Trái cây Việt chinh phục người tiêu dùng thế giới
Những hành trình bền bỉ
Việt Nam đã mất tới 9-10 năm đàm phán mới đưa được trái thanh long vào thị trường Australia vì còn phải chứng minh dịch hại, chứng minh vùng trồng, giống... Tương tự, để trái chôm chôm được cấp phép nhập khẩu vào New Zealand, nhà nước cũng đã mất ròng rã 7 năm nộp hồ sơ, đàm phán và đáp ứng các điều kiện đặt ra của nước sở tại. Đối với thị trường Mỹ, mất đến 10 năm đàm phán, quốc gia này mới mở cửa cho Việt Nam xuất khẩu trái vú sữa… Những nỗ lực bền bỉ này đã tạo đà cho sự tăng trưởng bền vững trong xuất khẩu trái cây trong những năm qua, đưa kim ngạch xuất khẩu trái cây từ mức 800 triệu USD trong năm 2012 lên mức 3,8 tỷ USD trong năm 2018, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2017. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu rau quả đã liên tục tăng trưởng ở mức hai con số trong hơn 5 năm qua.
Đồng hành với công tác đàm phán của nhà nước chính là vai trò của doanh nghiệp và nhà nông trong việc liên kết sản xuất để cho ra những sản phẩm trái cây ngon, đẹp và đạt chuẩn, chinh phục người tiêu dùng ở khắp nơi trên thế giới. Các DN đã chú trọng đầu tư phát triển các vùng nguyên liệu an toàn, đạt chuẩn. Điển hình như Công ty Vina T&T đã liên kết cùng nông dân xây dựng được vùng nguyên liệu thanh long, nhãn, xoài, vú sữa… tại nhiều tỉnh như Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng… Hay như Công ty TNHH Huy Long An cũng đang sở hữu hơn 1.000 ha đất nông nghiệp ở nhiều tỉnh phía Nam như Long An, Tây Ninh, Lâm Đồng… trồng các loại chuối, chè, bưởi…; Công ty Vinamit cũng đã xây dựng nhiều trang trại tại các tỉnh ĐBSCL, Tây Ninh, Bình Dương… Đến nay, Cục Bảo vệ thực vật đã cấp khoảng 6.000 mã số vùng trồng cho các loại trái cây thanh long, xoài, nhãn, chôm chôm, vải. Hiện đơn vị này cũng đang phối hợp với các địa phương tiếp tục mở rộng cấp thêm mã số cho những vùng nguyên liệu phục vụ xuất khẩu.
Chinh phục khách hàng khó tính
Là DN đã xuất khẩu thành công trái chuối Fohla vào thị trường Nhật Bản, ông Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty Huy Long An chia sẻ, để vào được thị trường Nhật phải đáp ứng rất nhiều tiêu chuẩn khắt khe, từ thổ nhưỡng đến quy trình chọn giống, chăm bón đến thu hoạch, kích cỡ, bao bì, vệ sinh, cách xếp chuối trong container. Theo đó, tại trang trại Huy Long An, từng trái chuối đều được chăm sóc kỹ lưỡng để đảm bảo được sự đồng đều về kích cỡ và chất lượng. Cụ thể, mỗi buồng chuối chỉ cho trổ khoảng 10 nải và trên một nải cũng không được để quá nhiều trái để đảm bảo trái chuối có kích thước to và đẹp.
Cũng theo ông Huy, trước khi ký hợp đồng mua chuối, phía Nhật cử người đến lấy mẫu chuối, mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí về Nhật Bản để kiểm tra đến 230 chỉ tiêu sinh lý - hóa sinh nhằm đảm bảo trái chuối đạt đồng thời cả ba tiêu chuẩn sạch, đẹp và ngon, tức là không có kim loại nặng, không có vi khuẩn gây hại, không dư lượng thuốc trừ sâu, không chất kích thích tăng trưởng, đều kích cỡ, khi chín màu vàng ươm, bùi, dẻo, ngọt.
Tháng 12 vừa qua, Công ty Vina T&T đã xuất khẩu lô vú sữa đầu tiên sang Mỹ. Theo hợp đồng, mỗi tuần Vina T&T sẽ mua 10 tấn vũ sữa để xuất khẩu với giá 36.000 đồng/kg. Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Vina T&T cho biết, trái vú sữa tươi xuất khẩu sang thị trường Mỹ được thu mua từ vùng nguyên liệu đã được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số tại tỉnh Sóc Trăng. Đây là vùng nguyên liệu tuân thủ đúng quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của Mỹ để bảo đảm an toàn thực phẩm. Sau khi thu hoạch, trái cây phải được đóng gói tại nhà máy đã được Mỹ cấp mã số, bảo đảm không có dịch hại, sâu bệnh và xử lý chiếu xạ trước khi xuất khẩu.
Trước đó, hồi tháng 10, lô chôm chôm đầu tiên của Việt Nam cũng đã được xuất khẩu sang thị trường New Zealand, đưa Việt Nam thành quốc gia đầu tiên được cấp phép xuất khẩu chôm chôm vào New Zealand, thị trường vốn nổi tiếng khó tính với các yêu cầu, tiêu chuẩn kiểm dịch rất cao. Mới đây, phía Trung Quốc cũng đã đồng ý xem xét mở cửa thêm 7 loại củ, quả Việt Nam sau 8 loại quả đã được cấp phép trước đó. Thứ tự ưu tiên mở cửa các loại củ quả là sầu riêng, bưởi, chanh leo, khoai lang, dừa, mãng cầu, măng cụt. Hiện đã có 8 loại quả của Việt Nam đã được nhập khẩu chính thức vào Trung Quốc là thanh long, dưa dấu, chôm chôm, xoài, nhãn, vải, chuối và mít.
Xuất được trái cây vào các thị trường khắt khe đã khó, chinh phục được người tiêu dùng tại những nước này còn khó hơn. Đáng mừng là trái cây Việt Nam luôn được người tiêu dùng các nước đặc biệt ưa chuộng cho dù mức giá bán tại những nơi này không hề rẻ.
Tin liên quan
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
20:15 | 22/11/2024 An ninh XNK
Nhiều dư địa cho trái cây Việt Nam chinh phục thị trường thế giới
08:55 | 12/10/2024 Kinh tế
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
16:22 | 29/09/2024 Kinh tế
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics