Thủ tướng: Hoãn thực thi cam kết trong ATIGA với mía đường khó khả thi
"Nước đến chân", ngành mía đường tiếp tục xin hoãn thực thi ATIGA | |
Ngành đường tiếp tục sa sút trước giờ G | |
Sát giờ ATIGA có hiệu lực, mía đường vẫn loay hoay |
Ngành mía đường đến nay vẫn chưa thực sự sẵn sàng cho việc thực thi các cam kết trong ATIGA. Ảnh: Internet |
Không chỉ trông chờ cơ chế nhà nước
Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có văn bản trả lời ý kiến của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Thạch Phước Bình (Trà Vinh) về việc tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường, trong đó có đề xuất tiếp tục xem xét hoãn thực thi ATIGA cho ngành này và quyết liệt hơn nữa trong chống nhập lậu đường qua biên giới.
Văn bản này nêu rõ, cho đến nay, ngành mía đường vẫn cơ bản là đóng cửa trong khi tất cả ngành khác, kể cả ngành nhạy cảm như chăn nuôi, rau quả, sắt thép… đều đã mở cửa.
Các khó khăn đối với ngành mía đường hiện nay thực tế phát sinh trong 2 năm gần đây chủ yếu do chưa khắc phục được những vấn đề nội tại.
Theo đó, sản xuất mía nguyên liệu chưa đáp ứng được yêu cầu, do quy hoạch và triển khai quy hoạch vùng nguyên liệu tại một số địa phương chưa tốt. Địa hình đồi dốc của nhiều vùng trồng mía gây khó khăn cho việc phát triển cánh đồng lớn, cơ giới hóa.
Ngoài ra, quy mô, trình độ chế biến, khả năng tổ chức sản xuất và năng lực quản trị của các nhà máy đường còn hạn chế, cơ cấu sản phẩm chưa hợp lí, thời gian thu hoạch và chế biến một vụ kéo dài…
Bên cạnh đó, giá đường trên thế giới thời gian qua giảm thấp, chênh lệch giá trong nước và thế giới quá lớn làm đường nhập lậu và gian lận thương mại tăng dẫn đến cung vượt cầu, kéo theo giá đường trong nước giảm, sản xuất, tiêu thụ đường gặp khó khăn.
Thủ tướng cho rằng, để khắc phục những khó khăn nêu trên không chỉ trông chờ từ cơ chế chính sách hộ trợ của Nhà nước mà còn cần có sự nỗ lực từ các địa phương, doanh nghiệp và người dân, nhất là cần có sự đầu tư, chia sẻ lợi ích của doanh nghiệp mía đường với người nông dân.
Các nhà máy, cơ sở chế biến đường cần phối hợp với Bộ NN&PTNT để có giải pháp phù hợp cơ cấu lại sản xuất, chế biến từ khâu nghiên cứu, canh tác, loại hình…; chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh.
Bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường từ 2020
Về đề xuất tiếp tục xem xét hoãn thực thi ATIGA cho ngành mía đường, theo Thủ tướng, năm 2018, Chính phủ đã cho phép trì hoãn thời hạn xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu đường trong ASEAN đến năm 2020 để ngành mía đường Việt Nam có thêm thời gian chuẩn bị.
Như vậy, nếu tính từ năm 2005 khi các nước ASEAN bắt đầu thiết lập cộng đồng kinh tế thì ngành mía đường có tổng cộng 15 năm để chuẩn bị hội nhập.
Nếu tiếp tục hoãn thực thi cam kết đối với mặt hàng đường các nước có thể có những biện pháp trả đũa và yêu cầu đền bù, ảnh hưởng về mặt kinh tế và uy tín của Việt Nam là rất lớn, nhất là trong bối cảnh Việt Nam sẽ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm 2020.
Liên quan tới câu chuyện khó khăn của ngành mía đường khi thực thi cam kết trong ATIGA, trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Phạm Quốc Doanh- nguyên Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam từng không ít lần đưa ra phân tích: Trên thực tế, thời gian qua, sự chuẩn bị của toàn ngành mía đường cho mốc thời điểm ngày 1/1/2020 xoá bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường chưa đủ độ “chín”.
Bằng chứng là, 2 năm qua, năng suất ngành mía đường vẫn đang thấp hơn bình quân thế giới, thấp hơn khu vực châu Á. Giá thành mía của Việt Nam còn cao do năng suất thấp.
“Khi mở cửa hoàn toàn, nhà máy nào đã chuẩn bị được nguyên liệu, có đổi thay trong quản trị DN, đa dạng hoá sản phẩm sẽ khó khăn nhưng vẫn trụ được. Tuy nhiên, nhiều nhà máy hiện nay chưa thích ứng nổi sẽ gặp khó khăn lớn. Hội nhập là quá trình không cưỡng lại được, phải chấp nhận, thích ứng theo cơ chế thị trường. Ngành mía đường cũng sẽ phải trả giá, không thể tránh khỏi”, ông Doanh nhấn mạnh.
Thủ tướng nhận định việc mở cửa thị trường trong thương mại quốc tế không có nghĩa là chấp nhận cạnh tranh không công bằng.
Thủ tướng sẽ tiếp tục chỉ đạo Bộ Công Thương, cơ quan quản lý thương mại quốc tế, nghiên cứu tham mưu cho Chính phủ tiếp tục áp dụng các nguyên tắc và biện pháp phòng vệ ATIGA cho phép quyền đánh thuế chống trợ cấp để đảm bảo cạnh tranh công bằng, quyền áp dụng trở lại các rào cản thuế và phi thuế để bảo vệ sản xuất trong nước trước sự gia tăng đột ngột của hàng nhập khẩu khi cần thiết.
Thủ tướng cũng chỉ đạo bỏ hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng đường nhập khẩu từ các nước ASEAN từ ngày 1/1/2020. Tuy nhiên, các bộ, ngành và Hiệp hội Mía đường cần theo dõi sát tình hình để kịp thời có phản ứng phù hợp và thực hiện những chính sách hiệu quả hơn nữa, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành mía đường.
Về chính sách tạm nhập tái xuất, Thủ tướng đã chỉ đạo không cho phép tiếp tục nhập đường để tái xuất, kể cả các trường hợp đã có giấy phép của Bộ Công Thương.
Việc tái xuất đường chỉ được thực hiện đến hết ngày 31/12/2019 qua các cửa khẩu phụ, lối mở trước đây đã được Thủ tướng cho phép và chỉ những lô hàng đã nhập khẩu về Việt Nam theo giấy phép của Bộ Công Thương hoặc vào kho ngoại quan trước ngày 30/1/2018.
Về vấn đề buôn lậu đường, thời gian tới, Thủ tướng tiếp tục chỉ đạo Bộ Công Thương tăng cường quản lý thị trường và phối hợp với các địa phương các địa bàn trọng điểm như Tây Nam Bộ và Quảng Trị ngăn chặn tình trạng này.
Tin liên quan
Để nguồn cung đường thêm “ngọt”
15:55 | 27/08/2023 Người quan sát
Lo thiếu 800.000 tấn đường, Hiệp hội Sữa kiến nghị lên Chính phủ
16:31 | 07/10/2022 Kinh tế
Buôn lậu đường vẫn “nóng”
09:41 | 07/10/2022 An ninh XNK
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
09:28 | 23/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng dự Tọa đàm về phát triển toàn cầu trong Kỷ nguyên Thông minh
14:00 | 22/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump
10:24 | 21/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025
15:51 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan
15:12 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
16:46 | 09/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Vedan Việt Nam trao tặng hơn 1.000 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
Hải quan Hải Phòng bố trí đủ lực lượng đảm bảo thông quan thông suốt dịp Tết Ất Tỵ
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics