Tiết kiệm năng lượng để đáp ứng “luật chơi” quốc tế
Thúc đẩy phát triển công trình xanh, công trình tiết kiệm năng lượng | |
Chấm dứt sử dụng năng lượng lãng phí để giảm áp lực nhập khẩu | |
Tiết kiệm năng lượng để phát triển doanh nghiệp bền vững |
Các khách mời tham dự diễn đàn |
Thời gian qua, giá năng lượng tăng cao, cùng với đó nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội của thế giới, trong đó có Việt Nam cũng tiếp tục tăng cao. Việt Nam xác định tiết kiệm năng lượng là một trong những trụ cột quan trọng trong phát triển bền vững, cần được coi như “nguồn năng lượng đầu tiên” để tăng cường nguồn cung năng lượng, góp phần quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Phát biểu tại Diễn đàn “Tiết kiệm năng lượng: Từ hoạch định chính sách quốc gia đến hành động thực tế” ngày 25/10, ông Đặng Hải Dũng, Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng (Bộ Công Thương) cho biết: Việt Nam đã phải nhập khẩu than cho sản xuất điện từ năm 2015; nhập khẩu điện từ Lào,Trung Quốc…
Đáng chú ý, các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam cũng đã bắt đầu yêu cầu sản phẩm được nhập khẩu vào các thị trường phải đảm bảo các tiêu chí về môi trường, giảm CO2 trên từng sản phẩm, phải sử dụng năng lượng sạch trong quá trình sản xuất. Muốn xuất khẩu được, Việt Nam phải tuân thủ “luật chơi” của thị trường quốc tế.
“Cùng với đó, đứng trước các vấn đề về khủng hoảng năng lượng trên thế giới, yêu cầu đặt ra cho Việt Nam là làm sao giảm phụ thuộc của nền kinh tế vào năng lượng…”, ông Dũng nói.
Theo ông Nguyễn Đình Hiệp, Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA): Nghị định 102/2003/NĐ-CP về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là văn bản pháp lý quan trọng về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và đời sống ở cấp quốc gia.
Đây là dấu mốc đầu tiên để hình thành ngành công nghiệp về tiết kiệm năng lượng. Sau đó, Việt Nam có Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đáng chú ý, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng đã được ban hành hơn 10 năm qua.
“Các văn bản pháp luật tuy nhiều nhưng chưa đồng bộ. Do vậy, Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 yêu cầu phải sớm xây dựng chính sách đồng bộ với các chế tài cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu về tỷ lệ tiết kiệm năng lượng trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng so với kịch bản phát triển bình thường”, ông Hiệp nói.
Đề cập tới khía cạnh thách thức của Việt Nam trong thực thi tiết kiệm năng lượng, ông Đặng Hải Dũng cho biết: quá trình triển khai Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có nhiều vương mắc, đặt ra yêu cầu phải sửa đổi luật, nhất là vấn đề chế tài và quy định các đơn vị sử dụng năng lượng trọng điểm phải thực hiện kiểm toán.
Bên cạnh đó, trên thực tế, nhiều bộ, ngành chưa quan tâm đến công tác tiết kiệm năng lượng. Điều cần quan tâm khi sửa luật hiện nay là trong lĩnh vực quản lý nhà nước, tất cả các bộ, ngành liên quan phải tăng cường phân cấp, phân quyền; các cơ sở sử dụng năng lượng trong tất cả các lĩnh vực phải thực thi đầy đủ hơn, nghiêm túc hơn các quy định của pháp luật về tiết kiệm năng lượng…
"Bộ Công Thương đang tiến hành rà soát, sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Bộ đã có những đề xuất để đưa cơ chế hỗ trợ về tiết kiệm năng lượng, trong đó có cơ cế ưu đãi về thuế, tài chính cho các dự án tiết kiệm năng lượng cũng như thí điểm thành lập Quỹ Tiết kiệm năng lượng để thúc đẩy đầu tư các dự án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả", ông Dũng thông tin thêm.
Theo ông Dương Trung Kiên, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Điện lực, giải pháp nâng cao hiệu quả tiết kiệm năng lượng trong thời gian tới là đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức và khuyến khích doanh nghiệp thực hiện cải tạo dây chuyền công nghệ, đầu tư các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, hướng tới sản xuất sạch, xanh.
Cùng với đó, khi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được sửa đổi, cần có thời gian, lộ trình thực hiện phù hợp với thực tế.
Tin liên quan
Tiết kiệm năng lượng là chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững
13:30 | 08/10/2024 Kinh tế
Thúc đẩy thị trường đầu tư hiệu quả năng lượng, hướng tới Net Zero
14:51 | 27/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp “đau đầu” vì hàng xuất khẩu bị tuồn ra thị trường
09:19 | 17/05/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
15:27 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị thêm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Huế phát huy tiềm năng
13:47 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai tại Saudi Arabia
09:08 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển
20:17 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia
20:10 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
16:09 | 30/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK