Vắng dần những chương trình nhân ái trên truyền hình
Nhà báo Thu Uyên, “tác giả” của “Như chưa hề có cuộc chia ly”. |
Trước đó nhiều chương trình từ thiện xã hội trên truyền hình cũng bẽ bàng đóng máy vì bài toán kinh phí.
Chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” được thực hiện từ năm 2008, với mục đích kết nối những người xa cách do chiến tranh và loạn lạc được đoàn tụ với nhau. 12 năm qua, “Như chưa hề chia ly” đã giúp hàng ngàn trường hợp trở về bên gia đình. Dù đã có Công ty TNHH Xã Hội Nối Thân Thương đứng ra lo liệu, thì chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” vẫn liên tục gặp khó khăn về tài chính. Cách đây không lâu, những người thực hiện đã phát đi lời kêu gọi doanh nghiệp và cá nhân “Hãy chung tay cùng Như chưa hề có cuộc chia ly”, nhưng kết quả không mấy khả quan.
Tiêu chí của “Như chưa hề có cuộc chia ly” vẫn được giữ nguyên như ban đầu, đó là hướng đến một chương trình thiết thực để kết nối cộng đồng nhằm tìm kiếm và chia sẻ thông tin về những mảnh đời không may mắn phải lìa xa con người và mảnh đất từng gắn bó máu thịt. Vào lúc 16 giờ Chủ nhật đầu tháng, nhiều khán giả vẫn hồi hộp đón xem và sẵn sàng rơi nước mắt với “Như chưa hề có cuộc chia ly” phát sóng trực tiếp trên VTV9. Đáng tiếc, “Như chưa hề có cuộc chia ly” đứng trước nguy cơ phải chia ly vì không thể giải quyết bài toán kinh phí.
Dù đã bước vào giai đoạn thoái trào, nhưng game show vẫn là mảnh đất màu mỡ nhất để thu hút quảng cáo trên truyền hình. Oái oăm thay, những nhà tài trợ chỉ có nhiều hứng thú với những chương trình nhún nhảy váy ngắn chân dài. Liên tục nhiều chương trình từ thiện - xã hội rất uy tín như “Ngôi nhà mơ ước” hỗ trợ mái ấm cho người nghèo trên Đài Truyền hình TPHCM hoặc “Lục lạc vàng” cung cấp cơ hội đổi đời cho đối tượng khó khăn trên Đài Truyền hình Việt Nam cũng lần lượt đóng máy. Trong tình trạng kinh tế đang gánh chịu hệ lụy Covid-19, chắc chắn “Như chưa hề có cuộc chia ly” sẽ chịu chung số phận như những chương trình kia do không thể tìm được tiếng nói chung với các “Mạnh Thường Quân”.
Vì sao có những đại gia sẵn sàng quyên góp vài chục tỷ đồng để xây chùa, mà lại không có mấy ai chi khoản tiền như vậy cho chương trình nhân đạo “Như chưa hề có cuộc chia ly”? Câu hỏi rất khó trả lời.
Cách đây một thập niên, các chương trình xã hội từ thiện trên truyền hình nở rộ với hàng loạt thương hiệu được yêu thích như “Vượt lên chính mình”, “Tiếp sức hồi sinh”, “Mở cửa tương lai”, “Kết nối yêu thương”, “Ước mơ từ làng”, “Cùng xây ước mơ”, “Thần tài gõ cửa”… Những người thực hiện các chương trình nhân ái không những không có lời nhiều mà đôi khi còn phải bỏ tiền túi cho những chi phí mới phát sinh, nhưng càng đi càng thấy ở những nơi vùng sâu vùng xa, người dân còn nhiều khó khăn vất vả, càng cần sự sẻ chia của cộng đồng. Bởi lẽ, nếu ai cũng làm game show giải trí thì ai giúp những người nghèo.
Một trong những tên tuổi rất được yêu thích với chương trình “Ngôi nhà mơ ước” là MC Đỗ Thụy cũng thở dài ngao ngán khi đề cập đến việc tìm kiếm tài trợ. Sau khi du học ở Anh trở về, MC Đỗ Thụy làm chương trình “Xin chào cuộc sống” với mục đích hỗ trợ chi phí chữa bệnh cho những trẻ em bất hạnh. Chị cho biết, chương trình phải đi xin từng “khúc” kinh phí, xin doanh nghiệp rồi xin thêm chính Bệnh viện Nhi đồng TPHCM mới có thể làm được vài chục tập.
Hầu hết các game show trên tivi đều hợp tác giữa đài truyền hình và đơn vị tư nhân, nên vấn đề tài chính phải tự hạch toán. Chương trình nào không xin được tiền thì tự động dẹp bỏ, chứ không có chuyện san sẻ lẫn nhau. Có một nghịch lý là đài truyền hình cũng cần chương trình nhân ái để tạo uy tín nhưng càng cần hơn những game show nhí nhảnh để có nguồn lợi vật chất. Trong sự giằng co ấy, mới thấy sức mạnh của đồng tiền ghê gớm như thế nào.
Đại diện một công ty quảng cáo nắm trong tay nhiều game show truyền hình khẳng định rằng doanh nghiệp nào cũng muốn bán hàng nên họ không chịu bỏ tiền cho các chương trình không có khả năng kích cầu thị trường. Bây giờ, dễ lấy tài trợ nhất là những chương trình nói về ẩm thực hoặc chương trình thi thố của trẻ em. Bởi lẽ, các game show ấy được phát vào giờ vàng, nhiều người xem và thông điệp của sản phẩm cũng đánh động nhanh chóng đến người tiêu dùng.
Nếu những chương trình trên truyền hình chọn lựa một thước đo duy nhất là tiền bạc, thì thật đáng buồn cho đời sống văn hóa và tinh thần của người Việt thời hội nhập.
Tin liên quan
Triển khai chính thức Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan
08:10 | 11/12/2024 Hải quan
Chính thức triển khai Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ
15:33 | 05/12/2024 Hải quan
Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan các nước ASEAN sẽ thảo luận sâu 12 nội dung
20:26 | 21/05/2024 Hải quan
HLV Trương Việt Hoàng: “Mourinho Việt Nam” và thử thách cực đại trong năm 2021
10:23 | 31/12/2020 Giải trí
2020 – một năm nhiều mất mát của showbiz Việt
08:28 | 31/12/2020 Giải trí
Thời trang thế giới 2020: Thoát khỏi lối mòn để vượt qua khủng hoảng hậu Covid-19
09:08 | 30/12/2020 Giải trí
Top 10 cầu thủ săn bàn tốt nhất năm 2020: Ibrahimovic và Messi “hít khói” Ronaldo
09:07 | 30/12/2020 Giải trí
Ronaldo vượt qua Messi để giật giải “Cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ”
12:23 | 28/12/2020 Giải trí
Thu Hà phía "Hướng dương ngược nắng"
08:15 | 28/12/2020 Giải trí
Dư âm ĐT Việt Nam 2-2 U22 Việt Nam: Điểm sáng Quang Hải, nỗi lo hàng phòng ngự
08:03 | 28/12/2020 Giải trí
Những sự kiện thể thao nổi bật của năm 2020
07:41 | 28/12/2020 Giải trí
Nhiều nghệ sỹ hàng đầu tham gia đêm nhạc "Quy Nhơn Ngày xanh nắng"
21:46 | 27/12/2020 Giải trí
Top 10 thương vụ chuyển nhượng gây ấn tượng nhất năm 2020
15:21 | 26/12/2020 Giải trí
FIFA phân bổ suất dự World Cup nữ 2023: Thử thách cực lớn cho ĐT nữ Việt Nam
15:56 | 25/12/2020 Giải trí
Tiềm năng phát triển thể thao điện tử tại Việt Nam còn rất lớn
15:47 | 25/12/2020 Giải trí
Chuyển đổi số trong thể thao: Xu hướng phát triển tất yếu
13:17 | 24/12/2020 Giải trí
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics