Việt Nam đã có phương án ứng phó trước các tình huống của Covid-19
PGS.TS.Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Chuyên gia cao cấp của Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, Bộ Y tế. |
Từ thành công trong việc cách ly toàn bộ người dân xã Sơn Lôi để Covid-19 không lây lan mạnh trong cộng đồng, ông có thể nói gì về các biện pháp ứng phó với dịch của các cơ quan chức năng của nước ta thời gian qua?
Bệnh Covid-19 lây qua đường hô hấp, chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy, việc phát hiện sớm, cách ly ngay lập tức, khoanh vùng dập dịch là hết sức cần thiết. Theo đó, khi phát hiện những ca bệnh từ Vũ Hán, Trung Quốc về, chúng ta lập tức tiến hành cách ly. Khi dịch bệnh lây lan sang cộng đồng trong phạm vi hẹp, khi đó chính quyền địa phương đã tiến hành cách ly cộng đồng- cách ly cả xã Sơn Lôi.
Biện pháp quyết liệt này đã đạt được kết quả là đến nay không có ca bệnh lây lan nữa. Và để bảo đảm an toàn, hiệu quả trong cách ly, tất cả ban ngành, đoàn thể đã tham gia vào, từ cơ quan y tế đến quân đội, công an, tổ chức đoàn thể như thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân. Những cơ quan, tổ chức này đã tiến hành đồng thời nhiều giải pháp như kiểm tra sức khỏe, hướng dẫn người dân khử khuẩn, vệ sinh môi trường, bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là tuyên truyền, ổn định tâm lý người dân.
Việc khoanh vùng cách ly một địa phương với khoảng 10 nghìn người dân để dập dịch là chưa từng có tiền lệ trong phòng chống dịch bệnh ở Việt Nam. Bên cạnh đó, chính sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 đã giúp tập trung nguồn lực, xác định “chống dịch như chống giặc”.
Các chuyến bay về Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất phải tiêu độc, khử trùng |
Trong khi Việt Nam vẫn đang ứng phó mối lo dịch xâm nhập từ Trung Quốc thì hiện nay Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đang bùng phát dịch mạnh mẽ khiến nguy cơ xuất hiện các ca bệnh mới là hiển hiện, vậy theo ông hiện nay chúng ta cần làm tốt điều gì?
Ngay từ khi Việt Nam xuất hiện ca bệnh đầu tiên, phương châm của toàn ngành Y tế là phát hiện sớm, cách ly kịp thời, khoanh vùng, dập dịch với tinh thần quyết liệt, tuyệt đối không lơ là.
Đối với Hàn Quốc, Bộ Y tế đã có đề nghị các tỉnh, thành phố áp dụng khai báo y tế đối với tất cả khách nhập cảnh đến từ hoặc đi qua Hàn Quốc. Tất cả người có dấu hiệu sốt, ho, khó thở được phát hiện tại cửa khẩu phải lập tức cách ly tuyệt đối tại cơ sở y tế và lấy mẫu xét nghiệm...
Với các quốc gia khác như: Ý, Iran… chúng ta cũng áp dụng các biện pháp tương tự như cách ly người trở về từ vùng dịch, với những vùng khác ở quốc gia có dịch thì phải khai báo y tế khi nhập cảnh.
Là chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch bệnh, ông có thể lý giải về những thành tích phòng, chống dịch Việt Nam đạt được thời gian qua?
Nước ta đã thành công trong việc ngăn chặn và khống chế nhanh các bệnh dịch truyền nhiểm nguy hiểm mới nổi trên phạm vi toàn cầu. Cụ thể, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên khống chế thành công dịch SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1; ngăn chặn thành công không để một sốdịch bệnh nguy hiểm mới nổi xâm nhập như cúm A/H7N9, Ebola, Mers-CoV... góp phần rất lớn vào việc ổn định an sinh xã hội trong bối cảnh giao lưu du lịch, thương mại giữa các nước trên thế giới ngày càng gia tăng.
Thủ tướng: Có địa phương nào chần chừ, do dự không? |
Qua các thành tích đạt được thời gian qua, tôi cho rằng để ứng phó thành công với dịch bệnh nói chung và dịch bệnh truyền nhiễm mới cần huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các bộ ngành, địa phương; các nhân viên y tế cùng với đó là ý thức tham gia phòng chống dịch và trách nhiệm của mỗi người dân.
Vậy với riêng dịch Covid-19, ông đánh giá thế nào về khả năng ứng phó của Việt Nam?
Vừa qua, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC) quyết định Việt Nam ra khỏi danh sách các điểm đến có khả năng lây lan Covid-19 ra cộng đồng. Có được thành công này không chỉ ở số liệu đó là với việc phát hiện và điều trị thành công các ca bệnh Covid-19 mà CDC đánh giá cao Việt Nam trong việc minh bạch thông tin và công tác đáp ứng liên ngành của Việt Nam trong phòng chống dịch bệnh.
Trước đó, để ứng phó với dịch bệnh Covid-19 Bộ Y tế đã xây dựng bốn kịch bản đối phó với dịch. Đặc biệt, ngay cả khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chưa công bố dịch Covid-19 là vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu thì các biện pháp mà Việt Nam triển khai trước đó trong phòng chống dịch đã rất mạnh mẽ so với khuyến cáo của WHO.
Nếu dịch bệnh lan rộng, khả năng ứng phó của Việt Nam sẽ ra sao, thưa ông?
Trong số 4 kịch bản chống dịch mà Việt Nam xây dựng, từ khi có ca bệnh đầu xâm nhập cho tới trường hợp xấu nhất là dịch bệnh lây lan trong cộng đồng ở mức hơn 1.000 ca, chúng ta đều đã có các phương án ứng phó.
Theo đó, kể cả khi dịch bệnh lan rộng Việt Nam vẫn sẽ thực hiện đúng phương châm "bốn tại chỗ" (dự phòng, cách ly, điều trị tại chỗ; cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc men, dụng cụ phòng hộ theo yêu cầu tại chỗ; kinh phí tại chỗ; nhân lực tại chỗ), phù hợp với hoàn cảnh của nước ta mà không trông đợi vào cơ quan Trung ương cấp kinh phí hay trang thiết bị phòng hộ khác.
Hiện nay, Việt Nam có đủ khả năng để cách ly khoảng 30.000 người. Ngoài ra, các cơ sở y tế cũng có đủ giường nằm trong điều trị y tế với các bệnh nhân, phân tuyến điều trị tới tuyến huyện. Chúng ta cũng có đủ năng lực, đủ sinh phẩm để làm xét nghiệm với 10.000 test kit do WHO hỗ trợ. Độ chính xác xét nghiệm tương đương như các nước, xét nghiệm Real-time RT-PCR (xét nghiệm kháng nguyên) nên độ nhạy và đặc hiệu cao.
Triển khai nhiều biện pháp bảo hộ công dân bị ảnh hưởng vì COVID-19 |
Đặc biệt, hiện Bộ Y tế đã có quyết định cho phép sản xuất đại trà bộ kit phát hiện Covid-19 nhằm phục vụ công tác sàng lọc bệnh nhân nghi nhiễm đồng thời có thể xuất khẩu và hỗ trợ quốc tế trong việc phòng chống Covid-19. Như vậy, Việt Nam trở thành một trong số ít nước có thể sản xuất được sản phẩm này, bên cạnh WHO, Nhật Bản, Đức, Trung Quốc, Mỹ.
Với sự phát triển của các kỹ thuật điều trị, thuốc chữa bệnh và với năng lực, kinh nghiệm phòng, chống dịch bệnh của Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể nhanh chóng phát hiện, khoanh vùng dập dịch tại chỗ, điều trị hiệu quả và khống chế được dịch bệnh, bảo đảm môi trường dịch tễ an toàn cho các hoạt động kinh tế, xã hội.
Đó là về phía các cơ quan quản lý. Đối với người dân, trong phòng chống bệnh dịch cần nhất ở thời điểm này là phối hợp tốt với cơ quan y tế trong việc chủ động phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh và lây lan của virus gây bệnh, tìm hiểu thông tin dịch bệnh qua các kênh thông tin chính thống, tránh bị kích động, lo lắng bởi các thông tin chưa được kiểm chứng.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều khởi sắc trong 2021
07:47 | 29/12/2020 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt Nam luôn có lợi thế “sân nhà” trong cuộc cạnh tranh từ FTA
08:17 | 28/12/2020 Đối thoại
Yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2021-2025?
14:42 | 20/12/2020 Đối thoại
Gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng là tin vui lớn của doanh nghiệp
08:37 | 15/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Năm 2021, doanh nghiệp dệt may phải thúc đẩy chuỗi sản xuất
07:40 | 13/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mở đường cho "cây trăm tỷ" thạch đen xuất khẩu sang Trung Quốc
08:05 | 08/12/2020 Đối thoại
Người phát ngôn Bộ Công an: Cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm
10:22 | 04/12/2020 Đối thoại
Ngân hàng cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế: Hiểu đúng, hiểu đủ để tránh hoang mang
08:25 | 04/12/2020 Đối thoại
Nên công khai những người sử dụng bằng giả
09:20 | 01/12/2020 Đối thoại
Ngành Hải quan tập trung cao điểm ngăn hàng lậu dịp tết Tân Sửu 2021
09:13 | 27/11/2020 Hải quan
Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn
06:32 | 24/11/2020 Hải quan
Mức độ hài lòng của DN, sự tín nhiệm của người dân đối với ngành Hải quan đã tăng lên nhiều lần
14:49 | 21/11/2020 Hải quan
Doanh nghiệp trong nước cũng có hoạt động chuyển giá
07:38 | 13/11/2020 Tài chính
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics