Thuốc giả, thực phẩm chức năng giả hoành hành- Bài 1: Bất chấp tất cả vì lợi nhuận “khủng”
“Vàng thau lẫn lộn”
Theo thống kê của Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia), trong 2 năm 2016-2017, đã có tới 12.655 vụ việc vi phạm được phát hiện liên quan tới dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng được các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý, với tổng giá trị hàng hóa vi phạm lên tới 99,233 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 75,530 tỷ đồng, khởi tố 17 vụ án hình sự với 29 đối tượng.
Dạo một vòng thị trường bán buôn bán lẻ dược phẩm tại TP.HCM, phóng viên không khỏi ngỡ ngàng trước sự đa dạng, phong phú chủng loại thực phẩm chức năng. Trong vai một khách hàng tìm mua sản phẩm hỗ trợ sức khỏe, tôi ghé hiệu thuốc A.V.N trên đường Linh Đông, quận Thủ Đức. Một nhân viên của hiệu thuốc giới thiệu cho tôi rất nhiều sản phẩm hỗ trợ các chức năng như: Bổ não, đau xương mỏi khớp, bổ gan, hỗ trợ ung thư… Đó chưa kể mỗi loại bổ trợ chức năng cũng có đến 5-7 loại, từ đóng gói trong hộp giấy cho đến hộp thiếc, hộp nhựa… của nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong và ngoài nước.
Còn tại Hà Nội, trong một lần đến Bệnh viện K, cơ sở Tân Triều tìm hiểu về bệnh nhân ung thư, phóng viên để ý có thấy trên chiếc bàn nhỏ đầu giường bệnh của bệnh nhân có sản phẩm Vidatox Plus- chiết xuất từ nọc bọ cạp xanh Cu Ba hỗ trợ phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân u bướu. Giá của sản phẩm này, theo lời bệnh nhân, lên tới gần 4 triệu đồng/lọ. Nhiều bệnh nhân ung thư dùng sản phẩm với hi vọng cải thiện tình trạng sức khỏe, giúp chống chọi với bệnh tật. Khi phóng viên cầm sản phẩm của một trong số các bệnh nhân lên để tìm hiểu thấy có chút bất thường khi trên sản phẩm không có tem chống hàng giả của Bộ Công an. Thông thường, với các sản phẩm nhập khẩu, DN nhập khẩu sẽ có biện pháp để nhận biết sản phẩm nhập khẩu chính hãng. Phóng viên đã tìm kiếm thông tin từ DN nhập khẩu chính hãng loại sản phẩm này thì được biết, nếu là sản phẩm chính hãng, trên sản phẩm có tem cào điện từ mang tên nhà nhập khẩu, song trên sản phẩm của bệnh nhân này không có.
Theo lời một chủ kinh doanh thực phẩm chức năng nhập khẩu, sản phẩm Vidatox Plus không có các dấu hiệu nhận biết nêu trên chắc chắn là hàng giả. “Đối tượng làm giả thu lợi rất lớn từ số vốn ít ỏi để sản xuất sản phẩm; người tiêu dùng bằng mắt thường không thể phân biệt, chỉ mua sản phẩm bằng niềm tin do vậy, các đối tượng mặc sức hoành hành, làm giả sản phẩm nhằm thu lợi”, vị này cho biết.
Không chỉ sản phẩm giá cao mới được đối tượng làm giả hướng tới mà ngay cả những sản phẩm có nhu cầu sử dụng lớn cũng là mục tiêu để các đối tượng kinh doanh thực hiện hành vi làm giả. Đơn cử nhất là sản phẩm thuốc kháng sinh Zinnat giả vừa được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế phát hiện. Đây là dòng kháng sinh phổ rộng, được sử dụng với số lượng rất lớn tại các cơ sở y tế, bệnh viện. Chỉ cần làm một phép tính đơn giản cũng cho thấy, việc sản xuất thuốc giả đã mang lại lợi nhuận khổng lồ. Cụ thể, với giá khoảng 25.000 đồng đến 30.000 đồng/1 viên thuốc kháng sinh Zinnat, trung bình một người bệnh điều trị kháng sinh từ 7 đến 10 ngày, chi phí cũng lên tới vài trăm nghìn đến hàng triệu đồng.
Hệ lụy khôn lường khi sử dụng phải thuốc giả thì ai cùng rõ, nhẹ thì gia tăng chi phí điều trị, nặng có thể khiến người bệnh nguy hại tính mạng. Gần đây nhất, vụ việc thực phẩm chức năng Vinaca được quảng cáo là hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư lại được sản xuất thủ công từ bột than tre ở Hải Phòng được lực lượng chức năng phát hiện càng khiến dư luận rất bất bình. Bởi bệnh nhân ung thư đã là đối tượng rất khổ, cận kề với cái chết, phải dùng những đồng tiền cuối cùng với hi vọng mong manh để bớt đau đớn, khỏi bệnh nhưng cuối cùng lại mua phải sản phẩm giả, hoàn toàn không có tác dụng chữa bệnh.
Hàng giả không tha cả... người sắp chết
Theo lời một số dược sỹ, nhóm thuốc bị làm giả nhiều nhất là nhóm nam dược, đông được, thực phẩm chức năng do công nghệ bào chế đơn giản. Loại thuốc càng bán chạy, nhu cầu sử dụng lớn càng dễ bị làm giả. Và để phân biệt các sản phẩm thật, giả, đối với chính các chuyên gia trong lĩnh vực y dược cũng rất khó, do đó việc người tiêu dùng sử dụng phải hàng giả cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu. Thật không may cho những ai dùng thử sản phẩm được gọi là cứu người này, nhưng thực ra là đang “giết người”.
Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, nếu sử dụng phải thuốc giả, như kháng sinh chẳng hạn, người dùng thuốc sẽ không hết bệnh nhiễm khuẩn, mà bệnh ngày càng nặng thêm. Nguy hại hơn là thuốc giả chứa “sai hoạt chất” mà hoạt chất sai đó nếu là độc chất thì người dùng thuốc có thể tử vong. Thực trạng này đòi hỏi phải được ngăn chặn và xử lý triệt để bằng nhiều giải pháp mạnh của cơ quan chức năng và từ chính ý thức của người bệnh.
Theo đại diện Ban chỉ đạo 389 quốc gia, làm giả thuốc có lợi nhuận cao nên thu hút doanh nghiệp và tổ chức tội phạm tham gia. Thủ đoạn phổ biến trong sản xuất thuốc giả là mua thuốc trong nước với giá rẻ hoặc các loại thuốc đã hết hạn sử dụng, sau đó cho vào chai, lọ của loại tân dược đã qua sử dụng của các hãng dược nổi tiếng nước ngoài. Bên cạnh đó, các đối tượng dùng kỹ thuật gia công nhãn mác cho mới, đặt in tờ hướng dẫn sử dụng vào hộp hoặc thay đổi nhãn mác biến thuốc nội thành thuốc ngoại, thuốc châu Á thành thuốc châu Âu và “nghiễm nhiên” bán ra thị trường với giá cao như thuốc thật.
Theo Trung tá Trương Quang, Đội trưởng Đội chống buôn lậu và buôn bán hàng cấm, Công an TP. Hà Nội, các đối tượng làm giả còn dùng thủ đoạn thành lập công ty để hoạt động kinh doanh mua bán thuốc nhằm che đậy hoặc hợp thức hóa đường dây buôn bán thuốc giả. Chẳng hạn như vụ việc đối tượng Nguyễn Công Danh, Hoàng Mai, Hà Nội sản xuất kinh doanh thực phẩm chức năng giả Vidatox- Plus bằng việc thành lập một công ty ma với tên gọi MiduPharma, nhập lậu nguyên liệu từ nước ngoài về, sau đó thuê một cơ sở in ấn tại Hoàng Mai thiết kế toàn bộ bao bì, nhãn mác, khẳng định là cơ sở nhập khẩu chính hãng.
Theo tìm hiểu của phóng viên, các sản phẩm được làm giả này cũng có đầy đủ tem nhãn cũng như các phương thức chống hàng giả giống như các sản phẩm chính hãng. Tuy nhiên, theo khẳng định của cơ quan điều tra, tất cả các tem nhãn chống hàng giả này cũng đều được... làm giả. Trong suốt hai năm hoạt động, từ cuối năm 2015 đến cuối năm 2017, đối tượng sản xuất Vidatox- Plus đã trục lợi hàng trăm triệu đồng từ sức khỏe, tính mạng của những bệnh nhân ung thư.
Các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng đã, đang và sẽ liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người dân cần phải được quản lý và kiểm tra ngặt nghèo và phải tăng các biện pháp, chế tài xử lý đối với các đối tượng có hành vi sản xuất, vận chuyển, kinh doanh làm giả các sản phẩm này. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý phải quyết liệt hơn, không thể đợi những người kinh doanh thức tỉnh lương tâm!
Theo thông tin từ Chi cục QLTT TP.HCM, từ đầu năm đến nay đơn vị đã phát hiện 26 vụ vi phạm liên quan đến thực phẩm chức năng, phạt tiền trên 283 triệu đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu gồm hàng hóa không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, tạm giữ 24.800 viên và 12.046 đơn vị sản phẩm thực phẩm chức năng các loại. |
(Bài 2: Kinh doanh qua mạng: Mảnh đất “màu mỡ” cho thực phẩm chức năng giả, thuốc giả)
Tin liên quan
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK