Việt Nam áp dụng công nghệ hiện đại: “Vũ khí" sắc bén chống dịch Covid-19
Ứng dụng Bluezone là công cụ hữu ích để truy vết các ca mắc Covid-19. |
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Sau một thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm thành công sản phẩm robot hỗ trợ y tế. Cụ thể, Robot Vibot-1a do Học viện Kỹ thuật Quân sự thực hiện được thử nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội, giúp giảm tải công việc cho đội ngũ y bác sỹ, giảm tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh, người nghi nhiễm bệnh, qua đó giảm lây nhiễm chéo.
Theo đơn vị phát triển, các robot Vibot-1a được thiết kế đa chức năng, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu chuyên biệt của từng khu vực cách ly, có thể vận chuyển nhiều loại hàng hóa khác nhau với tải trọng lên đến 100kg.
Ngoài chức năng vận chuyển, với đường truyền được thiết lập riêng, từ Trung tâm các bác sỹ, người thân có thể thăm bệnh, tư vấn, động viên từ xa tới bệnh nhân bằng hình ảnh, âm thanh chất lượng cao.
Qua tính toán sơ bộ, mỗi robot có thể thay thế được 3-5 nhân viên y tế. Ngoài việc giảm rủi ro lây nhiễm, việc sử dụng robot còn tạo điều kiện để nhân viên y tế tập trung thời gian, công sức phục vụ, chăm sóc và điều trị bệnh nhân nặng được tốt hơn.
Hay đó là Robot NaRoVid1 do Viện Ứng dụng Công nghệ thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ thực hiện có tính năng lau khử khuẩn sàn nhà nhằm hỗ trợ, thay thế nhân viên y tế trong các khu vực cách ly điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội bước đầu cho kết quả rất khả quan.
Các robot NaRoVid1 được chế tạo để hoạt động trong khu vực cách ly. Nhiệm vụ của nó là thay thế, hỗ trợ nhân viên y tế lau sàn nhà bằng chất khử khuẩn. Robot có thể chứa tối đa 10 lít dung dịch khử khuẩn trong một lần hoạt động. Khi được sạc đầy, NaRoVid1 có thể làm việc liên tục trong khoảng 2 giờ.
Nhờ được gắn các cảm biến, robot có thể tự động di chuyển, tránh mọi vật cản trên đường đi. Với thiết kế đặc biệt, robot có thể dễ dàng chui xuống dưới giường bệnh, đi vào mọi ngóc ngách của phòng bệnh để vệ sinh và khử khuẩn sạch sẽ.
NaRoVid 1 có khả năng di chuyển theo chu trình do người vận hành thiết lập linh hoạt. Robot sẽ tự động về vị trí sạc sau khi kết thúc chu trình. Đặc biệt, nó có thể khử khuẩn chính mình trước khi đi ra khỏi phòng cách ly. Đây là một tính năng mới, đảm bảo đúng quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn.
Theo bác sỹ Trần Minh Quân, Phó trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung, đối với bệnh truyền nhiễm như Covid-19 thì việc lây nhiễm chéo rất là nguy hiểm. Chính vì thế, việc hạn chế nhân viên y tế phải tiếp xúc quá nhiều với bệnh nhân nhiễm bệnh là giải pháp tốt vào thời điểm hiện nay.
Chưa kể, các Robot có thể thay thế nhân viên y tế, điều dưỡng, nhân viên phục vụ trong việc mang cơm, thuốc, thu gọn rác thải… nên sẽ giảm tải cho các nhân viên y tế. “Bên cạnh đó, robot có chức năng kết nối giữa người bị bệnh với bác sỹ bên ngoài khu vực cách ly để nhận được sự tư vấn cần thiết, điều này cũng sẽ tránh được rủi do khi bác sỹ trao đổi trực tiếp với bệnh nhân”, chuyên gia này chia sẻ.
Phổ cập các phần mềm truy vết
Ngoài việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo, theo quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, hiện Việt Nam đã làm chủ hoàn toàn công nghệ sản xuất kit thử virus SARS-CoV-2 trên thế giới để xét nghiệm kháng thể (xét nghiệm nhanh); xét nghiệm kháng nguyên (xét nghiệm PCR) có độ chính xác cao.
Cùng với đó, Trung tâm Ươm tạo công nghệ và Doanh nghiệp khoa học công nghệ, thuộc Viện Ứng dụng Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã nghiên cứu công nghệ lắp đặt thiết bị đo thân nhiệt tự động không tiếp xúc giúp cảnh báo, phát hiện sớm, ngăn ngừa dịch bệnh. Theo đó, hệ thống có thể tự động đo thân nhiệt mà không cần người vận hành với tốc độ đo nhanh và đưa ra cảnh báo màu sắc nếu người đo có nhiệt độ vượt ngưỡng cảnh báo.
Ngoài ra, ngay khi dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam vào cuối tháng 2, tháng 3/2020, các chuyên gia công nghệ đã nghiên cứu và đưa ra thị trường 2 ứng dụng khai báo y tế, gồm NCOVI dành cho người dân Việt Nam và Vietnam health declaration dành cho người nước ngoài nhập cảnh với nhiều ưu điểm giúp cơ quan quản lý có thông tin để sàng lọc dịch tễ, truy vết các ca mắc, nghi mắc.
Gần đây nhất là việc Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Y tế phối hợp đưa ra thị trường “Ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần Bluezone” trên smartphone. Bluezone là ứng dụng cảnh báo đã tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19, giảm thiểu các nguy cơ lây lan trong cộng đồng, giúp mọi người trở lại cuộc sống bình thường.
Cụ thể, khi có một ca nhiễm bệnh, lịch sử tiếp xúc trong ứng dụng cho biết người đó đã từng tiếp xúc với người mắc bệnh hay chưa nếu cả hai đều dùng Bluezone. Vì vậy, càng nhiều người cài đặt Bluezone thì hiệu quả bảo vệ càng cao.
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, ứng dụng Bluezone là một bước tiến mới, có tính đột phá trong việc sử dụng công nghệ để phòng chống dịch. “Ứng dụng chỉ ra đúng những người tiếp xúc đủ gần và đủ lâu để có thể lây nhiễm, tránh việc một người bị nhiễm thì cả làng, cả khu bị cách ly. Phần mềm này sẽ mang tính toàn cầu, sẽ được để ở dạng nguồn mở để các quốc gia chia sẻ. Ngoài ra, với phần mềm này, các công ty, các hãng công nghệ lớn như Apple và Google sẽ chung tay phát triển và để người dân được quyền giám sát phần mềm mình đang dùng liệu có an toàn không”, Tư lệnh ngành Thông tin - Truyền thông chia sẻ thêm.
Theo ước tính của Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin - Truyền thông, nếu 30 triệu người Việt Nam cài đặt Bluezone, nước ta sẽ đạt tới tỷ lệ tối ưu để phát hiện sớm các ca tiếp xúc gần với những người bị bệnh. Tuy nhiên, thống kê cho thấy hiện số người cài đặt ứng dụng này vẫn chưa đạt kỳ vọng, khoảng 15 triệu người, do vậy rất cần người dân có ý thức cài đặt ứng dụng này để đạt hiệu quả phòng chống Covid-19.
Dù không thể phủ nhận hiệu quả tích cực của ứng dụng truy vết song nhiều ý kiến cũng lo ngại về việc bảo mật thông tư cũng như quyền riêng tư của người dùng. Bên cạnh đó, từ phản ánh của nhiều người dùng khi truy cập hai kho phần mềm AppStore và PlayStore cho biết hiện đang tồn tại một số ứng dụng có tên gần giống khiến nhiều người bị lầm tưởng đây là ứng dụng giúp chống dịch Covid-19 và tải về. Có thể kể tới như Bluezone Pool, Blued, Bluzone… Trong số những ứng dụng này, Bluzone là phần mềm khiến người dùng tại Việt Nam bị nhầm lẫn nhiều lẫn, do vậy người dùng cần để ý kỹ trước khi cài đặt ứng dụng.
Tin liên quan
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 30 thành công tốt đẹp
11:20 | 14/11/2023 Tài chính
“Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”
07:48 | 21/07/2023 Người quan sát
Nguồn lực 230.000 tỷ đồng cho phòng chống dịch Covid-19 đã được sử dụng ra sao?
20:07 | 29/05/2023 Sự kiện - Vấn đề
Kinh tế - xã hội đạt nhiều chỉ số tích cực ngay từ tháng đầu năm 2025
19:33 | 05/02/2025 Sự kiện - Vấn đề
Nhân viên xe buýt trả lại laptop cho hành khách để quên
07:44 | 05/02/2025 Sự kiện - Vấn đề
Đảng Cộng sản Việt Nam đang tiếp tục gánh vác sứ mệnh lớn lao đối với dân tộc
13:05 | 03/02/2025 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam chính là sự lựa chọn tốt nhất”
15:06 | 31/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền bước vào Kỷ nguyên mới
18:39 | 29/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
17:32 | 28/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Tiềm lực và cơ hội để Việt Nam tiến vào kỷ nguyên mới
08:41 | 27/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Bước vào kỳ nghỉ Tết, giá cả mặt hàng thiết yếu cơ bản không có biến động bất thường
12:22 | 26/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Niềm tin vào sự vươn lên của Việt Nam
08:11 | 26/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cho một mùa Hoa
13:41 | 25/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
75 năm quan hệ Việt Nam-LB Nga: Hướng tới tương lai hợp tác mạnh mẽ
09:52 | 24/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/1/2025
15:22 | 23/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
09:28 | 23/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Quyết tâm cao độ, nỗ lực lớn và hành động quyết liệt cho tăng trưởng 8% trở lên
TP Hồ Chí Minh: Khách nước ngoài mua hơn 1.500 tỷ đồng hàng hóa mang theo khi xuất cảnh
WGC: Bất ổn về địa chính trị và kinh tế có thể làm tăng nhu cầu về vàng trong năm 2025
Năm giải pháp phát triển thị trường chứng khoán năm 2025
Transerco tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ hành khách
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics