Tìm nguồn điện bổ sung khi dừng dự án điện hạt nhân
Tái khởi động điện hạt nhân từ 2030? | |
Phải phát triển điện hạt nhân vì “không có điện thì chết”? |
So với các dạng năng lượng truyền thống, ĐHN là nguồn công suất điện lớn, ổn định, có hệ số khả dụng cao và không phát thải khí nhà kính. Ảnh: ST. |
Ổn thỏa về phía đối tác
Chính phủ vừa gửi tới các đại biểu Quốc hội báo cáo Kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc dừng thực hiện chủ trương đầu tư dự án ĐHN Ninh Thuận.
Báo cáo nêu rõ: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 30/3/2017 Bộ Công Thương đã có Thư chính thức thông báo cho Tập đoàn Năng lượng nguyên tử Liên bang Nga (ROSATOM) và Bộ Kinh tế- Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản (METI) về chủ trương dừng đầu tư Dự án.
Bộ Ngoại giao đã có Công hàm thông báo chính thức gửi Chính phủ Liên bang Nga và Chính phủ Nhật Bản về việc Chính phủ Việt Nam quyết định dừng chủ trương triển khai Dự án.
Về cơ bản, phía Nga và Nhật Bản thông cảm với phía Việt Nam, lấy làm tiếc về việc dừng Dự án, mong muốn giải quyết ổn thỏa các vấn đề liên quan thông qua thương lượng và tiếp tục hợp tác trong giai đoạn tiếp theo.
Một số vấn đề cụ thể với đối tác Liên bang Nga, Chính phủ cho hay: Về cơ bản, phía Nga mong muốn giải quyết ổn thỏa các vấn đề liên quan thông qua thương lượng. Các chi phí của các đối tác có thể yêu cầu bồi hoàn nhưng sẽ phụ thuộc nhiều vào việc quyết định chủ trương đầu tư Dự án Trung tâm Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân của Chính phủ Việt Nam.
Theo báo cáo, Biên bản ghi nhớ giữa Bộ Khoa học và Công nghệ với Tập đoàn Năng lượng nguyên tử Liên Bang Nga (ROSATOM) về Kế hoạch thực hiện Dự án Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân đã ký ngày 29/6/2017, nhân chuyến thăm và làm việc của Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Liên bang Nga. Hội đồng thẩm định liên ngành đã có Báo cáo kết quả Thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
Ngày 19/11/2018, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 75/QĐ-TTg giao Bộ Khoa học và Công nghệ hợp tác với ROSATOM để triển khai Dự án. Hiện tại, Bộ Khoa học và Công nghệ đang làm việc với tỉnh Đồng Nai về các vấn đề liên quan đến địa điểm xây dựng dự án.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Bộ liên quan tiến hành các thủ tục chấm dứt hiệu lực của Hiệp định đã ký với Liên bang Nga về hợp tác xây dựng nhà máy ĐHN trên lãnh thổ Việt Nam trong năm 2018.
Đối với đối tác Nhật Bản, theo Chính phủ, Nhật Bản đánh giá cao về thiện chí, tinh thần hợp tác của Việt Nam sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua Nghị quyết dừng chủ trương thực hiện đầu tư Dự án.
Phía Nhật Bản nhận định, trong thời gian qua Nhật Bản đã thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác để lập Hồ sơ Báo cáo dự án đầu tư nhà máy ĐHN Ninh Thuận 2 (FS), hỗ trợ, giúp đỡ đào tạo nguồn nhân lực cho ĐHN của Việt Nam.
“Phía Nhật Bản khẳng định sẽ không có bất cứ yêu cầu gì đối với các chi phí đã tài trợ, giúp đỡ Việt Nam trong quá trình chuẩn bị Dự án ĐHN Ninh Thuận 2; Chấp nhận những gì đã diễn ra trong quá khứ và mong muốn hướng tới tương lai để hợp tác hai bên tốt đẹp hơn nếu phía Việt Nam cam kết bảo lưu kết quả lập FS, bảo tồn địa điểm quy hoạch cho dự án nhà máy ĐHN Ninh Thuận 2 để tránh lãng phí, có thể sử dụng sau này khi Việt Nam tái khởi động lại chương trình ĐHN”, báo cáo của Chính phủ nêu rõ.
Ban công tác liên ngành họp lần 2 với phía Nhật Bản vào ngày 21/3/2019. Sau cuộc họp, hai bên đã ký biên bản ghi nhận nội dung đồng ý việc chuyển đổi mặt bằng đã được quy hoạch cho dự án ĐHN Ninh Thuận 2 để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhưng bảo đảm thuận lợi cho việc thu hồi khi nhà nước thực hiện dự án quan trọng quốc gia.
Về công tác thanh toán các hợp đồng tư vấn, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã thanh toán và thanh lý các hợp đồng tư vấn với các đơn vị tư vấn của Liên bang Nga liên quan đến dự án nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1. Đối với các chi phí, hợp đồng trong nước, EVN cũng đã hoàn tất việc thanh toán, quyết toán các hợp đồng.
Điện nào thay thế điện hạt nhân?
Để đảm bảo nguồn thay thế sau khi dừng chủ trương thực hiện dự án ĐHN Ninh Thuận, Chính phủ cho biết: Giai đoạn năm 2020 đến năm 2030 cần bổ sung khoảng 6.000 MW nhiệt điện than và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu đủ năng lực để thay thế 4.600MW Dự án ĐHN về sản lượng điện cho hệ thống.
“Việc đầu tư các dự án nhiệt điện, than, khí và LNG nhập khẩu có thể xã hội hóa việc huy động vốn đầu tư thông qua các hình thức thực hiện dự án BOO (Xây dựng-Sở hữu-Kinh doanh), BOT (Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao),... nên không làm tăng nợ công cho ngân sách như trong trường hợp đầu tư điện hạt nhân”, Chính phủ báo cáo.
Ngoài ra, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan tiếp tục đẩy mạnh phát triển các dự án nhiệt điện than đã được quy hoạch, phát triển các dự án nhiệt điện khí, LNG, đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, thực hiện chương trình tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả thông qua tái cơ cấu kinh tế hướng đến các ngành sản xuất xanh có công nghệ thân thiện, tiết kiệm năng lượng; tăng cường kết nối lưới khu vực, tăng khả năng nhập khẩu điện từ các nước trong khu vực như Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, nhắc tới câu chuyện tăng trưởng nhu cầu sử dụng điện khá cao của Việt Nam trong khi nguồn cung "khó trong khó ngoài", TS. Nguyễn Mạnh Hiến-nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng phân tích: Sau năm 2030, Việt Nam sẽ thiếu năng lượng nghiêm trọng.
Trong khi đó, than đã phải nhập khẩu. Thủy điện cũng đã khai thác hết… Nếu cứ tiếp tục không phát triển ĐHN, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu rất nhiều LNG và than. Điều đó đồng nghĩa với việc an ninh năng lượng bị hạn chế rất nhiều.
"Để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời góp phần chống biến đổi khí hậu toàn cầu, nghĩa là giảm phát thải khí nhà kính thì nên giữ lại những địa điểm phát triển ĐHN ở tỉnh Ninh Thuận, sau năm 2030 sẽ tiếp tục phát triển", chuyên gia Nguyễn Mạnh Hiến nói.
Việc phát triển ĐHN tại Việt Nam đã được xem xét lần đầu tiên tại Hội nghị TƯ 2 (khóa VIII) ngày 24/12/1996. Định hướng quy hoạch phát triển ĐHN dài hạn tầm nhìn 2050 của nước ta nhằm đảm bảo nhu cầu điện của đất nước đã được Bộ Chính trị quyết định tại Nghị quyết số 18-NQ/TƯ ngày 25/10/2007. Chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy ĐHN Ninh Thuận đã được Bộ Chính trị đồng ý tại Kết luận số 21-KL/TƯ ngày 25/2/2008 và Kết luận số 55-KL/TƯ ngày 27/9/2009 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư dự án ĐHN Ninh Thuận tại Nghị quyết số 41/2009/QH12 ngày 25/11/2009. Song song với quá trình thực hiện khảo sát, thiết kế lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng nhà máy ĐHN ở Ninh Thuận, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt nhiều Quy hoạch và Chiến lược liên quan tới phát triển ĐHN. Trong quá trình triển khai thực hiện Dự án, tình hình phát triển kinh tế vĩ mô của Việt Nam có nhiều thay đổi so với thời điểm quyết định đầu tư dự án. Mặt khác, Việt Nam cần nguồn vốn lớn để đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại nhằm tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, cũng như giải quyết các vấn đề do biến đổi khí hậu gây ra. Vì vậy, tại Nghị quyết 31/2016/QH14 ngày 22/11/2016, Quốc hội đã thông qua "Dừng thực hiện chủ trương đầu tư Dự án ĐHN Ninh Thuận". |
Tin liên quan
Thế giới đối mặt với "cơn sốt urani"
06:17 | 28/07/2024 Nhìn ra thế giới
Hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí trình Chính phủ
14:37 | 17/04/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơ chế giá phù hợp và đồng bộ cơ sở hạ tầng cho phát triển điện khí LNG
20:57 | 07/12/2023 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK