Ưu tiên những dự án có khả năng giải ngân trong năm 2021
Hội nghị trực tuyến với các địa phương về giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài của Chính phủ 5 tháng đầu năm 2021. |
Tỷ lệ giải ngân thấp
Tại Hội nghị trực tuyến với các địa phương về giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài của Chính phủ 5 tháng đầu năm 2021 (Bộ Tài chính tổ chức ngày 14/6, tại Hà Nội), ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, tổng kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ODA, vay ưu đãi nước ngoài được giao đầu năm 2021 của các địa phương là 63.709 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 5, tổng số vốn đã giải ngân là 1.100,66 tỷ đồng (bằng 1,73% dự toán), trong đó có nhiều địa phương tỷ lệ giải ngân là 0%.
“Nếu tính riêng kế hoạch vốn được giao năm 2021 thì tỉ lệ giải ngân của các địa phương là rất thấp, thấp hơn hẳn tỉ lệ giải ngân 5 tháng đầu năm 2020. Nếu tính đến số vốn được giải ngân theo kế hoạch vốn 2020 được kéo dài, chuyển nguồn trong 5 tháng đầu năm 2021 thì tỉ lệ giải ngân này cũng vẫn thấp so với cùng kỳ năm 2020”, ông Trương Hùng Long đánh giá.
Theo Bộ Tài chính, trong 5 tháng đầu năm 2021, tác động của đại dịch Covid-19 đối với các dự án sử dụng vốn nước ngoài vẫn còn tiếp tục nặng nề do nhiều hoạt động sử dụng vốn vay ODA và vay ưu đãi đều gắn với yếu tố nước ngoài, từ khâu nhập máy móc, thiết bị cho đến huy động chuyên gia, nhân công, nhà thầu nước ngoài, tư vấn giám sát, dẫn đến thời gian nhận được ý kiến không phản đối của các nhà tài trợ kéo dài.
Chia sẻ về những khó khăn vướng mắc làm chậm tiến độ giải ngân vốn ODA, ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, ngoài các nguyên nhân từ dịch Covid-19, Hà Nội có một số khó khăn cụ thể. Đơn cử như dự án tuyến đường sắt đô thị số 3 gặp vướng mắc về điều chỉnh thời gian, kinh phí của các gói thầu do thời gian thực hiện của dự án kéo dài với nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chậm giải phóng mặt bằng (GPMB), liên quan đến việc GPMB các ga ngầm trong lõi đô thị. Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2 gặp vướng mắc do chưa thực hiện xong thủ tục điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án do liên quan đến quy hoạch ga ngầm C9 có vị trí ngay sát hồ Hoàn Kiếm nên không thi công được các gói thầu xây lắp.
Theo phản ánh của các địa phương, có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc chậm giải ngân. Như trong giai đoạn đáp ứng các điều kiện để được bố trí kế hoạch vốn đầu tư công hàng năm có các vướng mắc: chậm hoàn thành các thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án, điều chỉnh hiệp định/thỏa thuận vay; nguyên nhân thuộc về giao, phân bổ chi tiết kế hoạch vốn; chậm hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư (chậm GPMB, chậm thiết kế kỹ thuật và chậm thiết kế thi công...).
Chủ động phân bổ vốn cho các dự án
Đề xuất các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA, đại diện TP Hà Nội kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) sớm có hướng dẫn để các địa phương, các ngành rà soát để báo cáo Bộ KH&ĐT thực hiện thủ tục điều chỉnh kế hoạch vốn ODA 2021. Bộ Tài chính phối hợp các bộ sớm xem xét các thủ tục điều chỉnh các hiệp định với các nhà tài trợ; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sớm thực hiện các thủ tục kí hiệp định vay với các dự án trường nghề để các dự án thành phần có thể giải ngân được.
Để đẩy nhanh giải ngân nguồn vốn này, về phía các địa phương, Bộ Tài chính yêu cầu rà soát việc phân bổ lại dự toán phù hợp với tiến độ triển khai các dự án. Trong thẩm quyền được giao, chủ động điều chỉnh dự toán và báo cáo Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính trong trường hợp giảm dự toán được giao; ưu tiên bố trí phần vốn còn lại phù hợp với cơ chế tài chính của các dự án đang triển khai, thực hiện trên địa bàn của các địa phương. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan để đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh chủ trương đầu tư và điều chỉnh hiệp định vay, không để việc điều chỉnh làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai và giải ngân của các dự án. Về phía các chủ dự án, các Ban quản lý dự án cần chủ động triển khai các công việc thuộc trách nhiệm của chủ dự án, tránh tình trạng đùn đẩy, chờ ý kiến chỉ đạo, đặc biệt là đối với các dự án mua sắm thiết bị...
Ghi nhận những nguyên nhân khách quan đến từ khó khăn của dịch Covid-19 ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà, nguyên nhân khiến ông trăn trở nhất là nhiều dự án không có khối lượng thực hiện để đủ điều kiện thanh toán do chưa hoàn thành thủ tục đầu tư, GPMB, di dân tái định cư, tiến trình triển khai chậm; chậm xử lý đơn rút vốn; điều chỉnh dự án... Tựu trung lại là trình tự thủ tục kéo dài, làm cho dự án triển khai chậm.
Thứ trưởng đề nghị các cơ quan chức năng, các địa phương, các sở ngành liên quan có chỉ đạo quyết liệt để Ban quản lý dự án đẩy nhanh tiến độ, đồng thời, các ngành liên quan cần tích cực phối hợp để tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn từ nay đến cuối năm.
Trong thời gian tới, cần ưu tiên cho những dự án có khả năng giải ngân trong năm 2021 và những dự án sẽ kết thúc trong năm 2021 để đẩy nhanh tiến độ, có khối lượng hoàn thành. Các địa phương cần chủ động điều chỉnh phẩn bổ cho các dự án trong phạm vi của địa phương. Nếu có nhu cầu điều chỉnh tăng hoặc giảm vốn ODA trong năm thì các địa phương cần đánh giá kỹ và sớm báo cáo, đề xuất với Bộ KH&ĐT để Bộ tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ để điều chỉnh trong 6 tháng cuối năm cho phù hợp.
Tin liên quan
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
08:00 | 19/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng tiếp Giám đốc WB Mariam Sherman
16:13 | 13/12/2024 Tài chính
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
08:36 | 23/12/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Nhiều nỗ lực để bình ổn giá trong cao điểm lễ, tết 2025
07:51 | 20/12/2024 Tài chính
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế cần hướng tới tinh giản bộ máy theo mô hình quốc tế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
21:19 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế về đích thu ngân sách với tổng số thu ước đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
16:27 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước
21:13 | 18/12/2024 Tài chính
Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
10:00 | 17/12/2024 Tài chính
Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
08:24 | 16/12/2024 Tài chính
Giải đáp nhiều kiến nghị của doanh nghiệp tại hội nghị đối thoại về chính sách thuế - hải quan
09:19 | 15/12/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics