Ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ bó hẹp trong phạm vi một hệ thống, một ngành
Hội nghị có sự tham gia của 63 tỉnh, thành phố. |
Luôn tiên phong
Ông Nguyễn Thành Phúc – Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Bộ Tài chính luôn tiên phong thực hiện các chủ trương mới của Chính phủ về triển khai Chính phủ điện tử.
“Thứ trưởng Vũ Thị Mai đã quán triệt các quan điểm rất mới của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, triển khai Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số, làm thay đổi nhận thức cán bộ các cấp của Bộ Tài chính, từ trung ương đến địa phương trong triển khai Chính phủ điện tử” – ông Phúc nói, đồng thời nhấn mạnh “Bộ Tài chính là Bộ tiên phong trong triển khai các chủ trương mới của Chính phủ về triển khai Chính phủ điện tử. Ví dụ như kiến trúc Chính phủ điện tử, Bộ Tài chính là Bộ đầu tiên ban hành theo đúng khung kiến trúc Chính phủ điện tử”.
Cũng theo ông Phúc, Bộ Tài chính đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra về Chính phủ điện tử, như: Chỉ số dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, trung bình cả nước dưới 10%, nhưng Bộ Tài chính là 61%. Trong khi chỉ tiêu Chính phủ đặt ra đến cuối năm 2020 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là 30%.
Đó là nguyên nhân giúp Bộ Tài chính luôn đi đầu, xếp thứ nhất trong bảng xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT thực hiện Chính phủ điện tử. “Chúng tôi sẽ cam kết cùng Bộ Tài chính trong triển khai kế hoạch hành động của Bộ Tài chính” – ông Phúc nói.
Ở khía cạnh khác, ông Nguyễn Thế Trung – Thành viên Tổ công tác giúp việc Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử cho biết: Định danh số là một tài sản giá trị và là trụ cột của kinh tế số. Theo kinh nghiệm các nước thì Bộ Tài chính luôn là nhà cung cấp danh tính số đáng tin cậy nhất thông qua hệ thống Thuế. Việc triển khai danh tính số sẽ đảm bảo sự chính xác của các giao dịch, việc liên kết dữ liệu theo danh tính để quản trị nền tài chính vững mạnh hơn.
Vì vậy, ông Trung khuyến nghị Bộ Tài chính cần xác định việc xây dựng và quản lý danh tính số là một công việc quan trọng hàng đầu và cần nhanh chóng triển khai theo mô thức: triển khai trong nội bộ ngành, đẩy mạnh trụ cột danh tính số trong công tác Thuế hướng tới mở rộng tích hợp chia sẻ theo hướng của nghị định đề ra.
“Bộ Tài chính nên cân nhắc đưa ra các quy chế trong nội bộ để việc chia sẻ dữ liệu và sớm hình thành nền tảng chia sẻ dữ liệu và các cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính, dịch chuyển lên điện toán đám mây, cũng như đánh giá chuẩn bị kế hoạch về dữ liệu mở” – ông Trung nói.
Đồng bộ tất cả các hệ thống
Tiếp thu các ý kiến tham luận và đóng góp của các đơn vị, đồng thời xác định năm 2019 là năm bứt phá trong xây dựng Chính phủ điện tử, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai yêu cầu các đơn vị lưu ý việc triển khai ứng dụng CNTT không chỉ bó hẹp trong phạm vi một hệ thống, một ngành và phải đồng bộ, phục vụ những nhiệm vụ chung của Chính phủ, các Bộ ngành khác, phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Thứ trưởng cũng chỉ ra các nhiệm vụ trọng tâm mà khối công nghệ thông tin ngành Tài chính cần tập trung thực hiện trong năm 2019 và các năm tiếp theo.
Đó là: Tập trung triển khai các nhiệm vụ giao Bộ Tài chính chủ trì thực hiện như hoàn thành xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính trong năm 2022, tiếp tục phát triển, hoàn thiện đến năm 2025; hoàn thiện xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành quan trọng của ngành tài chính về thuế, hải quan, kho bạc, hoàn thành trong năm 2019; nghiên cứu, đề xuất, xây dựng và triển khai Hệ thống thông tin Ngân sách và Kế toán nhà nước số trong giai đoạn 2019 - 2020; thực hiện xây dựng và triển khai trong giai đoạn 2021 – 2025,...
Bên cạnh đó, triển khai kết nối liên thông gửi, nhận văn bản điện tử, xây dựng cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ Tài chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; xây dựng các hệ thống ứng dụng cốt lõi và hoàn thành Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành; xây dựng, khai thác, sử dụng hiệu quả các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nội bộ ngành Tài chính.
Đồng thời, hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin trong ngành theo các công nghệ hiện đại; đảm bảo an ninh an toàn cho hoạt động của các hệ thống thông tin ngành Tài chính; đảm bảo điều kiện, năng lực đồng bộ, thống nhất tại các cơ quan trung ương và các cơ quan tài chính địa phương đáp ứng yêu cầu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động nghiệp vụ tài chính; đổi mới công tác quản lý đầu tư, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin ngành Tài chính đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ hiện đại hóa ngành.
Quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước | |
Người dân và doanh nghiệp cùng hưởng lợi | |
Hệ thống CNTT tập trung của Cơ chế một cửa quốc gia vận hành thế nào? |
Đặc biệt, Thứ trưởng Vũ Thị Mai cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng lĩnh vực trong ngành Tài chính.
Đơn cử như đối với lĩnh vực thuế, tiếp tục đổi mới, nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các khâu quản lý thuế; xây dựng một hệ thống thông tin quản lý thuế tích hợp, tập trung, công khai minh bạch, hiệu quả, theo chuẩn mực quốc tế, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, thuận lợi cho quản lý thuế, tăng tốc độ xử lý công việc, giảm chi phí hoạt động, cũng như đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả của quản lý nhà nước.
Đối với lĩnh vực hải quan, xây dựng và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin hải quan xử lý tập trung trên nền tảng công nghệ hiện đại, có khả năng sẵn sàng cao trên cơ sở tích hợp chặt chẽ với các hệ thống thông tin của các bên liên quan; thực hiện thành công Cơ chế một cửa quốc gia và kết nối Cơ chế một cửa ASEAN, đảm bảo rút ngắn thời gian thực hiện thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho doanh nghiệp đạt mức trung bình của ASEAN-4.
Đối với lĩnh vực kho bạc, triển khai toàn diện ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước để thực hiện tốt các chức năng: quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tăng cường năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước trên cơ sở thực hiện tổng kế toán nhà nước,...
“Phát huy kết quả đã đạt được, tôi tin tưởng rằng ứng dụng CNTT ngành tài chính trong giai đoạn 2019-2020, định hướng 2025 sẽ có những bước chuyển mạnh mẽ, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mục tiêu đã đề ra” – Thứ trưởng kết luận.
Tin liên quan
Cửa khẩu thông minh - “chìa khóa” để Lạng Sơn cất cánh
08:50 | 24/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
19:15 | 08/01/2025 Tài chính
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
21:32 | 07/01/2025 Thuế - Kho bạc
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
21:31 | 07/01/2025 Tài chính
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Phấn đấu hoàn thành toàn diện nhiệm vụ công tác thuế năm 2025
09:15 | 02/01/2025 Tài chính
Tháo gỡ khó khăn khi giải ngân vốn đầu tư công tăng tốc "về đích"
08:40 | 02/01/2025 Tài chính
Giao dự toán thu ngân sách 2025 tối thiểu bằng mức Thủ tướng Chính phủ giao
07:54 | 02/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng gửi thư chúc mừng năm mới 2025
10:46 | 01/01/2025 Tài chính
TPHCM phấn đấu năm 2025 thu ngân sách trên 520.000 tỷ đồng
00:07 | 01/01/2025 Tài chính
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Ngành Tài chính quyết tâm tạo bước đột phá phát triển kinh tế đất nước
00:00 | 01/01/2025 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
Vedan Việt Nam 12 năm vững vàng trong “Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam”
Năm 2024, Ford Việt Nam đạt kỷ lục bán 42.175 xe
Trao Huân chương Chiến công cho các tập thể, cá nhân thuộc Cục Hải quan Hải Phòng
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Hải quan Hải Phòng
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics