Tín dụng đen: Chuyện cũ nhưng nhiều nạn nhân mới
Làm thế nào để đẩy lùi tín dụng đen tại nông thôn? | |
Lãi suất tín dụng đen khi vay qua mạng có thể lên tới 1.400%/năm | |
Triệt phá nhiều băng nhóm xã hội đen núp bóng doanh nghiệp |
Tín dụng đen “trực tuyến” đang có dấu hiệu ngày càng nở rộ. Ảnh: ST |
Lún sâu vào “vòng xoáy” nợ nần
Thời gian gần đây, dù đã có nhiều cảnh báo về các loại hình tín dụng đen truyền thống và qua các ứng dụng công nghệ, song vẫn có rất nhiều người “sập bẫy”, khiến bản thân và gia đình rơi vào vòng xoáy nợ nần. Trao đổi với phóng viên, một nạn nhân tại Hà Tĩnh cho biết, vào tháng 4/2020, do khó khăn về tài chính, lại bị thất nghiệp, nên người này đã đăng ký vay qua ứng dụng “Vay tia chớp”. Qua một số thủ tục, người này được thông báo vay thành công 2,9 triệu đồng trong 7 ngày, tuy nhiên, số tiền thực mà app gửi vào tài khoản người vay chỉ 1,7 triệu đồng, với lý do trừ đi các khoản chi phí giao dịch, vận hành, thanh toán…
Sau đó, người này trễ hạn thanh toán 3 ngày và được bộ phận đòi nợ của ứng dụng liên hệ, thông báo số tiền nợ đã lên tới 5 triệu đồng, bao gồm số tiền gốc, tiền lãi và lãi phạt. Khi người vay xin khất chưa thể trả được nợ ngay, thì bộ phận này đã cử người quấy nhiễu người thân, đưa ra những lời lẽ lăng mạ, đe dọa. Trước những hành vi đòi nợ kiểu “khủng bố” như thế, người nay đã đi vay thêm một số app khác để có tiền trả nợ, cho đến nay, từ khoản vay 2,9 triệu đồng ban đầu đã thành con số nợ 50 triệu đồng tại 5 ứng dụng vay tiền khác nhau. Nợ càng ngày càng khó trả, nhưng người thân, bạn bè, người quen trong danh bạ điện thoại đã liên tục bị bên đòi nợ quấy nhiễu, thậm chí tung tin thất thiệt lên mạng xã hội…
Tình trạng khủng bố cả người thân và người quen như trên là do, khi đăng ký vay vốn, người đi vay phải chấp nhận điều khoản đồng bộ danh bạ điện thoại, mạng xã hội với ứng dụng. Vì thế, khi không trả được nợ, người đi vay sẽ bị các bên cho vay sử dụng những thông tin này để đe dọa, gây áp lực tinh thần.
Thực tế là tình trạng người dân vẫn đến vay qua app là do sự tiện lợi, nhanh chóng trong giao dịch. Người đi vay không phải đi đâu, không phải chứng minh tài sản, thu nhập cũng có thể vay vốn. Hơn nữa, đa phần số tiền đi vay rất nhỏ, người đi vay dự đoán trong khả năng trả nợ nên mới tiếp cận một số ứng dụng vay vốn kiểu tín dụng đen. Tuy nhiên, khi đi vay, việc trừ phí cũng như áp lãi suất cao, “lãi mẹ đẻ lãi con” đã khiến nhiều người “không kịp trở tay”. Như anh T. (trú tại tỉnh Bắc Ninh), có vay qua app với số tiền 1,6 triệu đồng, hạn trong 7 ngày, nhưng số tiền thực tế anh nhận được chỉ có 1 triệu đồng. Sau 7 ngày, anh phải trả 1,6 triệu đồng. Như vậy, với số tiền thực vay 1 triệu đồng, anh phải trả lãi suất gần 8,6%/ngày, tương đương lãi suất hơn 3.000%/năm.
Trung tá Ngô Hồng Vương, Đội trưởng Phòng Trọng án, Cục Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an) cho biết, lãi suất trong tín dụng đen thường rất cao, có khi lên đến 300 – 700%/năm. Thậm chí, một số mô hình cho vay qua mạng lãi suất lên tới 1.400%/năm, cao gấp 700 lần quy định. Đặc biệt, hiện nay, tín dụng đen “trực tuyến” đang có dấu hiệu ngày càng nở rộ. Thủ đoạn của các đối tượng tín dụng đen của Việt Nam là: Phát, dán tờ rơi, lập các website, sử dụng mạng xã hội, các ứng dụng điện thoại di động... đăng tin quảng cáo vay không cần gặp mặt, không cần thế chấp, thủ tục đơn giản với số tiền vay từ 1 triệu đến vài chục triệu đồng.
Chế tài chưa nghiêm
Lên Google, chỉ cần gõ từ khóa “vay tiền nhanh” sẽ cho ra 69 nghìn kết quả trong giây lát, đưa người tìm kiếm đến các website chính thống lẫn không chính thống, với các cam kết hấp dẫn như vay nhanh, vay nhiều, lãi suất thấp, chỉ cần xác minh thông tin online...
Mặc cho các app hay website vay vốn bất hợp pháp bị lực lượng Công an tích cực triệt phá và cảnh báo, nhưng các ứng dụng này như “vòi bạch tuộc”, liên tục mọc lên cùng với nhu cầu vay rất lớn từ chính người dân.
Hai đặc trưng nhất của tín dụng đen là lãi suất cho vay “cắt cổ” và hành vi thu hồi nợ có tính “côn đồ”. Thực tế là ai cũng hiểu những hệ lụy của loại hình này, nhưng có cung thì ắt phải có cầu nên các ứng dụng, website này mới có nhiều “đất sống”. Hơn nữa, Trung tá Ngô Hồng Vương cho biết, để trốn tránh sự điều tra, thu thập chứng cứ của cơ quan Công an, trong hồ sơ vay vốn, các đối tượng này thường ghi mức lãi suất vay thấp hơn nhiều so với thực tế người đi vay phải trả. Tuy nhiên, người đi vay phải viết vào giấy vay mức lãi phải trả cao gấp hàng trăm lần so với quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự, trần lãi suất cao nhất là 20%.
Hơn nữa, hoạt động cho vay thông qua app là giao dịch ngầm, sự thỏa thuận giữa con nợ và chủ nợ không được chứng thực. Đa số các app có một “ông chủ” đứng đằng sau điều hành. Khi người vay chậm trả nợ hoặc mất khả năng thanh toán, các “ông chủ” cho đòi nợ thông qua “lực lượng đòi nợ thuê”, từ đó phát sinh các hành vi trái luật như đe dọa, cưỡng đoạt tài sản, cố ý gây thương tích, bắt giữ người... Theo các chuyên gia, thực tế app chỉ là phương tiện cho người có tiền và người cần tiền giao dịch và chưa có quy định cấm giao dịch giữa cá nhân với cá nhân. Tuy nhiên, theo quy định, tổ chức hoạt động tín dụng phải có một số điều kiện như được sự đồng ý của Ngân hàng Nhà nước, số vốn tối thiểu, cách thức cho vay... Chính vì thế, điều quan trọng là cơ sở pháp luật về quản lý tín dụng đen cần có sự cập nhật hơn, nhất là liên quan đến công nghệ, internet...
Từ những vấn đề nêu trên, để tránh "sập bẫy" tín dụng đen, đại diện Bộ Công an khuyến cáo khi vay tiền, người dân cần tìm hiểu kỹ các quy định về cho vay của các app, lựa chọn app cho vay uy tín, chấp hành đúng quy định về lãi suất (dưới 20%/năm), không có các hành vi đòi nợ theo kiểu “xã hội đen”.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cũng cho biết, ngành Ngân hàng đã chủ động triển khai nhiều giải pháp mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh và nhu cầu đời sống của người dân, doanh nghiệp, góp phần cùng với Bộ Công an đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi tín dụng đen. Thực tế các thủ tục vay vốn ngân hàng rất đơn giản, dễ dàng, lãi suất thấp nếu bà con có nhu cầu vay vốn phục vụ tiêu dùng, sản xuất kinh doanh chính đáng.
Dù vậy, để góp phần hạn chế tín dụng đen, nhất là tại địa bàn nông thôn, bên cạnh ngành Ngân hàng tích cực cấp tín dụng, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho rằng, rất cần có sự tham gia đồng bộ của các bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nỗ lực nâng cao nhận thức của người dân về tín dụng đen, đưa ra các chế tài đủ sức răn đe đối với các đối tượng tham gia đường dây tín dụng đen...
Tính đến 30/9/2020, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt 8,69 triệu tỷ đồng, tăng 6,09% so với cuối năm 2019 (cùng kỳ năm 2019 tăng 9,4%). Tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên có mức tăng trưởng khá, đến cuối tháng 9/2020, dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn - nơi dễ phát sinh hoạt động tín dụng đen - ước đạt 2,12 triệu tỷ đồng với 14,17 triệu khách hàng còn dư nợ, chiếm 24,67% tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế, tăng 5% so với cuối năm 2019. Các tổ chức tín dụng cũng đẩy mạnh cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, cho vay tiêu dùng với dư nợ ước đến cuối tháng 8/2020 đạt hơn 1,71 triệu tỷ đồng, chiếm 19,98% dư nợ nền kinh tế, tăng 2,37% so với cuối năm 2019. Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đang dự kiến đề xuất Thủ tướng Chính phủ triển khai phương án thí điểm mở rộng tín dụng tiêu dùng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo để phục vụ các nhu cầu thiết yếu chính đáng của cuộc sống, góp phần đẩy lùi tín dụng đen. |
Tin liên quan
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu duy trì mặt bằng lãi suất huy động ổn định, hợp lý
09:06 | 28/11/2024 Kinh tế
Xem xét giảm tối thiểu 1%/năm lãi suất cho vay thực hiện đề án 1 triệu héc ta lúa
20:35 | 15/10/2024 Kinh tế
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
08:36 | 23/12/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Nhiều nỗ lực để bình ổn giá trong cao điểm lễ, tết 2025
07:51 | 20/12/2024 Tài chính
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế cần hướng tới tinh giản bộ máy theo mô hình quốc tế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
21:19 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế về đích thu ngân sách với tổng số thu ước đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
16:27 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước
21:13 | 18/12/2024 Tài chính
Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
10:00 | 17/12/2024 Tài chính
Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
08:24 | 16/12/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics