Tiếp tục cho phép Công ty Mộc Cát Tường xuất khẩu ván gỗ ghép với thuế suất 0%
Thành lập đoàn kiểm tra Công ty Cát Tường về áp dụng mã HS mặt hàng gỗ cao su xuất khẩu XK | |
Tổng cục Hải quan phản hồi liên quan đến phân loại mặt hàng ván ghép |
Phó Tổng cục trưởng Lưu Mạnh Tưởng phát biểu tại buổi đối thoại. Ảnh: N.H |
Phó Tổng cục trưởng cho biết, hiện Tổng cục Hải quan đang phân loại mặt hàng ván gỗ ghép vào mã 4407299790 (tức thuộc nhóm 4407) – có thuế suất xuất khẩu là 15%, nhưng Hiệp hội Gỗ và Lâm sản (Viforest) và Công ty mộc Cát Tường lại đề nghị phân loại vào nhóm 4418 – có thuế suất xuất khẩu là 0%. Theo đó, Phó Tổng cục trưởng đề nghị Viforest và doanh nghiệp trình bày các căn cứ, cơ sở để chứng minh cho việc phân loại mặt hàng này vào nhóm 4418 thay vì nhóm 4407.
Đại diện Công ty mộc Cát Tường đã trình bày quy trình sản xuất ván ghép thanh từ gỗ cao su của công ty bao gồm 14 bước với dây chuyền sản xuất hiện đại. Theo Công ty mộc Cát Tường, sản phẩm ván gỗ ghép của công ty có mức độ chế biến sâu hơn so với nhóm 4407, nên việc phân loại vào nhóm 4418 là hợp lý.
Công ty mộc Cát Tường cũng nêu một số căn cứ xác định mặt hàng ván gỗ ghép thuộc nhóm 4418 là Thông tư 65/2017/TT-BTC về danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã định nghĩa đồ mộc dùng trong xây dựng, kể cả tấm gỗ, tấm lót sàn thuộc nhóm 4418.
Bà Đào Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu cho biết, nhóm 4407 có phạm vi rất rộng, bao gồm cả ván ghép từ các thanh gỗ, trong đó không quy định ghép dọc hay ghép ngang. Theo đó, nếu các sản phẩm không vượt qua công đoạn gia công như trên thì hoàn toàn phù hợp với nhóm 4407.
Trong khi đó, nhóm 4418 áp dụng cho các cấu kiện gỗ được sử dụng trong xây dựng dưới dạng hàng hóa đã lắp ráp hay có thể nhận ra những phần chưa lắp ráp. “Những mặt hàng dưới dạng tấm phẳng dùng cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau, chưa nhận dạng được các phần chưa lắp ráp trong một cấu kiện gỗ hoặc phải gia công thêm để phù hợp cho mục đích sử dụng tiếp theo thì không phù hợp với nhóm 4418” – bà Hương nêu rõ.
Bà Nguyễn Thị Minh Ngọc, Phó trưởng phòng – Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho biết thêm, việc phân loại mã HS phải tuân thủ tuyệt đối theo quy định của Tổ chức Hải quan thế giới. Thời gian gần đây, Bộ Tài chính nhận được ngày càng nhiều vụ việc liên quan đến áp thuế chống bán phá giá của các nước Mỹ, EU.
Một trong những lý do mà các nước đưa ra khi áp thuế này là Việt Nam có trợ cấp, trong đó có trợ cấp về thuế - liên quan tới việc áp mã HS. “Các nước cho rằng thông qua việc hưởng lợi về thuế từ việc áp mã HS thì doanh nghiệp tạo ra được giá thành sản phẩm thấp hơn và cạnh tranh với sản phẩm trong nước của họ” – bà Ngọc cho biết.
Qua đó, bà Ngọc khẳng định việc tuân thủ quy định về phân loại ngoài việc đáp ứng quy định của WTO khi Việt Nam đã là thành viên của tổ chức này thì cũng giúp các DN chống lại các cáo buộc về việc chống bán phá giá của các nước.
Trước các ý kiến của các vụ, cục nêu ra, ông Huỳnh Quang Thanh, Phó Chủ tịch Viforest đề xuất Tổng cục Hải quan cho phép doanh nghiệp xuất khẩu ván gỗ ghép với mức thuế 0%, sau đó khi đã “hạ hồi phân giải”, nếu có áp thuế thì doanh nghiệp sẽ nộp sau.
Phó Tổng cục trưởng Lưu Mạnh Tưởng cũng nhận định, với đặc điểm sản phẩm và quy trình sản xuất mà các doanh nghiệp đã nêu, nếu phân loại mặt hàng ván gỗ ghép vào nhóm 4418 thì chưa thật sự thuyết phục. Tuy nhiên, Tổng cục Hải quan sẽ ghi nhận các ý kiến và trình cấp có thẩm quyền theo hướng không làm xáo trộn hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, để cấp có thẩm quyền xem xét và đưa ra quyết định áp dụng mã HS phù hợp đối với mặt hàng này.
Phó Tổng cục trưởng cũng chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường, tìm kiếm đơn hàng trong tình hình khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, việc phân loại, áp mã hàng hóa phải hết sức thận trọng, bởi nếu áp mã sai thì sau này doanh nghiệp cũng vẫn bị truy thu mà cơ quan quản lý Nhà nước chưa thực hiện hết trách nhiệm.
Phó Tổng cục trưởng Lưu Mạnh Tưởng cũng chỉ đạo Cục Hải quan Đồng Nai tiếp tục cho phép Công ty mộc Cát Tường được phép xuất khẩu ván gỗ ghép với thuế suất 0% để đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp và tránh việc ách tắc hàng hóa.
Tuy nhiên, doanh nghiệp phải cam kết sẽ thực hiện quyết định cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền và quyết định cuối cùng sẽ được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này.
Tin liên quan
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
08:48 | 23/12/2024 Multimedia
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
08:43 | 23/12/2024 Hải quan
Hải quan Móng Cái tiếp tục giữ vị trí quán quân chỉ số năng lực cạnh tranh
10:56 | 21/12/2024 Hải quan
Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu nỗ lực để sẵn sàng triển khai hiệu quả mô hình tổ chức mới
09:46 | 21/12/2024 Hải quan
Hải quan Tây Ninh: Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao
21:48 | 20/12/2024 Hải quan
Đảng bộ Cục Hải quan Quảng Ninh thực hiện thắng lợi, toàn diện mọi mặt công tác
20:53 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Nam Giang đưa máy soi hành lý vào hoạt động
18:25 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Hà Tĩnh tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy theo chủ trương đề ra
16:20 | 20/12/2024 Hải quan
PHOTOS: Nhọc nhằn đường lên cửa khẩu quốc tế Nam Giang
16:05 | 20/12/2024 Hải quan
Cao Bằng: Hải quan Tà Lùng thu ngân sách hơn 770 tỷ đồng tăng 38%
14:50 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Lạng Sơn bám sát thực tiễn để hoàn thành nhiệm vụ được giao
14:17 | 20/12/2024 Hải quan
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 2: Đòi hỏi cấp thiết về hệ thống công nghệ thông tin mới
07:47 | 20/12/2024 Hiện đại hóa hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics