Trình độ quản trị của doanh nghiệp Việt thấp nhất Đông Nam Á
Ngày 5/4, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Báo Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với nhãn hiệu CLS - Cloud Learning System (Hương Việt Group) tổ chức Hội thảo “Giải pháp mới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trước thềm CPTPP”.
Phát biểu tại hội thảo, TS Vũ Tiến Lộc cho rằng: tăng trưởng không phải vấn đề quan trọng nhất mà chất lượng tăng trưởng mới là điều đáng lưu ý. Những tiếng chuông cảnh báo chất lượng tăng trưởng luôn dồn dập tạo áp lực cho Việt Nam. Thứ nhất là năng suất lao động thấp. Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế có năng suất lao động thấp nhất khu vực. Thứ hai là trình độ quản trị doanh nghiệp Việt hiện nay, theo báo cáo của VCCI, thấp nhất khu vực Đông Nam Á.
Đáng chú ý, có đến 55% doanh nghiệp khẳng định khó tìm kiếm nguồn lao động chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của công ty. Cuộc tìm kiếm lại càng khá nhọc nhằn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Số liệu điều tra của Viện Khoa học lao động xã hội cũng cho thấy, 2/3 số doanh nghiệp cho biết phần lớn người lao động thiếu hụt kĩ năng về chuyên môn và kỹ năng nòng cốt khác.
Tác động kép của hội nhập và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra thách thức lớn với nguồn nhân lực của Việt Nam. Chính vì vậy, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn lao động là hạt nhân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội trong thời gian tới”, Chủ tịch VCCI cho biết thêm.
Vì vậy, cải cách hệ thống giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng lao động là yêu cầu quan trọng hiện nay. Trong việc cải cách đào tạo nguồn nhân lực thì vai trò doanh nghiệp rất quan trọng, không phải chỉ là người đặt hàng, khách hàng của ngành giáo dục còn phải là chủ nhân, nhà đầu tư của hệ thống giáo dục.
Theo TS Trần Mạnh Đức, Vụ Văn hóa-Giáo dục-Thanh niên-Thiếu niên-Nhi đồng, cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 sẽ tạo ra những thay đổi lớn về cung cầu lao động khi có sự sự xuất hiện của các robot. Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ cách mạng 4.0. Theo nhiều dự đoán, số lao động của Việt Nam sẽ giảm một nửa so với hiện nay.
Nhiều ngành nghề biến mất nhưng xuất hiện nhiều ngành nghề mới. Do vậy, nguồn nhân lực sẽ được đào tạo lại đề phù hợp với bối cảnh và nhu cầu mới. Cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất trong thời đại cách mạng 4.0 là cạnh tranh nguồn nhân lực. Nếu Việt Nam không chuẩn bị tốt sẽ hụt hơi và không qua được cái bẫy thu nhập trung bình.
Nhận định về chất lượng nguồn lao động của thị trường lao động Việt Nam, TS Lê Kim Dung, Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho rằng, nguồn lao động Việt Nam dồi dào và ổn định. Tuy nhiên chất lượng nguồn lao động của Việt Nam vẫn còn nhiều điểm phải bàn.
Cụ thể, tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo còn thấp, thiếu hụt lao động có tay nghề cao vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập. Ngoài ra, khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động ngày càng lớn. Khi xem xét vấn đề thất nghiệp theo góc độ trình độ chuyên môn kỹ thuật thì tỷ lệ thất nghiệp đang có xu hướng gia tăng trong số lao động có trình độ cao.
Đánh giá về tác động của CPTPP tới phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam, bà Dung cho rằng, CPTPP đang tạo ra cả những cơ hội và thách thức. Phân tích về cơ hội, bà Dung cho rằng đó là cơ hội để phát triển giáo dục nghề nghiệp như tạo ra nhiều cơ hội trong việc hợp tác lẫn nhau giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ hội học tập, bồi dưỡng, trao đổi nâng cao trình độ cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp. Ngoài ra sẽ có thêm nhiều nguồn lực đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
Đồng quan điểm với bà Dung, ông Stephan Ulrich, Quản lý dự án Vùng Dự án Phát triển Doanh nghiệp bền vững của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho rằng, CPTPP sẽ mang lại lợi ích rất nhiều cho Việt Nam cũng như lợi ích cho tất cả các nhóm thu nhập. CPTPP cũng sẽ giúp Việt Nam thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài trong các ngành may mặc, da giày, điện tử…, đặc biệt là các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ. Đây là xu hướng mà Việt Nam cần quan tâm thời gian tới.
Tin liên quan
Bền vững cho bất động sản
07:26 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại sứ Việt Nam tại Peru: Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động cho Diễn đàn APEC
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Nhân Dân đoạt giải Vàng, Giải thưởng Truyền thông Châu Á, WAN-IFRA
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng
21:02 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
19:52 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
14:29 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK