Tình trạng suy thoái đất đang “ngốn” cả triệu ha đất canh tác của Việt Nam
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Phạm Văn Điển cho rằng: "Nguy cơ sa mạc hóa ở Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào cách tiếp cận và hành động trong quản lý, sử dụng đất, nhất là đất canh tác". |
Theo GS.TS Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), ở Việt Nam hiện nay, suy thoái đất được phân chia thành bốn mức độ.
Đầu tiên là nhóm diện tích đất có nguy cơ suy thoái, khoảng 6,7 triệu ha. Tiếp theo là nhóm diện tích đất có dấu hiệu suy thoái, khoảng 2,4 triệu ha. Thứ ba là nhóm diện tích đất đã bị suy thoái, khoảng 1,3 triệu ha. Cuối cùng là nhóm diện tích sa mạc, hình thành từ nhóm thứ ba, hiện nay có diện tích không đáng kể.
Về nguyên nhân dẫn tới suy thoái đất, ông Phạm Văn Điển cho rằng chủ yếu do quản lý, sử dụng đất chưa hợp lý và do có tác động cộng hưởng của biến đổi khí hậu.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh nhìn nhận, Việt Nam đã có những thành tựu rất lớn trong việc chống sa mạc hóa hiện nay. Từ “đáy” về tỷ lệ che phủ rừng vào năm 1993 (27,8%), đến nay Việt Nam đã có tỷ lệ che phủ rừng lên đến 42%, trong khi trung bình của thế giới là 31%.
Thời gian qua ngành lâm nghiệp tiếp tục có những chiến lược, chương trình và kế hoạch để nâng cao chất lượng của rừng cây che phủ, tạo lập một hệ sinh khối xanh trên mặt đất thông qua bảo vệ rừng tự nhiên (10,3 triệu ha) và trồng rừng gỗ lớn (hiện có 300 nghìn ha, cần đạt khoảng 1 triệu ha vào năm 2030).
Theo kế hoạch trong quý 4/2021 tới đây, Ngân hàng thế giới (World Bank) sẽ giải ngân số tiền 51,5 triệu USD đầu tiên Việt Nam bán tín chỉ Cacbon rừng - số tiền thu được từ các nỗ lực bảo vệ và phát triển rừng, phòng chống suy thoái đất ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam.
Như vậy, trên bước đường phòng chống sa mạc hóa, Việt Nam đã từng bước đạt được mục tiêu “kép” là chống suy thoái đất và đem lại lợi ích kinh tế cho người sản xuất.
Thời gian tới, ông Phạm Văn Điển cho rằng cần tiếp tục đánh giá, phân loại mức độ nguy cơ suy thoái và khả năng phục hồi của đất, từ đó có các giải pháp ngắn và dài hạn phù hợp. Giải pháp căn cơ, chiến lược là duy trì và thiết lập không gian xanh ở mọi nơi, mọi chỗ, trong đó rừng cây có vai trò chủ lực, nhất là rừng tự nhiên và rừng trồng hỗn giao, chu kỳ dài. Ngoài ra một giải pháp nữa là cần gắn quản lý nhà nước về đất đai với quản lý nhà nước về canh tác. Quy hoạch đất đai và quy hoạch thổ nhưỡng hợp lý cũng là thực hiện "tấc đất, tấc vàng" và bồi bổ đất, để đất không bị mất giá trị hay thành nơi gây ra rủi ro, hiểm họa cho con người.
Hiện nay, trên toàn cầu, 1/5 diện tích đất, tương đương hơn 2 tỷ ha bị suy thoái, bao gồm hơn một nửa diện tích đất nông nghiệp. Nếu con người không thay đổi cách quản lý đất, hơn 90% có thể bị thoái hóa vào năm 2050. |
Tin liên quan
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Việt Nam và Mỹ thử nghiệm thuốc thế hệ mới điều trị ung thư giai đoạn cuối
15:20 | 13/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics