Tự lực tránh rủi ro
Câu chuyện trên là của Công ty Cổ phần Tập đoàn Yeah1 (mã chứng khoán YEG). Giá cổ phiếu của DN này đã liên tục giảm sàn, từ vùng giá 245.000 đồng/cổ phiếu xuống 95.700 đồng/cổ phiếu. Ước tính vốn hoá thị trường của công ty đã "bốc hơi" hơn 4.200 tỷ đồng sau khoảng 12 phiên giao dịch chứng khoán. Giải trình về tình hình này, đại diện Yeah1 cho hay, cổ phiếu YEG trong thời gian qua đang theo quy luật thị trường, nhưng nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty. Nguyên nhân của sự sụt giảm này đến từ việc Youtube thông báo chấm dứt thỏa thuận lưu trữ nội dung đối với Yeah1. Vì thế, lãnh đạo DN này cho biết việc chấm dứt thoả thuận nội dung với Youtube nếu xảy ra chỉ ảnh hưởng đến khả năng tuyển chọn và quản lý kênh của đối tác. Kế hoạch kinh doanh điều chỉnh theo kết quả đàm phán với Youtube sẽ được ban lãnh đạo trình đại hội đồng cổ đông thường niên 2019.
Như vậy, trong vụ việc trên, chưa bàn tới đúng – sai của DN, nhưng việc kinh doanh phụ thuộc vào nền tảng của DN khác đã khiến quyền quyết định số phận DN trở nên rất mong manh. Điều đáng nói là vào thời điểm hiện nay, nhiều DN Việt Nam đã và đang kinh doanh trên các nền tảng của mạng xã hội, thương mại điện tử. Nguyên nhân là những nền tảng này dễ sử dụng, thậm chí còn được miễn phí cho người dùng. Tuy nhiên, rủi ro mà các DN này có thể gặp phải rất nhiều, cũng như phải chịu sự phụ thuộc vào các DN cung cấp nền tảng. Trong khi đó, chiến lược của các DN cung cấp nền tảng rất dễ thay đổi, khiến DN mất quyền chủ động, hoặc nếu không thay đổi kịp thời sẽ thành vi phạm điều lệ, dẫn tới chấm dứt hoạt động và gây khó khăn cho kinh doanh, như trường hợp của Yeah1 nêu trên.
Trước thực trạng này, điều quan trọng đặt ra là các DN phải tìm được hướng đi vững chắc hơn. Có thể, khi mới thành lập, tiềm lực tài chính còn nhỏ bé, DN có thể dựa vào nền tảng của các DN khác. Nhưng khi đã đi vào giai đoạn phát triển, các DN buộc phải “lớn lên”, phải biết tự đứng trên đôi chân của mình, tìm phương thức hoạt động riêng biệt để có quyền chủ động, giảm phụ thuộc vào các nền tảng bên ngoài, tránh những rủi ro không đáng có, đôi khi cái giá phải trả là rất lớn.
Tin liên quan
Doanh nghiệp đối mặt với rủi ro kép khi chuyển đổi xanh, chuyển đổi số
19:31 | 16/08/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiểm soát rủi ro về thuế trong kinh doanh thương mại điện tử
15:09 | 02/08/2024 Thuế - Kho bạc
Lưu ý cho doanh nghiệp về quản trị rủi ro khi thực hành ESG
20:50 | 20/06/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Lao động rời phố, về quê
07:51 | 29/10/2024 Người quan sát
Quản lý sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
07:39 | 25/10/2024 Người quan sát
Đấu giá và đầu cơ
07:56 | 23/10/2024 Người quan sát
Du lịch y tế
06:34 | 20/10/2024 Người quan sát
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Chậm ban hành văn bản
08:52 | 12/10/2024 Người quan sát
Hệ lụy “tour 0 đồng”
07:41 | 04/10/2024 Người quan sát
Thuế với bất động sản thứ hai
14:00 | 01/10/2024 Người quan sát
Quảng cáo “thổi phồng” công dụng
14:29 | 30/09/2024 Người quan sát
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK