Thuế các-bon giúp "khử" các-bon của nền kinh tế, tăng thêm nguồn thu cho ngân sách
Quanh cảnh Hội thảo |
Đề xuất công cụ định giá các-bon, trong đó có thuế các-bon
Phát biểu khai mạc, bà Mai Kim Liên, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, biến đổi khí hậu trở thành thách thức lớn nhất đối với nhân loại, đã và đang tác động đến mọi mặt kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh toàn cầu.
Ngoài việc chủ động thích ứng, mỗi quốc gia phải có trách nhiệm giảm phát thải khí nhà kính theo đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) nhằm thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu kể từ năm 2021.
Để đạt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, ngoài áp dụng công nghệ tiên tiến, nhiều quốc gia áp dụng công cụ định giá các-bon. Công cụ định giá các-bon phổ biến được áp dụng là thuế các-bon, hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính, cơ chế tín chỉ các-bon.
Theo bà Mai Kim Liên, Việt Nam luôn coi ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Do vậy, ngoài việc thực hiện các hoạt động thích ứng, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên thì cần thiết phải nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để từ đó đề xuất các biện pháp, chính sách phù hợp.
Theo bà Liên, song song với lộ trình thiết lập và vận hành thị trường các-bon nội địa, Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao các bộ, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất quy định và lộ trình áp dụng thuế các-bon tại Việt Nam. Vì thế, Chương trình đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á đã hỗ trợ đánh giá tác động của CBAM và đề xuất công cụ định giá các-bon, trong đó có chính sách thuế các-bon cho Việt Nam.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Anh Minh, Luật sư thành viên Công ty Luật NHQuang và Cộng sự cho biết, qua rà soát và phân tích các chính sách hiện hành về thuế và phí liên quan đến bảo vệ môi trường ở Việt Nam, khi xem xét các đặc điểm của thuế các-bon và các đặc điểm chính của thuế các-bon cho thấy, thuế Bảo vệ Môi trường (thuế BVMT) cùng với phí Bảo vệ Môi trường (phí BVMT) được coi là tương thích với thuế các-bon trong số các loại thuế và phí khác nhau ở Việt Nam.
Trong đó, thuế BVMT được tính từ các thời điểm khác nhau tùy loại sản phẩm như: khi có sự chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa, khi tiêu thụ hoặc sử dụng, khi nhập khẩu thông qua tờ khai hải quan, hoặc khi bán (đối với xăng dầu).
Đề xuất 2 phương án ban hành thuế các-bon
Về thuế suất, theo phân tích của các chuyên gia, thuế suất thấp có thể không thúc đẩy giảm phát thải, còn thuế suất cao có thể gây tác động tiêu cực tới sự ổn định của nền kinh tế trong ngắn hạn.
Mức thuế BVMT là mức thuế cố định xác định trên một đơn vị hàng hóa chịu thuế. Mức thuế cụ thể do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định. Các mức thuế này được thiết lập để phù hợp với các chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như phản ánh mức độ tác động tiêu cực đến môi trường do hàng hóa gây ra.
Trong số các hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế BVMT, than, xăng và dầu diezel được sử dụng rộng rãi làm nhiên liệu hoặc vật liệu trong các lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của CBAM. Các mức thuế hiện hành của các mặt hàng này được quy định tại Nghị quyết 579/2018/UBTVQH.
“Mức thuế suất thuế BVMT hiện nay không được quy định tương ứng với hàm lượng các-bon của nhiên liệu và có phản ánh một số nội dung khác. Ví dụ, đối với than, mức thuế BVMT là quá thấp để tạo ra các hành động giảm thiểu thực sự và giảm lượng khí thải liên quan tới việc sử dụng than”, ông Nguyễn Anh Minh phân tích.
Vì vậy, nguyên tắc để xác định sẽ dựa trên bảo đảm bù đắp chi phí, có tính đến chính sách phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Việc này hướng đến mục tiêu đảm bảo tính công bằng, minh bạch và bình đẳng trong quyền và nghĩa vụ của công dân. Ngoài ra, các đối tượng không chịu thuế có thể bao gồm vùng sâu vùng xa, các nhóm dễ bị tổn thương hoặc các ngành quan trọng đối với nền kinh tế.
Do vậy, việc tích hợp thuế các-bon vào thuế bảo vệ môi trường là khả thi, bởi cả hai đều áp dụng cho những hàng hóa có tác động tiêu cực đến môi trường.
Trên thực tế, một số sản phẩm nhất định như than và xăng đã được áp dụng thuế bảo vệ môi trường. Vì vậy, thuế bảo vệ môi trường cũng có thể được mở rộng để bao gồm lượng phát thải khí nhà kính phát sinh từ quá trình sản xuất và sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế.
Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng thuế các-bon (nếu được đưa ra như một phần của thuế BVMT hiện tại) có liên quan trực tiếp đến lượng phát thải khí nhà kính của một hàng hóa và các sản phẩm khác nên được đưa vào thuế BVMT để phù hợp với CBAM (ví dụ như xi măng, thép).
Chia sẻ kinh nghiệm triển khai thuế các-bon, chuyên gia Axel Michaelowa, Đối tác sáng lập cấp cao Perspectives Climate Group cho biết, thuế các-bon xác định một mức giá các-bon cố định bằng USD/tCO2tđ.
Tại Colombia, thuế các bon được triển khai từ năm 2016, đánh vào nhiên liệu hóa thạch được sản xuất hoặc nhập khẩu. Riêng than sẽ bị đánh thuế hoàn toàn từ 2028. Thuế được xác định dựa trên hàm lượng các-bon của mỗi loại nhiên liệu. Ngân sách nước này đã thu về 527 triệu USD từ tháng 1/2017 đến tháng 4/2023.
Về mục tiêu xây dựng thuế các-bon tại Việt Nam, chuyên gia này cho biết, thay vì chi trả cho CBAM, thuế các-bon thiết kế tốt sẽ giúp hỗ trợ "khử" các-bon nền kinh tế. Một phần của nguồn thu phải trả được giữ lại trong nước để giảm tác động của CBAM lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam và tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam về trung, dài hạn.
Hai phương án để ban hành thuế các-bon xây dựng dựa trên các cơ chế chính sách hiện hành đã được chuyên gia này đề xuất. Theo đó, phương án 1, cũng là phương án được đánh giá tiềm năng nhất là sửa đổi, bổ sung dự thảo Nghị định quy định về Phí BVMT đối với khí thải đang được Bộ Tài chính xây dựng, chuẩn bị được trình lên để phê duyệt dự kiến vào cuối năm 2023.
Phương án 2 là đưa thuế các-bon vào nội dung sửa đổi của Thuế BVMT mà Bộ Tài chính dự kiến sẽ sửa đổi vào khoảng năm 2026. Phương án này cho phép thời gian chuẩn bị dài hạn hơn.
CBAM đã được thông qua và chính thức có hiệu lực vào ngày 17/5/2023. CBAM sẽ bắt đầu giai đoạn chuyển tiếp kéo dài 3 năm kể từ 1/10/2023. Sau thời gian này, cơ chế CBAM chính thức có hiệu lực từ 1/1/2026 và vận hành hoàn toàn vào năm 2034. Hiện tại, EU đã công bố dự thảo quy định thực hiện CBAM, trong đó bao gồm chi tiết các nghĩa vụ báo cáo và những thông tin cần thiết về các mặt hàng CBAM từ các nhà nhập khẩu. Trong giai đoạn chuyển tiếp, các nhà nhập khẩu sẽ phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo lượng phát thải thích hợp trong các mặt hàng nhập khẩu thuộc phạm vi của quy định. |
Tin liên quan
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Thu ngân sách sắp hoàn thành dự toán cả năm
13:15 | 11/11/2024 Tài chính
Doanh thu quý 3 bằng 0, sẽ giám sát việc kê khai nộp thuế quý 4/2024 của Temu
19:13 | 09/11/2024 Tài chính
Bổ nhiệm ông Lưu Đức Huy làm Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế phí và lệ phí
20:41 | 25/11/2024 Tài chính
Cơ sở pháp lý để nâng cao chất lượng thẩm định giá
15:47 | 25/11/2024 Tài chính
Cải cách lớn về cơ chế quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
10:22 | 25/11/2024 Tài chính
Vắng bóng các thương vụ "khủng", thị trường IPO ảm đạm nhất trong 9 năm qua
09:17 | 24/11/2024 Tài chính
Thúc đẩy công khai ngân sách cấp huyện
08:13 | 24/11/2024 Tài chính
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
16:14 | 23/11/2024 Tài chính
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
15:13 | 23/11/2024 Tài chính
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
7 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực mang về 234,5 tỷ USD
Bổ nhiệm ông Lưu Đức Huy làm Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế phí và lệ phí
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
Hải quan TPHCM bác bỏ trị giá khai báo trên 8.000 lô hàng nhập khẩu
Sản xuất bền vững sẽ mang lại lợi thế cho hồ tiêu và gia vị Việt Nam
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics