Việt Nam chấp nhận C/O điện tử với doanh nghiệp Hàn Quốc
Khó khăn về C/O
Chính thức có hiệu lực từ 20-12-2015, việc thực thi VKFTA đã trải qua gần 5 tháng. Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, quy tắc xuất xứ là vấn đề theo chốt, cốt lõi của bất kỳ hiệp định nào.
"Chỉ khi các doanh nghiệp nghiên cứu, tìm hiểu và biết cách áp dụng các quy tắc xuất xứ trong các FTA cho phù hợp và chính xác, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam khi xuất khẩu mới được cấp C/O ưu đãi để hưởng thuế quan ưu đãi tại các nước nhập khẩu là thành viên các hiệp định thương mại", ông Hải khẳng định.
Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện VKFTA, một số doanh nghiệp Hàn Quốc đã gặp phải một số khó khăn về vấn đề C/O.
Tại buổi tọa đàm “Doanh nghiệp FDI Hàn Quốc hướng tới xuất khẩu hàng hóa giá trị gia tăng cao” chiều 10-5, ông Ryu Hang Ha, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Korcham) chia sẻ, theo quy định của VKFTA, giấy chứng nhận xuất xứ C/O phải được ký, đóng dấu và in tay hoặc ký, đóng dấu và in dưới hình thức điện tử. Nhưng trong quá trình nhập khẩu, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc bị cơ quan thuế Việt Nam từ chối nếu sử dụng C/O điện tử.
Khi nhận được phản hồi này, cơ quan thuế của Hàn Quốc đã đồng ý ứng xử linh hoạt theo hướng những nước nào không công nhận C/O điện tử thì họ cấp C/O đóng dấu. Song “việc này phát sinh bất tiện, lãng phí thời gian… nên doanh nghiệp Hàn Quốc mong Chính phủ Việt Nam công nhận C/O điện tử bởi nội dung này đã được quy định trong VKFTA”, ông Ryu Hang Ha kiến nghị.
Khó khăn nữa được doanh nghiệp Hàn Quốc nêu ra là, do không được công nhận C/O điện tử dẫn tới thời gian thông quan bị kéo dài, doanh nghiệp chịu thêm chi phí lưu kho, vận chuyển. Mặt khác, việc hoàn thuế của doanh nghiệp cũng gặp khó khăn, chậm trễ.
Sẽ chấp nhận C/O điện tử
Giải đáp về những đề xuất của doanh nghiệp, ông Ngô Minh Hải, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết, những câu hỏi mà phía doanh nghiệp Hàn Quốc nêu ra là những vấn đề thường gặp ở các cuộc đối thoại giữa cơ quan Hải quan với doanh nghiệp.
Vấn đề mà các doanh nghiệp Hàn Quốc nêu ra về C/O, “chúng tôi cũng đã liên hệ trực tiếp với đơn vị hải quan trên địa bàn Hà Nội để xác nhận tình hình nhưng các đơn vị chuyên môn phản hồi chưa nhận được vướng mắc từ các cơ sở”, ông Hải cho hay.
Do vậy, quan điểm của cơ quan Hải quan là thực hiện đúng cam kết mà chúng ta đã ký kết với Hàn Quốc trong VKFTA, tức là chấp nhận C/O ký đóng dấu điện tử cũng như C/O ký đóng dấu tay như hiện nay đang thực hiện.
Ông Hải nói thêm: “Nếu doanh nghiệp liên quan đến vấn đề này đề nghị làm việc trực tiếp với Tổng cục Hải quan ngay trong ngày mai để xử lý dứt điểm”.
Đối với ý kiến cơ quan quản lý yêu cầu cầu bổ sung tài liệu không cần thiết thời điểm nhập khẩu dẫn tới kéo dài thời gian thông quan, vị này cho biết, trong cuộc họp mới đây, Tổng cục Hải quan đã thông báo với doanh nghiệp Hàn Quốc về thời hạn hoàn thuế là trong thời hạn bổ sung C/O, chậm nhất là 40 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hoàn thuế.
Một lần nữa cơ quan Hải quan lại mời doanh nghiệp có liên quan đến quan đến trao đổi trực tiếp với Tổng cục Hải quan để xử lý.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đánh giá cao tinh thần làm việc của Tổng cục Hải quan và nhấn mạnh: “Việt Nam chấp nhận sử dụng C/O điện tử cho doanh nghiệp Hàn Quốc. Nếu doanh nghiệp đang vướng mắc về vấn đề này, có thể liên hệ trực tiếp Tổng cục Hải Quan, Tổng cục Thuế để giải quyết thấu đáo. Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam luôn tạo mọi thuận lợi, đảm bảo môi trường đầu tư an toàn, ổn định để các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Hàn Quốc chủ động đầu tư, sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam”.
Tin liên quan
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics