Thực hư thẻ đeo kháng khuẩn, diệt Covid-19
Lô hàng thẻ đeo nhập lậu bị lực lượng chức năng bắt giữ. |
Bên cạnh các sản phẩm “hot” trong mùa dịch Covid-19 như khẩu trang y tế, nước rửa tay khô… trong thời gian gần đây, trên nhiều trang mạng xã hội cũng tràn ngập nhiều thông tin, hình ảnh quảng cáo các loại thẻ đeo kháng khuẩn có tác dụng chống virus có xuất xứ từ Nhật Bản cùng những lời quảng cáo “có cánh”.
Theo quảng cáo của người bán, cơ chế của việc khử khuẩn là thẻ có phát ra khí ClO2 và HClO3 với hàm lượng an toàn để tiêu diệt virus, vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh trong không khí. Người dùng chỉ cần đeo tấm thẻ này ở trước bụng và khi đeo thẻ kháng khuẩn này trên người, có thể ngăn chặn các loại vi khuẩn, ngăn chặn không cho vi khuẩn lại gần người đeo sản phẩm.
Để tăng thêm sức thuyết phục, một số trang quảng cáo bán loại thẻ đeo diệt virus lý giải rằng: “Người Nhật vốn rất sợ bệnh và họ luôn nghĩ ra mọi cách để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe gia đình mình, nhất là trẻ con. Vì điều này mà những nhà sản xuất sản phẩm sức khỏe rất chú trọng đến vấn đề phòng tránh bệnh ngay từ khi bước ra đường. Biện pháp đeo thẻ chống vi khuẩn và virus có thể ngăn chặn ngay từ đầu sự hình thành vi khuẩn, virus, nấm mốc, khử mùi cơ thể”.
Giá cho loại thẻ đeo diệt virus có mức giá từ 150.000 - 450.000 đồng/sản phẩm tùy loại. Tin vào những lời quảng cáo có cánh, cũng như lo lắng trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh do Covid-19 gây ra, nhiều gia đình đã đầu tư tiền triệu mua cho những người thân chiếc thẻ để đeo với mong muốn tránh được dịch bệnh trong thời điểm này.
Tuy nhiên, công dụng thực sự của loại thẻ đeo này vẫn là một ẩn số. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM), người dân nên thận trọng khi sử dụng loại thẻ này.
Theo bác sĩ Khanh, thẻ đeo diệt khuẩn được quảng cáo chứa chất chlorine dioxide (ClO2) dạng rắn và sẽ từ từ phát tán ra môi trường, bán kính 1m giúp diệt khuẩn. Tuy nhiên, trên thực tế virus Corona không bay lơ lửng, mà theo các giọt bắn bám vào mặt khi người bị bệnh ho hay hắt hơi, từ đó đi vào trong phổi.
Bên cạnh đó, nếu thẻ đeo diệt khuẩn có hiệu quả ngăn chặn virus thì Chính phủ Nhật đã sử dụng để phát cho tất cả người dân và nhất là du khách trên tàu Diamond Princess, không cần phải thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát như những ngày qua.
ClO2 là một chất oxy hóa mạnh, được sử dụng để xử lý nguồn nước và tẩy trắng, khi sử dụng phải tính toán nồng độ rất rõ ràng, sử dụng lượng nhiều rất nguy hiểm. Chất này đã được nén lại thành dạng tinh thể ở nhiệt độ -56oC để phóng thích ra từ từ trong chiếc thẻ diệt khuẩn. Với bản tính tò mò, khi đeo thẻ, trẻ rất dễ táy máy mở ra và hít vào rất nguy hiểm. Ngoài ra, cơ quan FDA (Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ) cũng đã có nhiều cảnh báo về việc sử dụng chất ClO2 để chữa bệnh, bác sĩ Khanh khuyến cáo.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế trong thực hành phòng chống dịch do Covid- 19, cách đơn giản nhất, hiệu quả nhất hiện nay vẫn là rửa tay bằng xà phòng và nước sạch ít nhất 20 giây, rửa tay liên tục trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi xuống xe ô tô, đi vào nơi làm việc và đeo khẩu trang ở nơi đông người, khi tham gia phương tiện giao thông công cộng…
Mới đây, Đội Cảnh sát kinh tế Công an quận Thanh Xuân (TP Hà Nội) phối hợp với lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra một đối tượng có biểu hiện nghi vấn đang chào bán hàng "thẻ đeo diệt virus" tại khu vực Trung tâm Dược phẩm Hapulico (chợ thuốc lớn nhất miền Bắc).
Qua kiểm tra, lực lượng liên ngành đã phát hiện gần 300 thẻ đeo diệt virus do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, không có kiểm định chất lượng. Đây cũng là sản phẩm đã được nhiều người công khai chào bán trên mạng là có tác dụng phòng chống Covid-19.
Sau khi bị tạm giữ, chủ lô hàng nêu trên là Phạm Tiến Mạnh (23 tuổi, ở Thái Nguyên) khai toàn bộ số thẻ chống virus này được nhập lậu vào thị trường Việt Nam. Sau đó, Mạnh đã rao bán trên mạng xã hội số thẻ trên với quảng cáo có thể làm sạch không khí xung quanh, ngăn chặn vi khuẩn, virus có hại như Covid-19. Mỗi chiếc thẻ được chào bán giá 200.000 - 300.000 đồng/sản phẩm, tùy loại.
Tin liên quan
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 30 thành công tốt đẹp
11:20 | 14/11/2023 Tài chính
“Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”
07:48 | 21/07/2023 Người quan sát
Nguồn lực 230.000 tỷ đồng cho phòng chống dịch Covid-19 đã được sử dụng ra sao?
20:07 | 29/05/2023 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK