Facebook Twitter youtube Tiktok

Tuyên bố chung Việt Nam-Nhật Bản nhân chuyến thăm của Thủ tướng

Hai Thủ tướng tin tưởng quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản còn nhiều tiềm năng to lớn để phát triển sâu sắc hơn nữa.

Tuyen bo chung Viet Nam-Nhat Ban nhan chuyen tham cua Thu tuong hinh anh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tại cuộc gặp gỡ báo chí ở Tokyo, tối 24/11/2021 (giờ địa phương). (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hai bên đã nhất trí ra Tuyên bố chung Hướng tới một giai đoạn mới của quan hệ Đối tác Chiến lược Sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản vì Hoà bình và Thịnh vượng ở châu Á.

TTXVN trân trọng đăng phát toàn văn văn kiện quan trọng này:

Hướng tới một giai đoạn mới của quan hệ Đối tác Chiến lược Sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản vì Hoà bình và Thịnh vượng ở châu Á

Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 22 đến ngày 25/11/2021.

Thủ tướng Phạm Minh Chính là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Nhật Bản sau khi Nhật Bản thành lập chính quyền mới. Hai bên nhất trí hợp tác chặt chẽ nhằm đưa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản phát triển lên tầm cao mới, ngày càng sâu sắc, thực chất và hiệu quả trên mọi lĩnh vực. Nội dung hợp tác giữa hai nước được liệt kê trong Danh mục hợp tác Việt-Nhật.

Hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản, hai bên vui mừng trước những thành tựu nổi bật của quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực trong nửa thế kỷ qua. Tại thời điểm đầy ý nghĩa này, hai bên bày tỏ niềm tin vào tương lai tươi sáng của quan hệ Việt Nam-Nhật Bản trong nửa thế kỷ tới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chuyển lời chào, lời thăm hỏi và lời mời sớm thăm Việt Nam của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới Nhà Vua và Hoàng hậu và các nhà lãnh đạo Nhật Bản.

Sự phát triển của quan hệ Việt Nam-Nhật Bản

1. Hai bên hoan nghênh sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện và thực chất của quan hệ Việt Nam-Nhật Bản trên nhiều lĩnh vực; khẳng định Nhật Bản và Việt Nam là đối tác quan trọng của nhau, chia sẻ nhiều lợi ích chiến lược.

Hai bên tin tưởng quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản còn nhiều tiềm năng to lớn để phát triển sâu sắc hơn nữa. Hai bên nhất trí tiếp tục hợp tác chặt chẽ nhằm duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới.

Nhật Bản ghi nhận vai trò ngày càng tăng và đóng góp xây dựng của Việt Nam đối với các vấn đề quốc tế và khu vực; khẳng định tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Việt Nam khẳng định vai trò của Nhật Bản là đối tác quan trọng và lâu dài của Việt Nam, bày tỏ mong muốn Nhật Bản sẽ tiếp tục đóng vai trò tích cực và xây dựng đối với các vấn đề quốc tế và khu vực.

2. Những chuyến thăm và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước được duy trì thường xuyên đã góp phần tăng cường quan hệ chính trị. Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư năng động, góp phần thúc đẩy sự kết nối giữa hai nền kinh tế.

Hai bên cũng đạt được nhiều tiến triển thực chất trong hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực, bao gồm an ninh, nông nghiệp, khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, lao động, xây dựng, công nghệ thông tin truyền thông, y tế, văn hóa, du lịch, thể thao, giao lưu địa phương và giao lưu nhân dân. Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao việc Nhật Bản tổ chức thành công Olympic và Paralympic Tokyo 2020.

3. Việt Nam cảm ơn Chính phủ và nhân dân Nhật Bản về sự hỗ trợ hiệu quả trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam thông qua viện trợ phát triển chính thức (ODA) trong 30 năm qua. Việt Nam đánh giá cao vai trò và đóng góp tích cực của các doanh nghiệp Nhật Bản đối với sự nghiệp phát triển kinh tế và xây dựng đất nước của Việt Nam.

Hợp tác phòng chống đại dịch COVID-19

4. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã và đang gây ra những tác động kinh tế-xã hội chưa từng có đối với mọi quốc gia trên thế giới, bao gồm Việt Nam và Nhật Bản, hai Thủ tướng nhất trí hợp tác chặt chẽ trong việc triển khai các biện pháp phòng chống đại dịch COVID-19.

5. Thủ tướng Kishida Fumio thông báo Chính phủ Nhật Bản sẽ hỗ trợ bổ sung 1,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho Chính phủ Việt Nam. Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng cảm ơn và đánh giá cao Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đến nay đã hỗ trợ cho Việt Nam tổng cộng 5,6 triệu liều vaccine và nhiều trang thiết bị, vật tư y tế khác. Hai bên nhất trí tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong việc nghiên cứu và sản xuất vaccine và thuốc điều trị COVID-19.

Tăng cường quan hệ chính trị và hợp tác quốc phòng-an ninh

Hai bên nhất trí tiếp tục duy trì các chuyến thăm, tiếp xúc và đối thoại cấp cao, giao lưu giữa các chính đảng và quốc hội hai nước dưới nhiều hình thức, bao gồm trong khuôn khổ các cơ chế đa phương. Hai bên khẳng định tiếp tục nỗ lực nâng cao hiệu quả các cơ chế đối thoại và tham vấn hiện có trên nhiều lĩnh vực.

7. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác nhằm giải quyết các thách thức an ninh phi truyền thống như an ninh mạng, tội phạm mạng, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh lương thực và an ninh tài nguyên. Hai bên chia sẻ nhận thức về tầm quan trọng của chuỗi cung ứng bền vững, đa dạng, an toàn và minh bạch.

8. Là các quốc gia ven biển, hai bên ghi nhận tầm quan trọng của việc duy trì tự do và rộng mở trên biển, tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 và Hiến chương Liên hợp quốc.

Hai bên khẳng định tiếp tục tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh hàng hải, trong đó có việc xây dựng năng lực cho các cơ quan liên quan của Việt Nam, phát triển kinh tế biển, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên biển.

Tuyen bo chung Viet Nam-Nhat Ban nhan chuyen tham cua Thu tuong hinh anh 2

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio chứng kiến lễ trao Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam và Hiệp hội toàn quốc về hỗ trợ và phát triển nhân lực nước ngoài Nhật Bản. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

9. Hai Thủ tướng hoan nghênh tiến triển của những nỗ lực hợp tác giữa các cơ quan quốc phòng hai nước, trong khuôn khổ ý tưởng hợp tác quốc phòng song phương Việt Nam-Nhật Bản ở giai đoạn mới vì hòa bình và ổn định tại khu vực và trên thế giới.

Thủ tướng Kishida Fumio thông báo Nhật Bản sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam, bao gồm việc cử chuyên gia, chủ yếu từ Lực lượng Phòng vệ trên bộ Nhật Bản, tới hỗ trợ Việt Nam trong công tác chuẩn bị tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình. Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao sáng kiến này.

Hai bên hoan nghênh những nỗ lực của cơ quan quốc phòng hai nước nhằm đẩy mạnh tham vấn về việc chuyển giao các trang thiết bị cụ thể, bao gồm tàu hải quân và các trang thiết bị liên quan theo Thoả thuận Hợp tác chuyển giao thiết bị và công nghệ quốc phòng giữa hai nước. Hai Thủ tướng hoan nghênh việc các cơ quan quốc phòng hai nước thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng và quân y.

Hợp tác thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19

10. Thủ tướng Kishida Fumio tuyên bố Nhật Bản sẽ tiếp tục đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam. Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao chiến lược kinh tế mới của Thủ tướng Kishida Fumio về vòng tuần hoàn tăng trưởng và phân phối hợp lý và công bằng, và bày tỏ tin tưởng rằng chiến lược mới sẽ đưa Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển ổn định mới. Nhật Bản đánh giá cao những định hướng chiến lược của Việt Nam, được thể hiện trong Chiến lược Phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030.

11. Hai Thủ tướng nhất trí hợp tác nhằm tạo thuận lợi cho việc thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp hai bên, cải thiện môi trường đầu tư thông qua hợp tác trong những lĩnh vực như chuyển đổi số, đa dạng hóa cơ sở sản xuất, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, hướng tới xây dựng chuỗi cung ứng bền vững trên phạm vi toàn cầu, bao gồm cả ở Việt Nam và Nhật Bản.

Những nỗ lực này là chìa khóa khôi phục kinh tế sau đại dịch COVID-19. Hai bên sẽ tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực phát triển công nghiệp, xem xét mở rộng quy mô hợp tác về đào tạo và tham vấn về kaizen (đổi mới), kết nối kinh doanh, xây dựng năng lực cho doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo nhằm giúp các doanh nghiệp này tham gia vào chuỗi cung ứng của các công ty Nhật Bản ở Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới.

12. Hai Thủ tướng chia sẻ nhận thức về chuyển đổi số và phát triển kinh tế số, khi xã hội số đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn hậu COVID-19. Hai Thủ tướng nhất trí tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, công nghệ thông tin và truyền thông, chuyển đổi số, kinh tế số, phát triển đô thị thông minh thông qua các nghiên cứu hình thành dự án, hạ tầng băng thông rộng bao gồm 5G và an ninh thông tin.

Hai Thủ tướng ghi nhận rằng hệ sinh thái công nghệ xây dựng trên sự tin cậy, toàn vẹn và tự cường sẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo và làm cho cuộc sống của người dân an toàn, thịnh vượng và viên mãn hơn, góp phần giải quyết một số thách thức toàn cầu lớn nhất như tăng trưởng công bằng, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng và dịch bệnh.

Tuyen bo chung Viet Nam-Nhat Ban nhan chuyen tham cua Thu tuong hinh anh 3

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

13. Hai Thủ tướng đánh giá cao vai trò và đóng góp tích cực của viện trợ phát triển chính thức Nhật Bản, chia sẻ ý định tiếp tục thực hiện hiệu quả và thuận lợi hợp tác phát triển giữa hai nước trên cơ sở bảo đảm lợi ích đôi bên và phù hợp với nhu cầu của Việt Nam.

Hai Thủ tướng nhất trí phối hợp thúc đẩy gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam. Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh các doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư, tái khẳng định Việt Nam cam kết xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, sẵn sàng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Hai Thủ tướng nhất trí phối hợp chặt chẽ tháo gỡ vướng mắc trong triển khai một số dự án sử dụng vốn viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản tại Việt Nam, thúc đẩy kết nối khu vực cũng như các dự án cơ sở hạ tầng giao thông trọng điểm như đường sắt, sân bay, cảng, đường cao tốc ở Việt Nam, góp phần phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp.

Hai Thủ tướng nhất trí tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác sử dụng vốn viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch COVID-19 nhằm đáp ứng các nhu cầu mới phát sinh và lợi ích của hai nước, tương xứng với tiềm năng to lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược Sâu rộng hướng tới tương lai, với trọng tâm trong bốn lĩnh vực: hạ tầng giao thông, hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, y tế và chuyển đổi số, vì mục tiêu phục hồi kinh tế hậu đại dịch, cần tính đến tầm quan trọng của các ưu đãi, thủ tục tinh giản tối đa và linh hoạt trong quá trình thực hiện. Hai Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan hữu quan của hai nước tiến hành thảo luận sâu rộng về các chương trình hợp tác này.

14. Hai Thủ tướng khẳng định Việt Nam và Nhật Bản sẽ đẩy mạnh hợp tác du lịch và tạo điều kiện đi lại cho nhân dân hai nước, phấn đấu sớm phục hồi trao đổi khách du lịch đạt 1,5 triệu lượt như mức trước đại dịch, hướng đến trao đổi khách du lịch cao hơn nữa trong các năm sau. Hai Thủ tướng khẳng định tiếp tục trao đổi sớm công nhận hộ chiếu vaccine của nhau.

Hợp tác phát triển nguồn nhân lực

15. Hai Thủ tướng khẳng định nỗ lực thúc đẩy hợp tác cải cách hành chính ở Việt Nam, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và thúc đẩy hoạt động đào tạo dành cho cán bộ cấp cao và chủ chốt của Đảng và Chính phủ.

Hai Thủ tướng nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong xử lý các vấn đề liên quan tới thực tập sinh, lưu học sinh Việt Nam, những người đang đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế và xã hội Nhật Bản. Nhận thức được sự cần thiết của việc cải thiện môi trường, điều kiện sinh sống và an sinh xã hội của thực tập sinh và lưu học sinh Việt Nam, hai Thủ tướng giao các cơ quan chức năng của hai nước cùng nhau làm việc để giải quyết vấn đề này.

Hợp tác về phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu và nông nghiệp

16. Hai Thủ tướng ghi nhận tầm quan trọng của việc duy trì hợp tác trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững, giảm rủi ro thiên tai, giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu và chuyển đổi xanh.

Hai Thủ tướng tái khẳng định quyết tâm triển khai các thỏa thuận và cam kết toàn cầu về phát triển bền vững, trong đó có Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và Khung Giảm nhẹ rủi ro thiên tai Sendai giai đoạn 2015-2030.

Thủ tướng Kishida Fumio hoan nghênh cam kết đạt trung hòa carbon vào năm 2050 của Việt Nam, được Thủ tướng Phạm Minh Chính công bố tại Hội nghị Thượng đỉnh Các nhà lãnh đạo thế giới trong khuôn khổ Hội nghị COP26, và đánh giá cam kết này phù hợp với mục tiêu giữ nhiệt độ Trái Đất tăng không quá 1,5 độ C của Hiệp định Paris.

Hai Thủ tướng nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi xanh, cắt giảm khí thải, tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường nhằm thực hiện các cam kết trên.

Tuyen bo chung Viet Nam-Nhat Ban nhan chuyen tham cua Thu tuong hinh anh 4

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Santo Akiko. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

17. Hai nhà lãnh đạo tái khẳng định sự hợp tác chặt chẽ nhằm tiếp tục triển khai hiệu quả “Tầm nhìn Trung và dài hạn hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Nhật Bản”, thúc đẩy hợp tác nông nghiệp chất lượng cao, bao gồm thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ và tri thức trong lĩnh vực này.

Hợp tác về chuyển đổi năng lượng

18. Hai Thủ tướng ghi nhận tầm quan trọng của việc vừa đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững, vừa giảm phát thải khí nhà kính, cũng như các lộ trình chuyển đổi thực tế khác nhau tùy theo hoàn cảnh của mỗi nước và không ngừng đổi mới sáng tạo để đạt trung hòa carbon vào năm 2050.

Thủ tướng Kishida thông báo Nhật Bản sẽ hỗ trợ toàn diện quá trình chuyển đổi năng lượng ở Việt Nam thông qua “Sáng kiến Chuyển đổi năng lượng châu Á (AETI),” bao gồm việc xây dựng lộ trình chuyển đổi. Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh quyết định này của Nhật Bản.

Hợp tác kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam

19. Hai Thủ tướng chia sẻ nhận thức về tầm quan trọng của việc tổ chức các sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản vào năm 2023 xứng tầm với quan hệ hai nước.

Hai Thủ tướng khẳng định hai nước sẽ hợp tác chặt chẽ để thực hiện thành công các dự án nhằm thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị, sự hiểu biết, và giao lưu giữa nhân dân hai nước.

Các vấn đề khu vực và quốc tế

20. Thủ tướng Kishida Fumio chúc mừng Việt Nam đảm nhiệm thành công vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 và Chủ tịch ASEAN 2020. Thủ tướng Kishida Fumio cảm ơn Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ trong thời gian đảm nhiệm vai trò Điều phối viên quan hệ ASEAN-Nhật Bản nhiệm kỳ 2018-2021.

Hai Thủ tướng tái khẳng định cam kết tăng cường hợp tác sâu rộng tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như Liên hợp quốc, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM), Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), ASEAN+3, Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nhật Bản, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) nhằm đóng góp tích cực và xây dựng đối với việc duy trì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực và trên thế giới.

21. Hai Thủ tướng tái khẳng định tầm quan trọng của sự đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN và hợp tác chặt chẽ nhằm thực hiện vững chắc và hiệu quả Kế hoạch thực thi sửa đổi Tuyên bố Tầm nhìn về Hữu nghị và Hợp tác ASEAN-Nhật Bản, cũng như Tuyên bố chung của Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nhật Bản lần thứ 23 về Hợp tác triển khai Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Hai Thủ tướng ghi nhận tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác nhằm giải quyết các thách thức chưa từng có do đại dịch COVID-19 đặt ra đối với khu vực và thế giới; chia sẻ ý định phối hợp thúc đẩy hợp tác ASEAN-Nhật Bản nhằm ứng phó với đại dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Hai Thủ tướng hoan nghênh những thành tựu nổi bật của hợp tác ASEAN-Nhật Bản, hướng tới loạt sự kiện kỷ niệm 50 năm quan hệ hữu nghị hợp tác ASEAN-Nhật Bản năm 2023.

Hai Thủ tướng nhất trí rằng Hội nghị Cấp cao đặc biệt do Nhật Bản đăng cai tổ chức vào năm 2023 là cơ hội lịch sử để đưa quan hệ đối tác ASEAN-Nhật Bản lên tầm cao mới.

Tuyen bo chung Viet Nam-Nhat Ban nhan chuyen tham cua Thu tuong hinh anh 5

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với các nhà đầu tư Nhật Bản. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

22. Hai Thủ tướng hài lòng ghi nhận sự tiến triển vững chắc của hợp tác Mekong-Nhật Bản. Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ cảm ơn Nhật Bản đã có đóng góp lâu dài cho sự phát triển của khu vực Mekong.

Hai Thủ tướng nhất trí tăng cường hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả và vai trò của hợp tác Mekong-Nhật Bản trong thời gian tới. Hai Thủ tướng tái khẳng định tầm quan trọng của quản lý và phát triển bền vững sông Mekong và chia sẻ ý định thúc đẩy hợp tác chặt chẽ giữa cơ chế hợp tác Mekong-Nhật Bản với các tổ chức ở khu vực Mekong, đặc biệt là Ủy hội sông Mekong quốc tế.

23. Hai Thủ tướng nhất trí thúc đẩy hơn nữa tự do thương mại và hoan nghênh việc Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực vào ngày 1/1/2022. Hai Thủ tướng nhắc lại sự cần thiết phải phối hợp với các bên để bảo đảm việc thực thi đầy đủ hiệp định.

Hai Thủ tướng nhất trí về tầm quan trọng của việc cùng các thành viên khác đề cao các tiêu chuẩn cao của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

24. Hai Thủ tướng bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình ở Biển Đông, những nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng và gia tăng căng thẳng.

Hai Thủ tướng tái khẳng định tầm quan trọng của duy trì hòa bình, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông, tự kiềm chế, giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Hai Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kêu gọi các nước liên quan tránh các hành động đơn phương nhằm quân sự hóa, thay đổi nguyên trạng hoặc làm phức tạp tình hình ở Biển Đông.

Hai Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), ghi nhận tiến triển của đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) và nhấn mạnh tầm quan trọng của một COC hiệu quả và thực chất, phù hợp với UNCLOS 1982.

25. Thủ tướng Kishida giải thích về nỗ lực của Nhật Bản nhằm hiện thực hoá khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Hai Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của một trật tự tự do và rộng mở dựa trên luật lệ, tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm Hiến chương Liên hợp quốc, độc lập và chủ quyền của các quốc gia, nhằm đạt được sự ổn định, hợp tác và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và trên thế giới.

Hai Thủ tướng hoan nghênh những đóng góp và sáng kiến của hai nước cho mục tiêu này. Thủ tướng Kishida Fumio tái khẳng định Việt Nam và ASEAN là những đối tác quan trọng của Nhật Bản, Nhật Bản sẵn sàng ủng hộ và hợp tác với Việt Nam và ASEAN, bao gồm trong khuôn khổ Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, dưới nguyên tắc tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN.

26. Hai Thủ tướng trao đổi ý kiến và bày tỏ quan ngại trước tình hình gần đây trên Bán đảo Triều Tiên, bao gồm các vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên không có lợi cho hòa bình và an ninh khu vực.

Hai Thủ tướng khẳng định tầm quan trọng của hợp tác quốc tế và việc thực thi đầy đủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, cũng như tính cấp bách của việc tất cả các bên liên quan tiếp tục nỗ lực tìm kiếm các giải pháp hòa bình và ngoại giao cho vấn đề này, bao gồm việc giải giáp toàn bộ vũ khí hủy diệt hàng loạt và tên lửa đạn đạo ở mọi tầm bắn theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, vì hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và thịnh vượng của khu vực và thế giới.

Hai Thủ tướng tái khẳng định cam kết tăng cường hợp tác nhằm giải quyết ngay vấn đề bắt cóc.

27. Thủ tướng Kishida Fumio ủng hộ các nỗ lực của ASEAN như việc thực hiện Đồng thuận Năm điểm nhằm giải quyết tình hình ở Myanmar, nhấn mạnh tầm quan trọng của phản hồi mang tính xây dựng từ phía Myanmar.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn Nhật Bản ủng hộ nỗ lực của ASEAN trong việc giải quyết vấn đề Myanmar, bao gồm hoạt động viện trợ nhân đạo. Hai Thủ tướng khẳng định tiếp tục hợp tác hơn nữa về vấn đề Myanmar.

28. Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam ủng hộ việc Nhật Bản ứng cử vị trí Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2024.

Hai Thủ tướng tái khẳng định tầm quan trọng của cải cách Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Thủ tướng Kishida bày tỏ cảm ơn Việt Nam ủng hộ tiến trình cải cách Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, trong đó có việc Nhật Bản trở thành ủy viên thường trực.

29. Hai Thủ tướng tái khẳng định cam kết hiện thực hóa một thế giới không có vũ khí hạt nhân; chia sẻ quan điểm rằng Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) là nền tảng của cơ chế giải trừ hạt nhân và không phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế, Việt Nam và Nhật Bản sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ nhằm đảm bảo thành công Hội nghị Kiểm điểm việc thực thi Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân lần thứ 10.

Về vấn đề này, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam đối với sáng kiến của Nhật Bản đệ trình nghị quyết “Các tiến trình hành động chung và đối thoại hướng tới tương lai vì một thế giới không có vũ khí hạt nhân” được thông qua tại Ủy ban Một của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 27 tháng 10 năm 2021. Thủ tướng Kishida Fumio bày tỏ đánh giá cao sự ủng hộ của Việt Nam.

Tuyen bo chung Viet Nam-Nhat Ban nhan chuyen tham cua Thu tuong hinh anh 6

Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Fukuda Tomikazu, Thống đốc tỉnh Tochigi (Nhật Bản) cùng các đại biểu chụp ảnh chung. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Thủ tướng Phạm Minh Chính chân thành cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, nồng hậu của Thủ tướng Kishida Fumio dành cho Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng mời Thủ tướng Kishida Fumio thăm Việt Nam trong thời gian sớm nhất. Thủ tướng Kishida Fumio cảm ơn và đánh giá cao lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính./.

Theo Vietnam+

Tin liên quan

Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana

Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana

Hai bên nhất trí về sự cần thiết tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, kết nối doanh nghiệp và tạo điều kiện cho các sản phẩm xuất khẩu tiếp cận thị trường của nhau.
Thủ tướng chia sẻ 3 đề xuất thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tại G20

Thủ tướng chia sẻ 3 đề xuất thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tại G20

Việt Nam cam kết sẽ nỗ lực hết sức mình cùng phấn đấu thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050, đóng góp cho sự phát triển của một thế giới xanh, sạch, đẹp, bền vững.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 bảo đảm cho xóa đói nghèo toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 bảo đảm cho xóa đói nghèo toàn cầu

Thủ tướng dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và có bài phát biểu quan trọng, đề xuất 3 bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa đói nghèo trên phạm vi toàn cầu.
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo

(HQ Online) - Những gần đây, trí tuệ nhân tạo (AI) đã có những bước tiến vượt bậc, ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Những tiến bộ của AI mang lại nhiều cơ hội to lớn cho ngành Giáo dục và Đào tạo.
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

(HQ Online) - Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (TC&QCKT) hiện hành được đánh giá là chưa đáp ứng đầy đủ các quy định, cam kết về loại bỏ hàng rào kỹ thuật trong thương mại tại các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới.
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia, chiều 21/11, hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG

Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG

(HQ Online) - Việc triển khai các yếu tố Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) không chỉ là một yêu cầu đạo đức trong kinh doanh mà còn trở thành xu hướng phát triển tất yếu đối với các doanh nghiệp và ngân hàng.
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại

Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại

(HQ Online) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 21/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo các đồng chí: Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể; chưa xem xét, xử lý kỷ luật đồng chí Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim

Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Anwar Ibrahim chia sẻ quan điểm chung về việc tăng cường kết nối kinh tế hướng tới phát triển bền vững, tạo thêm nguồn lực cho giai đoạn phát triển mới của cả hai nước.
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện

Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online

Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online

(HQ Online) - Với đại đa số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước

Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước

Sau 7 mùa giải với những thành công vang dội và nhiều dấu ấn khó quên, Giải bóng đá các Cơ quan Báo chí toàn quốc Press Cup đã trở thành sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước.
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít

Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít

(HQ Online) - Giá các loại xăng dầu được điều chỉnh giảm trong kỳ điều hành ngày 21/11, áp dụng từ 15 giờ cùng ngày.
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

(HQ Online) - GE Vernova Foundation vừa công bố hỗ trợ 100.000 USD cho người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi. Ngân sách này thuộc gói cứu trợ trị giá 500.000 USD nhằm khắc phục hậu quả thiên tai ở châu Á, châu Âu và Hoa Kỳ, qua sự hợp tác với các tổ chức CARE, Team Rubicon và Hội Chữ thập đỏ Tây Ban Nha.
Ban hành kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Ban hành kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

(HQ Online) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 20/11/2024 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Vấn đề Bạn quan tâm

Tin mới

Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Cần triển khai chuyển đổi số trong lĩnh vực chống hàng giả một cách hiệu quả, đảm bảo độ bảo mật cao...
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường

Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường

Trong quý 3/2024, ngành dệt may ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng, với kim ngạch xuất khẩu 12,4 tỷ USD...
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo

Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo

Liên minh Toàn cầu chống đói nghèo vừa chính thức được ra mắt tại Brazil, trong bối cảnh nước này chủ trì Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Rio de Janeiro. Với sự tham gia của 41 quốc gia
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản

Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản

Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử của nghề môi giới bất động sản có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh thị trường BĐS đang khó khăn, thiếu minh bạch.
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu

Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu

Nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung đối với quản lý hàng hóa loại hình hàng gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất sẽ có nhiều điểm mới
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024

Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024

(HQ Online) - Nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thi hành công vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu toàn Ngành tổ chức triển khai và thực hiện nghiêm túc các quy định liên quan đến kỷ luật, kỷ cương hành chính; tuân thủ quy định về thực thi chuyên môn, nghiệp vụ; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng hiệu quả trang thiết bị và tài sản công; đồng thời nâng cao tinh thần hợp tác giữa các đơn vị trong và ngoài ngành.
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp

(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp

Năm 2024, đánh dấu chặng đường 10 năm ngành Hải quan triển khai Chương trình phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp ở 3 cấp Tổng cục, cấp cục hải quan và cấp chi cục hải quan.
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024) có các tin chính sau:
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

Số thu ngân sách tại 10 cục hải quan tỉnh, thành phố chiếm số thu lớn của toàn ngành Hải quan đạt 297.230 tỷ đồng, tăng 11,86% so với cùng kỳ năm 2023.
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 10 (1-15/10/2024) đạt gần 32 tỷ USD.
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu

Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu

Nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung đối với quản lý hàng hóa loại hình hàng gia công, sản xuất ...
Giá trị lịch sử- văn hóa của tòa nhà được xếp hạng di tích của Hải quan TPHCM

Giá trị lịch sử- văn hóa của tòa nhà được xếp hạng di tích của Hải quan TPHCM

Ngày 22/11, Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM - Hội Di sản Văn hóa TPHCM đã trao Bằng xếp ...
Hải quan Quảng Bình: Tăng thu ngân sách nhờ thu hút doanh nghiệp

Hải quan Quảng Bình: Tăng thu ngân sách nhờ thu hút doanh nghiệp

Cục Hải quan Quảng Bình sớm hoàn thành và vượt chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước 2024, đạt số ...
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan

Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan

Trên 300 doanh nghiệp phía Nam có kim ngạch XNK lớn đã tham dự Hội thảo góp ý cho dự ...
Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan

Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Tổng cục Hải quan chỉ đạo các hoạt động cải cách, hiện đại ...
Lào Cai hướng tới trung tâm logistics cửa khẩu hàng đầu cả nước

Lào Cai hướng tới trung tâm logistics cửa khẩu hàng đầu cả nước

Lào Cai nằm ở vị trí trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - ...
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Cần triển khai chuyển đổi số trong lĩnh vực chống hàng giả một cách hiệu quả, đảm bảo độ bảo ...
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

“Hiểu hàng Thật - Tránh hàng giả” là chủ đề xuyên suốt của sự kiện nhằm hưởng ứng có hiệu ...
Chuyến “xuất ngoại” không hẹn ngày về

Chuyến “xuất ngoại” không hẹn ngày về

Với hành vi vận chuyển 70kg ma tuý, chuyến “xuất ngoại” của 5 vị khách người Lào đã không hẹn ...
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát ...
35 tấn đường lậu trên xe ô tô chạy tuyến Bắc- Nam

35 tấn đường lậu trên xe ô tô chạy tuyến Bắc- Nam

Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên vừa kiểm tra lưu thông, phát hiện phương tiện vận tải đang vận ...
Lĩnh án 3 năm tù vì vận chuyển sừng tê giác, vảy tê tê

Lĩnh án 3 năm tù vì vận chuyển sừng tê giác, vảy tê tê

Công an tỉnh Cao Bằng đã phát hiện và bắt giữ đối tượng Hoàng Văn Thịnh có hành vi vận ...
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản

Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản

Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử của nghề môi giới bất động sản có ý nghĩa đặc ...
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

Đại diện Sở Tư pháp và Công an TP HCM đã phổ biến, giải đáp nhiều thắc mắc của kiều ...
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động

QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động

Quan trắc Môi trường lao động là hoạt động kiểm tra, đánh giá các yếu tố trong môi trường làm ...
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử

Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử

Sự phát triển lớn mạnh của các hệ thống thương mại điện tử, logistics, hàng nước ngoài tràn vào khiến ...
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp

Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp

Với đà tăng trưởng mạnh mẽ, thị trường thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam sẽ còn ...
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng

Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng

Tháng 10 vừa qua, cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng (TC-HICT) đã lập kỷ lục với sản lượng ...
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng

Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng

Một trong những vấn đề được chú ý tại dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) là ...
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Tại phiên thảo luận tổ, các đại biểu Quốc hội đều cơ bản tán thành với những sửa đổi, bổ ...
Hải quan Hà Nội giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về chính sách thuế

Hải quan Hà Nội giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về chính sách thuế

Thủ tục tham vấn hay vấn đề hoàn thuế khi có điều khoản giảm giá… là những vấn đề được ...
Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang ...
Thực phẩm xuất khẩu có cần bổ sung I-ốt?

Thực phẩm xuất khẩu có cần bổ sung I-ốt?

Hiện nay, sản phẩm thực phẩm chế biến Việt Nam, trong đó các sản phẩm thủy sản đã được xuất ...
Quá thời hạn không khai bổ sung thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế

Quá thời hạn không khai bổ sung thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế

Trường hợp quá thời hạn mà người khai hải quan không thực hiện khai bổ sung hoặc khai bổ sung ...
"VinFast Feliz S: Lựa chọn hoàn hảo với chi phí thấp và tính năng vượt trội"

"VinFast Feliz S: Lựa chọn hoàn hảo với chi phí thấp và tính năng vượt trội"

Với thiết kế hiện đại, chi phí sử dụng rẻ, không gian cốp xe rộng rãi và có thể di ...
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10

Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10

Đáng chú ý, về thị trường, lượng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống mà Việt Nam nhập khẩu ...
Chỉ nửa đầu tháng 11, nhập khẩu hơn 10.000 ô tô

Chỉ nửa đầu tháng 11, nhập khẩu hơn 10.000 ô tô

Tính chung từ đầu năm đến 15/11, cả nước nhập khẩu 153.011 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ...
Hình ảnh đầu tiên của những chiếc Omoda C5 tại cảng Hải Phòng

Hình ảnh đầu tiên của những chiếc Omoda C5 tại cảng Hải Phòng

Lô xe đầu tiên nhập khẩu từ Indonesia của thương hiệu nổi tiếng Trung Quốc, Omoda C5 đã cập cảng ...
GAC MOTOR Việt Nam ưu đãi lớn trong tháng 11

GAC MOTOR Việt Nam ưu đãi lớn trong tháng 11

Ngày 19/11/2024, GAC MOTOR Việt Nam cùng hệ thống đại lý triển khai chương trình “Đón xế yêu – nhận ...
Trung Quốc và EU đạt được đồng thuận kỹ thuật về thuế quan xe điện

Trung Quốc và EU đạt được đồng thuận kỹ thuật về thuế quan xe điện

Trung Quốc và EU hiện đang tìm kiếm một thỏa thuận về cơ chế cam kết giá - một hệ ...
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo

Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo

Liên minh Toàn cầu chống đói nghèo vừa chính thức được ra mắt tại Brazil, trong bối cảnh nước này ...
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil

Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil

Từ ngày 12 đến ngày 14/11/2024 tại Rio de Janeiro, Brazil, Tổ chức Hải quan thế giới đã khai mạc ...
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại

Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại

Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Iraq Al Sudani thảo luận về hợp tác song phương trong các lĩnh ...
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc

Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc

Cư dân của những thành phố nhỏ của Trung Quốc đang nổi lên với vai trò là nhóm người tiêu ...
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược

Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược

Brazil thông báo nước này và Trung Quốc đã ký 37 thỏa thuận trong các lĩnh vực nông nghiệp, hợp ...
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới

Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới

Học thuyết sửa đổi mở rộng phạm vi các nước và liên minh quân sự chịu răn đe hạt nhân ...
Phiên bản di động