Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ, hàng xuất khẩu Việt Nam bị thiệt thòi
Nỗi lo bùng phát chiến tranh tiền tệ từ xung đột thương mại Mỹ-Trung | |
Mỹ tuyên bố Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ | |
Chiến tranh tiền tệ liệu có xảy ra? | |
Tỷ giá sẽ khó biến động mạnh |
Thuỷ sản xuất khẩu sang Trung Quốc ngày càng đối diện áp lực cạnh tranh mạnh mẽ hơn về giá cả. Ảnh: N.Thanh. |
Nông, thuỷ sản đều gặp khó
Đồng nhân dân tệ (CNY) của Trung Quốc trong ngày 5/8 đã bất ngờ giảm mạnh 1,3% so với USD, đánh dấu lần đầu tiên vượt ngưỡng 7 CNY/USD kể từ năm 2009. Trong một động thái gần như lập tức, Bộ Tài chính Mỹ trong ngày 5/8 đã thông báo xếp Trung Quốc vào danh sách quốc gia thao túng tiền tệ ngay sau khi Trung Quốc hạ giá đồng CNY xuống mức thấp nhất trong 11 năm qua.
Đánh giá tác động của động thái này tới hàng Việt xuất khẩu sang Trung Quốc, chuyên gia thương mại Phạm Tất Thắng phân tích: Với Việt Nam, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất, thậm chí có nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam chỉ xuất khẩu được sang Trung Quốc. Vì vậy, Khi đồng CNY bị phá giá so với đồng USD, chắc chắn về mặt quan hệ quy đổi sẽ bị ảnh hưởng giữa đồng CNY và VNĐ.
“Trong xuất khẩu sang Trung Quốc, tính quan hệ trên tỷ giá giữa VNĐ và đồng CNY. Theo chiều hướng này, việc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đương nhiên bị thiệt thòi. Đây là thách thức không nhỏ với Việt Nam”, ông Thắng nói
Không chỉ với các mặt hàng nông sản, thủy sản Việt Nam xuất khẩu đi Trung Quốc cũng được nhận định sẽ đối diện nhiều khó khăn khi đồng CNY bị mất giá trầm trọng so với đồng USD.
Báo cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy: Tiếp tục xu hướng giảm từ năm 2018, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc quý I năm nay giảm 5%; sang quý II, xuất khẩu có chiều hướng khả quan hơn, chỉ giảm nhẹ 0,3% đạt 333 triệu USD.
Tính đến hết tháng 6, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc giảm 2,3% đạt 572 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu tôm giảm gần 5%; xuất khẩu cá tra tăng gần 2%; xuất khẩu cá ngừ tăng mạnh 183%. Cá tra đã vượt tôm, chiếm tỷ trọng cao nhất trong xuất khẩu sang thị trường này với 44%, trong khi tôm chiếm 40%.
Có nhiều nguyên nhân khiến cho xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc sụt giảm, trong đó không thể không kể đến vấn đề đồng CNY bị phá giá. VASEP phân tích: Đồng CNY liên tục bị phá giá và mất giá nhiều hơn so với mức mất giá của đồng VNĐ trước đồng USD, tạo ra chênh lệch mất giá giữa đồng CNY so với VNĐ là rất lớn. Vì thế, giá trị của VNĐ so với CNY tăng lên. Trong trường hợp này, giá hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam trong đó có các mặt hàng thủy sản sang Trung Quốc sẽ cao hơn, gây khó khăn cho việc xuất khẩu của Việt Nam.
Trong khi đó, nước cạnh tranh xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc (nhất là mặt hàng tôm) là Ấn Độ, đang có nguồn cung tôm giá rẻ hơn (nhờ lợi thế giá thành thấp hơn), trong khi đồng rupee cũng bị phá giá sâu so với USD, nên chênh lệch mất giá với CNY ít hơn so với đồng VNĐ.
Do vậy, Ấn Độ sẽ đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc và Việt Nam sẽ bị áp lực cạnh tranh mạnh hơn. Hiện, Ecuador và Ấn Độ đang đứng đầu về xuất khẩu tôm sang Trung Quốc, chiếm 75% khối lượng nhập khẩu tôm của nước này, trong khi Việt Nam chỉ đứng thứ 6 sau cả Thái Lan, Argentina và Canada.
Thúc xuất khẩu sang nhiều thị trường
Trước tình hình chiến tranh thương mại Trung-Mỹ ngày càng leo thang, ông Thắng cho rằng thời gian tới, làm ăn với thị trường Trung Quốc cần đặc biệt lưu ý. Thay vì buôn bán sang thị trường này phần lớn theo đường tiểu ngạch, thanh toán bằng đồng CNY và VNĐ, về dài lâu cần giảm xuất khẩu tiểu ngạch, thúc đẩy xuất khẩu theo con đường chính ngạch.
Ngoài ra, điều quan trọng là, ngoài Trung Quốc cần thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường khác. Trên thực tế, nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam đã làm được điều này. Ví dụ điển hình như mặt hàng thanh long trước đây xuất khẩu sang Trung Quốc rất nhiều, hiện nay đã có thể mơ rộng sang thị trường Mỹ, Australia…
“Muốn chinh phục các thị trường khó tính, về dài lâu cần từ bỏ cách làm ăn manh mún, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sản xuất theo cái thị trường cần chứ không phải bán thứ Việt Nam có sẵn…”, ông Phạm Tất Thắng nói.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Quý Dương- Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) nêu quan điểm: Về dài lâu, với nông sản nói chung, mặt hàng trái cây nói riêng, cần có những chính sách cho bà con nông dân liên kết thành từng nhóm, tổ, hợp tác xã để sản xuất hàng hóa không chỉ bán cho Trung Quốc mà còn bán cho các nước phát triển.
“Đây là sản xuất hàng hoá, cần có những chính sách thúc đẩy sản xuất. Việt Nam cần làm mạnh hơn theo hướng này để có nông sản tốt phục vụ xuất khẩu cũng như thị trường nội địa”, ông Dương nhấn mạnh.
Theo báo cáo mới nhất của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương): Nửa đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ đạt 16,68 tỷ USD, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước (tương đương mức tăng 42,7 triệu USD). Xét về mặt hàng, có 2 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh là điện thoại và gạo. Cụ thể, xuất khẩu điện thoại giảm 549 triệu USD, đóng góp lớn nhất vào sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. Xuất khẩu gạo cũng giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, cụ thể giảm 329,3 triệu USD. Về nguyên nhân xuất khẩu sang Trung Quốc tăng trưởng quá thấp, Cục Xuất nhập khẩu phân tích: Xuất khẩu sang Trung Quốc tăng quá thấp một phần đến từ nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc giảm do tình hình kinh tế trong những tháng đầu năm 2019 không khởi sắc. Bên cạnh đó, xung đột thương mại Mỹ-Trung làm nhiều doanh nghiệp Trung Quốc không có đơn hàng mới, phải cắt giảm nhân công, tác động mạnh đến thu nhập và sức tiêu dùng của người dân Trung Quốc. Ngoài ra, việc đồng CNY yếu đi cũng làm hàng hóa nước ngoài đắt lên tương đối. |
Tin liên quan
Jaecoo J7 PHEV: Lựa chọn xanh cho tương lai bền vững
16:11 | 27/12/2024 Xe - Công nghệ
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu
10:20 | 27/12/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu
10:13 | 26/12/2024 Nhìn ra thế giới
Không thể "tịnh tiến từ từ" khi nền kinh tế bước vào kỷ nguyên vươn mình
15:56 | 27/12/2024 Kinh tế
Cơ hội hợp tác giữa Việt Nam - Lào về năng lượng tái tạo, xuất khẩu nông sản
15:45 | 27/12/2024 Kinh tế
Tìm “kịch bản” lạc quan cho lãi suất năm 2025
08:49 | 27/12/2024 Kinh tế
Áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một số sản phẩm tháp điện gió xuất xứ Trung Quốc
16:24 | 26/12/2024 Kinh tế
TPHCM đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong năm 2025
16:20 | 26/12/2024 Kinh tế
Định vị Việt Nam khi dịch chuyển "dòng chảy" của chuỗi cung ứng toàn cầu
10:47 | 26/12/2024 Kinh tế
Thị trường Halal: Cửa đã rộng mở, làm sao để khai thác
06:57 | 26/12/2024 Kinh tế
Năm 2025: Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa khoảng 12%
06:55 | 26/12/2024 Kinh tế
Linh hoạt, chủ động khi tỷ giá còn nhiều biến động trong năm 2025
07:59 | 25/12/2024 Kinh tế
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
17:09 | 24/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
14:45 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
10:32 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan Abu Dhabi củng cố vị thế dẫn đầu toàn cầu với Kế hoạch Chiến lược 2024-2028
Khởi tố 3 đối tượng về tội buôn bán hơn 30.000 bao thuốc lá nhập lậu
Jaecoo J7 PHEV: Lựa chọn xanh cho tương lai bền vững
Không thể "tịnh tiến từ từ" khi nền kinh tế bước vào kỷ nguyên vươn mình
Cơ hội hợp tác giữa Việt Nam - Lào về năng lượng tái tạo, xuất khẩu nông sản
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics