Facebook Twitter youtube Tiktok

Triển khai Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2020

(HQ Online)- Ngày 25-3-2011, Thủ tướng Chính phủ kí Quyết định 448/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2020. Đây là lần đầu tiên, một chiến lược phát triển có tính chất dài hơi (trong 10 năm tới) của ngành Hải quan được Chính phủ phê duyệt, khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của hoạt động Hải quan trong việc góp phần xây dựng, bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển, hội nhập của đất nước.

trien khai chien luoc phat trien hai quan viet nam den nam 2020

Việc đầu tư, ứng dụng công nghệ hiện đại trong các hoạt động nghiệp vụ được ngành Hải quan đẩy mạnh thực hiện trong thời gian vừa qua.

Để thực hiện thành công Chiến lược này, bên cạnh sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính; sự phối hợp của các bộ ngành, thì một yếu tố có tính chất tiên quyết chính là nỗ lực tổ chức triển khai của ngành Hải quan. Đối với ngành Hải quan, cùng với vai trò quan trọng hàng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục; việc tổ chức thực hiện và kết quả cụ thể ở các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục, các cục hải quan địa phương cũng đóng vai trò quan trọng không kém.

Báo Hải quan đã trao đổi với đại diện lãnh đạo một số đơn vị chủ chốt của Ngành trong việc tổ chức thực hiện các nội dung của Chiến lược trong thời gian tới.

Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan (TCHQ) Phạm Thanh Bình:

Để đảm bảo được yêu cầu quản lí, yêu cầu hiện đại hóa, thời gian tới, hoạt động kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) cần tập trung vào 6 nhiệm vụ cơ bản sau:

Thứ nhất, cần phải hoàn thiện nhận thức về vai trò của công tác KTSTQ trong quản lí hải quan hiện đại. Đặc biệt, lãnh đạo cũng như mỗi CBCC cần nhận thức rõ, nhận thức đủ về hoạt động KTSTQ là trụ cột trong quản lí hải quan hiện đại, và đây là một hoạt động có tính chất như hoạt động kiểm toán (trong lĩnh vực KTSTQ).

Thứ hai, từ nhận thức trên cần thể chế hóa trong các văn bản pháp luật theo hướng tăng cường kiểm tra tại DN.

Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức (về cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ); phải có những bộ phận chuyên trách đảm bảo các vấn đề liên quan đến hoạt động tố tụng…

Thứ tư, tăng cường biên chế, nâng cao trình độ chuyên sâu (sau năm 2015, lực lượng KTSTQ phải đạt tỉ lệ từ 15-17% tổng biên chế toàn Ngành). Nâng cao chất lượng bằng việc coi trọng công tác đào tạo, đa dạng hóa công tác này để tạo được đội ngũ CBCC chuyên sâu, và sử dụng có hiệu quả.

Thứ năm, về công tác nghiệp vụ cần phải tiếp tục nâng cao hiệu quả đánh giá sự tuân thủ của DN; đặc biệt là mở rộng việc thực hiện Chương trình ND ưu tiên. Việc đổi mới quản lí này có thể hiểu là quản lí theo mô hình của “cảnh sát khu vực”. Nếu làm tốt được điều này vừa nâng cao hiệu quả quản lí vừa tạo được môi trường thân thiện giữa hải quan và DN.

Thứ sáu, vấn đề cuối cùng nhưng luôn là nhiệm vụ trọng yếu đó là đảm bảo nhiệm vụ chống thất thu cho NSNN.

Phó Trưởng Ban Quản lí rủi ro (TCHQ) Quách Đăng Hoà:

Trong thời gian tới, để hoạt động quản lý rủi ro được thuận lợi, cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lí bằng cách bổ sung vào Luật Hải quan và Nghị định 154. Từ đó sẽ xây dựng các thông tư hướng dẫn để áp dụng thống nhất cho toàn Ngành. Đồng thời tạo ra môi trường nhận thức mới về hoạt động quản lý rủi ro (QLRR).

Tiếp tục bổ sung nhân lực, hoàn thiện cơ cấu tổ chức về QLRR từ cấp Tổng cục đến các cục hải quan địa phương. Về vấn đề nghiệp vụ, QLRR phải gắn bó mật thiết với hoạt động nghiệp vụ, do đó phải đáp ứng các yêu cầu: Phục vụ đắc lực cho TTHQĐT, hoàn thiện hệ thống QLRR trong TTHQĐT; hoàn thiện hồ sơ QLRR đối với E-Manifest; phục vụ công tác KTSTQ… Theo khuyến cáo của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), QLRR phải được áp dụng trong tất cả các hoạt động nghiệp vụ của Hải quan.

Xây dựng, phát triển hệ thống CNTT đảm bảo đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin với các bộ, ngành liên quan và chia sẻ thông tin với hải quan các nước. Phát triển các công cụ, hệ thống xử lí dữ liệu về E-Manifest, hành khách XNC, đối tác nước ngoài, DN…

Bên cạnh đó, là vấn đề đào tạo, nâng cao năng lực CBCC cũng phải được hết sức chú trọng…

Phó Trưởng Ban thường trực, Ban Cải cách hiện đại hóa (TCHQ) Nguyễn Mạnh Tùng:

Lộ trình thực hiện TTHQĐT phải qua nhiều bước. Thời gian vừa qua, chúng ta mới ở những bước sơ khai đầu tiên. Thời gian tới, TTHQĐT sẽ được ứng dụng ở trình độ cao hơn, toàn diện hơn và ở phạm vi rộng hơn.

Trong Kế hoạch cải cách phát triển, hiện đại hóa giai đoạn 2011-2015 đã xác định rất rõ các nội dung liên quan đến việc triển khai TTHQĐT. Theo đó, TTHQĐT được thực hiện theo các nội dung: Triển khai việc tiếp nhận, xử lí thông tin lược khai hàng hóa điện tử (E-Manifest); xử lí dữ liệu thông quan điện tử (E-Clearance); thực hiện thanh toán thuế, lệ phí hải quan bằng phương thức điện tử (E-Payment); tiếp nhận, trao đổi thông tin giấy phép và và C/O bằng phương thức điện tử (E-C/O và E-Permit) với các cơ quan liên quan.

Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội Nguyễn Văn Trường:

Việc thực hiện thành công các nội dung, mục tiêu của Chiến lược được lãnh đạo Cục Hải quan Hà Nội hết sức quan tâm. Với đặc điểm là đơn vị hải quan Thủ đô có nhiều đầu mối phục vụ giao thương quốc tế và hoạt động XNC như sân bay quốc tế Nội Bài, ga đường sắt quốc tế Yên Viên, bưu điện quốc tế nên yêu cầu hiện đại hóa luôn là vấn đề trọng tâm hàng đầu của Cục. Yêu cầu hiện đại hóa không chỉ tạo thuận lợi cho hoạt động XNK, XNC, thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn và các khu vực lân cận, mà còn đảm bảo hiệu quả hoạt động quản lí, đặc biệt là góp phần đảm bảo an ninh, chống sự xâm nhập của vũ khí, các loại hàng hóa cấm, ma túy, các tài liệu phản động, chống phá Nhà nước…

Để đảm bảo việc thực hiện thành công chương trình hiện đại hóa, Cục đặt ra một số việc làm cụ thể, cấp bách cần tập trung thực hiện là xây dựng địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung (dự kiến tại khu vực đầu Quốc lộ 5 mới, KCN Tiên Sơn - Bắc Ninh…); đầu tư trang bị các hệ thống máy soi hiện đại phục vụ khu vực sân bay quốc tế Nội Bài, đặc biệt là khi nhà ga mới T2 đi vào hoạt động…

Bên cạnh đó, các vấn đề liên quan đến phát triển nguồn nhân lực; thực hiện E-Manifest, E-Clearance, E-Payment, E-C/O, E-Permit… và các nội dung khác mà Chiến lược đặt ra sẽ phải tập trung thực hiện quyết liệt.

Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng Nguyễn Tiến Lộc:

Những năm gần đây, Cục Hải quan Hải Phòng đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác cải cách, hiện đại hóa. Đó là việc thực hiện hiệu quả hoạt động cải cách hành chính, cải cách thủ tục hải quan. Thể hiện qua việc thực hiện thành công TTHQĐT (Cục Hải quan Hải Phòng và Cục Hải quan TP.HCM là 2 đơn vị thực hiện TTHQĐT đầu tiên của Ngành, từ năm 2005), đặc biệt, những tháng gần đây tỉ lệ tờ khai, kim ngạch XNK thực hiện TTHQĐT luôn đạt cao ở mức trên 90%. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ vào các hoạt động quản lí, hoạt động nghiệp vụ (phục vụ công tác tổ chức cán bộ, thu NSNN, thanh toán thuế, lệ phí qua phương thức điện tử (E-Payment); ứng dụng phương tiện hiện đại cho quản lí, giám sát hải quan, chống buôn lậu)...

Hiện nay, Cục Hải quan Hải Phòng đang tích cực chuẩn bị các điều kiện về con người, cơ sở vật chất và luôn ở tư thế sẵn sàng triển khai Chiến lược và Kế hoạch cải cách, phát triển, hiện đại hóa giai đoạn 2011-2015 khi có kế hoạch cụ thể của Tổng cục.

Bên cạnh việc bám sát các mục tiêu của Chiến lược và Kế hoạch cải cách, phát triển, hiện đại hóa giai đoạn 2011-2015, Cục Hải quan Hải Phòng tập trung mạnh vào một số nhiệm vụ trọng tâm có nhiều tác động đến các mặt công tác của đơn vị. Đó là, đẩy mạnh việc thực hiện TTHQĐT (đặc biệt chú trọng việc ứng dụng chữ kí số) và tiếp tục chuẩn bị tốt các điều kiện cho việc mở rộng hoạt động này; nâng cao hiệu quả hoạt động KTSTQ; tích cực thực hiện E-Manifest, E-Clearance và E-Payment…

Một số chỉ tiêu cụ thể và lộ trình thực hiện được đặt ra trong Chiến lược:

1, Về TTHQĐT: Đến năm 2015 có 100% số cục hải quan, 100% chi cục hải quan ở địa bàn trọng điểm (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu đường bộ quốc tế, các khu kinh tế trọng điểm), 60% loại hình hải quan cơ bản, 70% kim ngạch XNK, 60% DN thực hiện. Đến năm 2020 có 100% số cục hải quan, 100% chi cục hải quan, 100% loại hình hải quan cơ bản, 90% kim ngạch XNK, 80% DN thực hiện.

2, Thời gian thông quan hàng hóa đến năm 2015 bằng mức trung bình của các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á tại thời điểm 2010 và đến năm 2020 phấn đầu bằng mức các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á tại cùng thời điểm.

3, Tỉ lệ kiểm tra hàng hóa thực tế hàng hóa đến năm 2015 dưới 10% và phấn đấu dưới 7% vào năm 2020.

4, Tỉ lệ giấy phép XNK thực hiện trong cơ chế một cửa hải quan quốc gia đạt 50% vào năm 2015 và đạt 90% vào năm 2020.

5, Tập trung hóa xử lí dữ liệu điện tử của hệ thống thông quan hải quan vào năm 2015.

T.B (thực hiện)

 

Tin liên quan

Hải quan khu vực VIII đối thoại với hơn 80 doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Hải quan khu vực VIII đối thoại với hơn 80 doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Ngày 17/4, Chi cục Hải quan khu vực VIII tổ chức hội nghị đối thoại, tham vấn doanh nghiệp lần thứ nhất năm 2025.
Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan

Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan

Cục Hải quan vừa ban hành Kế hoạch phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của Cục Hải quan năm 2025, định hướng 2026 – 2030.
Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu qua địa bàn Cao Bằng tăng 133%

Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu qua địa bàn Cao Bằng tăng 133%

Thống kê từ Chi cục Hải quan khu vực VI cho thấy, từ ngày 1/1 đến hết 31/3/2025, số thu ngân sách nhà nước (NSNN) từ hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa tại địa bàn tỉnh Cao Bằng tăng 133% so với cùng kỳ năm 2024.
Hải quan khu vực VI đối thoại với 51 DN có hoạt động XNK qua địa bàn tỉnh Cao Bằng

Hải quan khu vực VI đối thoại với 51 DN có hoạt động XNK qua địa bàn tỉnh Cao Bằng

Ngày 15/4, tại Cao Bằng, Chi cục Hải quan khu vực VI tổ chức Hội nghị đối thoại Hải quan – Doanh nghiệp quý I/2025.
Hải quan nỗ lực giảm thời gian, chi phí thông quan hàng hóa qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Hải quan nỗ lực giảm thời gian, chi phí thông quan hàng hóa qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Kinh tế- Tài chính, đại diện Chi cục Hải quan khu vực VI cho biết, để nâng cao hiệu suất thông quan, Chi cục thường xuyên đề xuất cấp có thẩm quyền để trao đổi với phía Trung Quốc thúc đẩy thương mại biên giới, đẩy nhanh tiến độ thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn.
Hải quan khu vực VII thông quan hơn 15.000 tờ khai

Hải quan khu vực VII thông quan hơn 15.000 tờ khai

Quý I/2025, Chi cục Hải quan khu vực VII đã khẩn trương ổn định bộ máy, tổ chức theo mô hình mới, đảm bảo hoạt động diễn ra thông suốt, nhất là tạo thuận lợi thương mại và hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan.
Hải quan Khu chế xuất Tân Thuận sớm ổn định mô hình tổ chức bộ máy mới

Hải quan Khu chế xuất Tân Thuận sớm ổn định mô hình tổ chức bộ máy mới

Hợp nhất từ Chi cục Hải quan Khu chế xuất Tân Thuận và Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công, Hải quan Khu chế xuất Tân Thuận đã nhanh chóng ổn định mô hình tổ chức bộ máy mới, tạo thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp.
Hướng dẫn giải quyết thủ tục với xe cơ giới khi hệ thống gặp sự cố

Hướng dẫn giải quyết thủ tục với xe cơ giới khi hệ thống gặp sự cố

Cục Hải quan nhận được phản ánh của một số doanh nghiệp về việc không nhận được kết quả kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Hải quan khu vực III nâng cao kỹ năng của công chức trong xử lý vi phạm

Hải quan khu vực III nâng cao kỹ năng của công chức trong xử lý vi phạm

Chi cục Hải quan khu vực III vừa tổ chức “Hội nghị tập huấn nâng cao kỹ năng xử lý vụ việc vi phạm trong lĩnh vực hải quan” cho 168 công chức của các đơn vị thuộc và trực thuộc Chi cục.
Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Hải quan khu vực III đạt hơn 29 tỷ USD

Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Hải quan khu vực III đạt hơn 29 tỷ USD

Quý I/2025, Chi cục Hải quan khu vực III làm thủ tục cho lượng hàng hóa xuất nhập khẩu có tổng kim ngạch hơn 29 tỷ USD.
Hải quan cửa khẩu Chi Ma: Tăng giờ thông quan hàng hóa để hỗ trợ doanh nghiệp

Hải quan cửa khẩu Chi Ma: Tăng giờ thông quan hàng hóa để hỗ trợ doanh nghiệp

Trong 3 tháng đầu năm 2025, số thu ngân sách nhà nước (NSNN) từ hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) của Hải quan cửa khẩu Chi Ma đạt hơn 225 tỷ đồng, bằng 37% dự toán, tăng 202% so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, để đạt con số này, Hải quan cửa khẩu Chi Ma đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng số thu ngay từ đầu năm.
Phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng, xây dựng Hải quan đất cảng phát triển vững mạnh trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng, xây dựng Hải quan đất cảng phát triển vững mạnh trong kỷ nguyên mới

Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, Hải quan Hải Phòng (nay là Chi cục Hải quan khu vực III) có sự lớn mạnh, trưởng thành về mọi mặt, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng đơn vị ngày càng phát triển vững mạnh trong kỷ nguyên mới, Chi cục trưởng Trần Mạnh Cường nhấn mạnh khi trả lời phỏng vấn Tạp chí Kinh tế - Tài chính.
Hải quan cửa khẩu cảng Hòn La đón chuyến bay quốc tế đầu tiên

Hải quan cửa khẩu cảng Hòn La đón chuyến bay quốc tế đầu tiên

Ngày 31/3/2025, chuyến bay quốc tế đầu tiên từ Đồng Hới (Quảng Bình) đến Đài Bắc (Đài Loan- Trung Quốc) và ngược lại do hãng hàng không Vietjet Air khai thác đã diễn ra thành công tốt đẹp. Theo dự kiến, từ ngày 31/3 đến 13/10/2025, tuyến bay quốc tế Đồng Hới – Đài Bắc sẽ có tổng cộng 13 chuyến khứ hồi. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao khả năng kết nối quốc tế của tỉnh Quảng Bình, đồng thời mở ra cơ hội phát triển kinh tế.
Xem thêm
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Công khai danh sách nợ thuế khu vực Vĩnh Linh – Gio Linh:

Công khai danh sách nợ thuế khu vực Vĩnh Linh – Gio Linh:

Đội thuế liên huyện Vĩnh Linh – Gio Linh đã công khai danh sách các tổ chức, cá nhân nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước.
(INFOGRAPHICS): 3 điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động

(INFOGRAPHICS): 3 điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động

Người nộp thuế dễ dàng thực hiện thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân thông qua một số thao tác đơn giản trên eTax Mobile.
Thuế đối với khô dầu đậu tương dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi

Thuế đối với khô dầu đậu tương dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi

Liên quan đến việc áp dụng thuế suất ưu đãi đối với mặt hàng khai báo là khô dầu đậu tương, dùng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, Cục Hải quan đã có hướng dẫn doanh nghiệp.
Chi cục Thuế Khu vực XII: tăng cường quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh

Chi cục Thuế Khu vực XII: tăng cường quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh

Chỉ một thời gian ngắn, Chi cục Thuế khu vực XII (CCT khu vực XII) đã kiện toàn, sắp xếp bộ máy, đảm bảo công tác quản lý thuế vận hành một cách thông suốt.
Quảng Ninh tham khảo Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh của Lạng Sơn

Quảng Ninh tham khảo Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh của Lạng Sơn

Lãnh đạo 2 tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn vừa trao đổi kinh nghiệm về triển khai Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh.
(PODCAST) Ngành Tài chính chủ động ứng phó, giúp duy trì dòng chảy thương mại trước sức ép thuế từ Mỹ

(PODCAST) Ngành Tài chính chủ động ứng phó, giúp duy trì dòng chảy thương mại trước sức ép thuế từ Mỹ

Podcast chuyên đề đề cập đến những bước đi chủ động và đầy trách nhiệm của Việt Nam, đặc biệt là ngành Tài chính, nhằm ứng phó với sức ép tăng thuế từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, hỗ trợ doanh nghiệp, giúp duy trì dòng chảy thương mại quốc tế.
(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025

3 tháng đầu năm 2025, số thuế thu từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đạt 34,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024.
5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp

Cập nhật của Cục Hải quan, hết quý I/2025, ngành nông nghiệp có 5 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.
Sơ đồ bộ máy cơ quan thuế theo mô hình quản lý 3 cấp

Sơ đồ bộ máy cơ quan thuế theo mô hình quản lý 3 cấp

Từ ngày 1/3/2025, cơ quan thuế được tổ chức theo mô hình quản lý 3 cấp gồm: Cục Thuế thuộc Bộ Tài chính, 20 Chi cục Thuế khu vực và 350 Đội thuế liên huyện.
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Trung Quốc đạt hơn 51 tỷ USD trong quý I/2025

(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Trung Quốc đạt hơn 51 tỷ USD trong quý I/2025

Quý I/2025, thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc đạt hơn 51,17 tỷ USD.
Phiên bản di động