Vi phạm về hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm SHTT có dấu hiệu hình sự tăng dần theo từng năm
Ông Trần Văn Dũng, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: C.L |
Xu hướng gia tăng
Phát biểu tại tọa đàm “Chống hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ - Bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp” do Tạp chí Hải quan tổ chức ngày 8/12/2023, ông Trần Văn Dũng, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, tính từ ngày thành lập Tổng cục Quản lý thị trường (12/10/2018) đến nay toàn lực lượng đã phát hiện và xử lý 353.333 vụ việc trên mọi lĩnh vực. Với số tiền xử phạt hành chính lên đến gần 1.823 tỷ đồng, trị giá hàng hoá vi phạm được xử lý đạt đến hơn 1.603 tỷ đồng.
Đáng chú ý, các vụ việc phức tạp, có dấu hiệu hình sự bị lực lượng Quản lý thị trường phát hiện có xu hướng tăng dần theo từng năm. Số vụ chuyển truy cứu trách nhiệm hình sự 9 tháng đầu năm 2023 cao gấp đôi số vụ việc chuyển truy cứu trách nhiệm hình sự của cả năm 2018.
Theo ông Trần Văn Dũng, thời gian qua, các hành vi vi phạm bị lực lượng quản lý thị trường phát hiện chủ yếu tập trung vào các nhóm hành vi vi phạm về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá; nhóm hành vi vi phạm về lĩnh vực đầu tư, điều kiện kinh doanh; nhóm hành vi về an toàn thực phẩm và nhóm hành vi về hàng hoá nhập lậu.
Theo dữ liệu Hệ thống xử lý vi phạm hành chính của lực lượng quản lý thị trường (INS), thời gian qua đang có sự thay đổi về cơ cấu hành vi được xử lý. Cụ thể, các nhóm hành vi về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hàng hoá vi phạm về chất lượng, an toàn thực phẩm; hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ; điều kiện kinh doanh có chiều hướng tăng trong khi số vụ việc xử lý về hàng cấm; hàng hoá nhập lậu và không niêm yết giá lại có chiều hướng giảm.
Thuê người nổi tiếng livestream bán hàng vi phạm
Ông Trần Văn Dũng cho biết, với mục đích trục lợi, các đối tượng lợi dụng thị hiếu tiêu dùng của người dân, mức độ tự bảo vệ của doanh nghiệp còn thấp cũng như những kẽ hở của pháp luật để kinh doanh hàng hoá vi phạm về hàng hoá nhập lậu, hàng cấm hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, vệ sinh an toàn thực phẩm. Hàng hoá vi phạm tập trung chủ yếu vào các loại hàng hóa có thương hiệu nổi tiếng, được người tiêu dùng ưa chuộng; các loại mặt hàng thiết yếu như các loại mặt hàng thời trang may mặc, dược phẩm, hóa mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc lá, xăng dầu... và một số mặt hàng có thuế suất cao.
Ông Đặng Văn Dũng, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia chia sẻ tại tọa đàm. |
Đáng chú ý, phương thức, thủ đoạn của các đối tượng ngày càng chuyên nghiệp, tinh vi và luôn thay đổi. Hiện tượng tập kết hàng tại một điểm nhất định tại khu vực giáp biên hiện được thay thế bằng phương thức xé lẻ hàng hóa ngay sau khi đưa qua biên giới để chuyển sang phương tiện khác rồi vận chuyển sâu vào nội địa tiêu thụ. Điểm trung chuyển hàng hoá cũng được thay đổi thường xuyên, hoạt động trung chuyển được thực hiện rất nhanh và không theo quy luật.
Ông Trần Văn Dũng cũng nhấn mạnh, sự tăng trưởng thần tốc của thương mại điện tử Việt Nam trong những năm qua cũng kéo theo hiện tượng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được bày bán tràn lan trên các nền tảng giao dịch trực tuyến, các mạng xã hội xuyên biên giới. Các đối tượng kinh doanh online lập nhiều tài khoản Facebook và chạy quảng cáo, ảnh chụp sản phẩm tương đối chuyên nghiệp và không có địa chỉ, số điện thoại hoặc địa chỉ chung chung, khi khách hàng hỏi thì chỉ nhận inbox (nhắn tin riêng). Thậm chí, một số đối tượng còn bỏ tiền thuê các cá nhân có sức ảnh hưởng, nổi tiếng để livestream (phát trực tiếp) bán hàng cho mình, từ đó có thể chốt hàng nghìn đơn mỗi ngày.
Ngoài ra, với sự phát triển của thương mại điện tử, việc người dân mua hàng nước ngoài vận chuyển trực tiếp về Việt Nam trở nên rất đơn giản. Điều này đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu dùng, doanh nghiệp và sự phát triển của thị trường cũng như gây khó khăn thách thức không nhỏ cho công tác thực thi chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng cấm, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hoá không đảm bảo chất lượng, vi phạm an toàn thực phẩm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Thậm chí, trong những năm gần đây còn có hiện tượng các đối tượng người nước ngoài “núp bóng”, cấu kết với các đối tượng trong nước cũng như các đối tượng vi phạm sử dụng công nghệ cao để kinh doanh, vận chuyển hàng hoá nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hoá không đảm bảo chất lượng, vi phạm an toàn thực phẩm vào thị trường trong nước tiêu thụ.
Ông Đặng Văn Dũng, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia cũng nêu lên một số khó khăn trong công tác chống hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ thời gian qua. Cụ thể, một số cơ chế, chính sách về chống buôn lậu, gian lận thương mại của Việt Nam còn bất cập, có kẽ hở chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời. Trong khi đó, số lượng biên chế của lực lượng chức năng còn mỏng, trang thiết bị máy móc hạ tầng chưa đạt yêu cầu trong tình hình mới. Hàng hóa trong nước chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật cho người tiêu dùng còn nhiều hạn chế…
Do đó, số vụ việc vi phạm bị phát hiện, xử lý trên môi trường thương mại điện tử thời gian qua vẫn còn hạn chế. Ông Đặng Văn Dũng cho rằng, để tạo chuyển biến tích cực hơn trong công tác này, các lực lượng chức năng cần vào cuộc quyết liệt hơn, coi đây là nhiệm vụ chính trị của các cấp, các ngành và huy động các nguồn lực xã hội cùng tham gia vào cuộc chiến này.
Tin liên quan
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
20:15 | 22/11/2024 An ninh XNK
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 94 phát hành ngày 22/11/2024
19:34 | 21/11/2024 Thông báo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
20:33 | 22/11/2024 Hải quan
Giá trị lịch sử- văn hóa của tòa nhà được xếp hạng di tích của Hải quan TPHCM
16:08 | 22/11/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Bình: Tăng thu ngân sách nhờ thu hút doanh nghiệp
08:20 | 22/11/2024 Hải quan
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
20:06 | 21/11/2024 Hải quan
Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan
16:28 | 21/11/2024 Hiện đại hóa hải quan
Lào Cai hướng tới trung tâm logistics cửa khẩu hàng đầu cả nước
14:41 | 21/11/2024 Hải quan
Hải quan phía Nam đóng góp nhiều nội dung thực tiễn về thủ tục giám sát, kiểm soát hải quan
14:28 | 21/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Tân Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu Vũ Quang Toàn
14:12 | 21/11/2024 Infographics
Bổ nhiệm lãnh đạo Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan và Cục Điều tra chống buôn lậu
14:08 | 21/11/2024 Hải quan
Trụ sở Cục Hải quan TPHCM được xếp hạng di tích cấp Thành phố
10:21 | 21/11/2024 Hải quan
Thông quan lô tổ yến đầu tiên xuất khẩu qua cầu Bắc Luân II
13:36 | 20/11/2024 Hải quan
Phó Tổng cục trưởng Đinh Ngọc Thắng chúc mừng trường Hải quan Việt Nam nhân dịp 20/11
16:15 | 19/11/2024 Hải quan
Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan Việt Nam - Lào: Vun đắp quan hệ hợp tác
14:51 | 19/11/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics