đòi hỏi một đội ngũ phụ nữ trẻ được truyền cảm hứng và trang bị kiến thức cũng như kỹ năng để đảm nhận các vị trí lãnh đạo. Việc xây dựng đội ngũ này cần phải bắt đầu sớm, thông qua việc truyền tải thông điệp tích cực, tạo ra và thúc đẩy cơ hội cho trẻ em gái từ khi còn trên ghế nhà trường.
Đại sứ Robyn Mudie nhấn mạnh bình đẳng giới được thể hiện trên nhiều khía cạnh. Do đó, những thay đổi cần thiết để giúp phụ nữ có thể tham gia đầy đủ vào bất kỳ lĩnh vực nào, dù là khu vực nhà nước hay tư nhân, đòi hỏi sự lãnh đạo tích cực của cấp trên, cũng như thường xuyên tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức trên mọi cấp độ xã hội.
Đề cập đến tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ điều hành, Đại sứ Robyn Mudie cho biết ở Australia có 35% doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, tương đương với tỷ lệ ở Việt Nam.
Tuy nhiên, bà khuyến nghị cần tăng cường hơn nữa sự hiện diện của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ trong nền kinh tế và đây là vấn đề cấp thiết.
Theo Đại sứ Robyn Mudie, dù tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo và làm chủ của Việt Nam cao so với các nước láng giềng, nhưng các doanh nghiệp này thường có quy mô hoạt động nhỏ hơn so với các doanh nghiệp do nam giới làm chủ và gặp nhiều thách thức hơn trong việc tiếp cận nguồn tài chính để mở rộng và hỗ trợ các hoạt động bền vững, có khả năng chống đỡ trước những cú sốc kinh tế, chẳng hạn như những gì đang xảy ra trong đại dịch COVID-19.
Bà khẳng định thúc đẩy trao quyền kinh tế cho phụ nữ là ưu tiên hàng đầu và lâu dài trong mối quan hệ giữa Australia với Việt Nam. Sự tham gia của phụ nữ vào lĩnh vực kinh tế hỗ trợ đẩy nhanh tăng trưởng đồng đều và bền vững ngày càng được công nhận trên thế giới. Điều này cần áp dụng ngay trong quá trình hồi phục sau những tác động kinh tế do dịch COVID-19 gây ra. Các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo thường sử dụng nhiều lao động nữ, cung cấp dịch vụ và sản xuất các sản phẩm cho phụ nữ. Điều này tạo ra một vòng tròn khép kín có ý nghĩa về mặt đạo đức, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của phụ nữ.
Các đại biểu tham dự phiên thảo luận 'Phụ nữ trong nền kinh tế số.' (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Đại sứ Robyn Mudie cho rằng, cần phải nghĩ đến các giải pháp mới và sáng tạo dựa trên thị trường để hỗ trợ việc phục hồi hậu COVID-19 của Việt Nam. Khu vực tư nhân cần có các động lực để thúc đẩy tinh thần kinh doanh đổi mới, chấp nhận rủi ro có tính toán và các quan điểm mới. Tất cả những điều này sẽ khuyến khích tăng trưởng công bằng hơn. Các thị trường, bao gồm cả lĩnh vực tài chính, cần phải cải thiện cách kết nối, đánh giá và phục vụ phụ nữ với tư cách là các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và doanh nhân.
Đại sứ khẳng định cả hai quốc gia đều đạt được lợi ích từ việc tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng quy mô các doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo trong tương lai.
Khi được hỏi về hiệu quả các chương trình hỗ trợ phụ nữ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng các dự án khởi nghiệp tại Việt Nam, Đại sứ khẳng định Australia tiếp tục là đối tác xây dựng dài lâu với Việt Nam bởi hai nước cùng có chung mục tiêu phấn đấu bình đẳng giới.
Trong 5 năm qua, việc hỗ trợ phụ nữ trong kinh doanh đóng vai trò trung tâm trong quan hệ ngoại giao và hợp tác phát triển của Australia đối với Việt Nam. Điều này phản ánh ưu tiên của Chính phủ Australia về bình đẳng giới trong lĩnh vực công tư. Bình đẳng giới sẽ giúp Việt Nam trong giai đoạn chuyển giao nền kinh tế với mức thu nhập trung bình và bao trùm.
Đại sứ Robyn Mudie cho biết có hai chương trình thể hiện rõ nhất sự ủng hộ của Australia đối với Việt Nam trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thứ nhất, đó là Chương trình Đầu tư vào Phụ nữ, được đánh giá rất thành công, góp phần thay đổi tư duy trong hỗ trợ đầu tư tài chính phục vụ tăng trưởng kinh doanh của phụ nữ. Bà bày tỏ vui mừng vì chương trình này đã hướng các nhà đầu tư tới một nhóm các doanh nghiệp có người đứng đầu là phụ nữ trong nhiều lĩnh vực từ các bệnh viện sản tư nhân cho tới những nhà cung cấp dịch vụ giáo dục trực tuyến.
Thứ hai, đó là Chương trình GREAT của Australia, với mục đích thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch tại Sơn La và Lào Cai. Dự án này đã hỗ trợ gần 50 đối tác cải thiện khả năng tài chính và tăng quyền năng cho phụ nữ, trong đó có phụ nữ là người dân tộc thiểu số. Chính phủ Australia bày tỏ vinh dự được hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong dự án này và những kết quả đã đạt được.
Bà cũng bày tỏ tự hào khi đồng tham gia với Chính phủ Việt Nam cùng ba cơ quan của Liên hợp quốc gồm UNFPA, UNICEF và UN Women, khởi động dự án “Xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam giai đoạn 2021-2025.”
Đại sứ Robyn Mudie khẳng định cam kết của Chính phủ Australia tiếp tục hợp tác vì sự ổn định và thịnh vượng của Việt Nam, một trong những đối tác quan trọng ở khu vực./.
Tin liên quan
Ngành Hải quan triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024
16:10 | 04/11/2024 Hải quan
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK