Trị “căn bệnh” né tránh, sợ sai trong thực thi công vụ, thúc đẩy giải ngân đầu tư công
Nhiều đại biểu Quốc hội đã nêu lên những lo ngại về tác động tiêu cực đến kinh tế khi chậm giải ngân vốn đầu tư công. Ảnh: Quochoi.vn |
Tình trạng cán bộ thực thi yếu, né tránh, sợ trách nhiệm
Đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam) nhận định: “Chúng ta đang nói rất nhiều đến câu chuyện đùn đẩy, né tránh và làm việc cầm chừng, sợ sai, sợ trách nhiệm của cán bộ. Tôi ví dụ về câu chuyện đầu tư công. Nếu như đầu tư công năm nay giải ngân hết, hoàn thành kế hoạch sẽ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế 2%. Nhưng tại sao chúng ta đặt ra rất nhiều năm rồi nhưng đến nay mới giải ngân được 14,66%?”.
Đại biểu cũng cho rằng, các quy định của pháp luật, Quốc hội và Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt để đẩy nhanh giải ngân đầu tư công. Trên thực tế có rất nhiều địa phương giải ngân rất tốt nên không phải vướng mắc ở chính sách.
Theo Bộ Tài chính, tính đến 30/4/2023, có 3 bộ và 19 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 20%; 7 bộ, cơ quan và 27 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 15%; 32 bộ, cơ quan và 1 địa phương giải ngân đạt dưới 5% kế hoạch.
Đại biểu Trần Khánh Thu, đoàn Thái Bình cho rằng, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm 2023 chưa thực sự tương xứng với những nỗ lực trong điều hành, kiểm tra và đôn đốc với quyết tâm rất cao của Chính phủ. Nhiều nguyên nhân đã được chỉ ra, trong đó là tình trạng cán bộ thực thi yếu, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm, dẫn tới việc triển khai dự án chậm trễ, vốn đầu tư công không giải ngân được, các vướng mắc không được giải quyết.
Đồng quan điểm, nên đại biểu Triệu Quang Huy (đoàn Lạng Sơn) cho rằng, áp lực giải ngân khả năng hoàn thành mục tiêu trong những quý còn lại của năm 2023 là rất lớn, đây chính là một trong những điểm nghẽn tác động tiêu cực đến việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo triển khai quyết liệt các giải pháp phù hợp nhằm khắc phục các nguyên nhân dẫn đến chậm giải ngân vốn đầu tư công. Trong đó, quan tâm đến các giải pháp về cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh cơ chế phân cấp, phân quyền cho địa phương, tháo gỡ những khó khăn về giải phóng mặt bằng, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu và kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực trong quản lý đầu tư công.
Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (đoàn Ninh Thuận) cũng đề nghị rà soát, đánh giá toàn diện các quy định của pháp luật về thẩm quyền, về trình tự, thủ tục để sớm xử lý tận gốc rễ, sớm khơi thông hoạt động đầu tư công, tránh gây lãng phí nguồn lực đầu tư. Đại biểu cũng đề nghị cần đẩy mạnh tiến độ thực hiện dự án theo hướng phân cấp mạnh hơn, nhiều hơn cho chính quyền địa phương.
Phải xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu
Giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã thẳng thắn thừa nhận về tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức né tránh, thiếu trách nhiệm, sợ sai trong thực thi công vụ.
Bộ trưởng nêu rõ, tình trạng này không diễn ra đơn lẻ, mà ở nhiều địa phương, kể cả các cơ quan trung ương, trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội, nhưng rõ nhất là ở lĩnh vực đầu tư công, đất đai, mua sắm tài sản công, cung ứng dịch vụ trực tiếp liên quan đến người dân và doanh nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định cần thay đổi để nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, công chức. Ảnh: Quochoi.vn |
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, tình trạng này làm chậm trễ và trì trệ hoạt động công vụ, bào mòn và làm suy giảm niềm tin của người dân và doanh nghiệp đối với cơ quan nhà nước, cản trở động lực và nguồn lực phát triển, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, nhất là trong bối cảnh đất nước chúng ta đang rất khó khăn hiện nay.
Chỉ rõ 4 nguyên nhân của tình trạng này, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thứ nhất là năng lực, nhận thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế; thứ hai là thể chế chính sách còn bất cập, chồng chéo, phát sinh vướng mắc nhưng chậm sửa đổi; thứ ba là quy chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương còn có những mặt chưa kịp thời, thống nhất, dù Chính phủ và Quốc hội đã dành nhiều thời gian cho xây dựng thể chế; thứ tư là kỷ cương, kỷ luật, công tác phòng chống tham nhũng đang được siết chặt và đẩy mạnh, hàng loạt cán bộ, công chức bị kỷ luật, truy tố do sai phạm nghiêm trọng dẫn đến tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm.
“Bất kỳ nguyên nhân nào thì cũng là vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật, suy thoái tư tưởng chính trị nên cần phê phán, triệt tiêu. Hơn nữa, trong cùng bối cảnh nhưng nhiều bộ, ngành, địa phương vẫn đạt kết quả tốt, năng động sáng tạo nên không phải nguyên nhân do thể chế”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nêu.
Do đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định cần thay đổi để nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, công chức trong từng cơ quan, đơn vị; đẩy mạnh việc rà soát, đề xuất bổ sung, hoàn thiện thể chế, chính sách, nhất là trên lĩnh vực kinh tế - xã hội còn phát sinh khó khăn, vướng mắc trên thực tiễn và những nội dung liên quan đến quyền hạn, thẩm quyền, các cơ quan, tổ chức; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, ủy quyền.
Bộ trưởng cũng đề nghị phải xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong thực thi công vụ, kịp thời biểu dương cơ quan, cán bộ làm tốt và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm; đồng đẩy mạnh đẩy mạnh cải cách hành chính, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp đầu tư, phát triển.
Tin liên quan
Tiếp tục công khai tiến độ giải ngân vốn đầu tư công các dự án quan trọng quốc gia
20:50 | 12/12/2024 Tài chính
Bộ Nội vụ hướng dẫn sắp xếp, bố trí cán bộ khi tinh gọn tổ chức bộ máy
13:08 | 10/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Nội vụ nói gì về việc giải quyết nhân sự sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy?
20:54 | 07/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics