Thoát "vùng trũng" tăng trưởng từ đẩy mạnh liên kết vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Liên kết vùng tốt sẽ tận dụng được tiềm năng, lợi thế sẵn có của các địa phương Liên kết vùng còn rào cản do thiếu thể chế đủ mạnh Cần “nhạc trưởng” để liên kết vùng hiệu quả |
Diễn đàn: Liên kết doanh nghiệp thúc đẩy phát triển bền vững vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Ảnh: H.D |
Thiếu năng lực kết nối giao thông nên "gần nhà xa ngõ"
Phát biểu tại Diễn đàn “Liên kết doanh nghiệp thúc đẩy phát triển bền vững vùng trung du và miền núi Bắc Bộ”, do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ đạo, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức vào chiều 27/09, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI cho biết, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước.
Theo ông Phòng, đây là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế, thuận lợi kết nối giao thương với Trung Quốc và ASEAN để phát triển kinh tế biên mậu. Hơn nữa, đây cũng là vùng giàu tài nguyên, khoáng sản; thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản; hội tụ đầy đủ nhiều tiềm năng du lịch đặc sắc…
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch VCCI cũng nhìn nhận, tiềm năng, lợi thế của vùng vẫn chưa được khai thác hợp lý và phát huy hiệu quả. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ vẫn là "vùng trũng" trong phát triển và là "lõi nghèo" của cả nước, liên kết vùng còn chưa chặt chẽ.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đã có nhiều đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của cả nước song quy mô còn khiêm tốn (chỉ chiếm khoảng 8-9% GRDP cả nước), chưa địa phương nào trong Vùng tự cân đối được ngân sách, phát triển vùng ở nhiều lĩnh vực còn thấp hơn mức trung bình cả nước. Tỷ lệ nghèo đa chiều của Vùng năm 2022 là 22%, gấp gần 3 lần bình quân cả nước.
Hơn nữa, về doanh nghiệp, các tỉnh vùng Trung du miền núi Bắc Bộ mới chỉ có mật độ doanh nghiệp chưa bằng 1/3 mức trung bình của cả nước. Tính đến hết năm 2022 toàn vùng mới chỉ có 39.341 doanh nghiệp. Và có tới 8 tỉnh trong Vùng góp mặt trong nhóm 10 tỉnh có số doanh nghiệp hoạt động thấp nhất cả nước.
Để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 11). Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 96/NQ-CP (Nghị quyết 96) ngày 1/8/2022 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 11. Một trong những mục tiêu cụ thể mà Nghị quyết 96 đề ra là trong giai đoạn 2021-2030, tăng trưởng GRDP vùng đạt 8-9%/năm; đến năm 2030, quy mô kinh tế vùng đạt khoảng 2,1 triệu tỷ đồng (theo giá hiện hành); tổng thu ngân sách nhà nước đạt 190 nghìn tỷ đồng… |
Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân khiến đây vẫn là “vùng trũng” là do năng lực kết nối giao thông, bao gồm cả trục dọc và trục ngang còn nhiều hạn chế, hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, mới chỉ nghiêng về giao thông đường bộ, dẫn đến tình trạng các địa phương trong vùng như những người hàng xóm "gần nhà xa ngõ", muốn từ Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên đến Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ nhanh nhất chỉ có cách đi về Hà Nội rồi quay ngược lại vì thiếu trục giao thông ngang kết nối giữa hai địa phương.
Liên kết để hình thành cực tăng trưởng
Trước những thách thức này, Phó Chủ tịch VCCI cho hay, trong các nghị quyết của Đảng và Chính phủ đã đề cập rất nhiều điểm mới. Vi thế, tư duy mới, tầm nhìn mới, lộ trình phát triển mới, vận hội mới… chính là nền tảng quan trọng, giúp “vùng lõi nghèo” miền núi Bắc Bộ phát triển đột phá trong thời gian tới.
Do đó, ông Hoàng Quang Phòng khẳng định, liên kết chặt chẽ là khi không chỉ chính quyền mà ngay cả doanh nghiệp cùng chung tay xây dựng một quy hoạch chung cho toàn vùng. Liên kết để hình thành một số cực tăng trưởng và trung tâm kinh tế của Vùng, song hành với phát triển hành lang kinh tế, gắn với hệ thống giao thông kết nối, cùng với đó là gắn tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương trong vùng, tránh cạnh tranh lẫn nhau bằng mọi giá.
Từ góc độ địa phương, để hiện thực được mục tiêu xây dựng Lào Cai thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam, Trung Quốc, ông Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lào Cai cho hay, tỉnh đang đẩy nhanh việc triển khai các dự án lớn về hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không để thúc đẩy liên kết vùng.
Chẳng hạn như đầu tư dự án đầu tư đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn Yên Bái - Lào Cai theo quy mô 4 làn xe vào năm 2023 và hoàn thiện quy mô 6 làn xe vào năm 2030. Ông Khánh cũng kiến nghị Chính phủ hỗ trợ tỉnh hoàn thành và đưa vào khai thác cảng hàng không Sa Pa trước năm 2030; sớm cho nghiên cứu quy hoạch dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khổ đường 1.435mm, vì đây là tuyến đường kết nối vận tải đường sắt với Trung Quốc và từ đó kết nối với đường sắt các nước Á - Âu…
Tương tự, ông Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cũng đề nghị các địa phương trong vùng thúc đẩy liên kết khu vực động lực, các chuỗi liên kết, chuỗi sản phẩm. Đồng thời, định hướng liên kết các chuỗi kinh tế, các chuỗi sản phẩm mang tầm quy mô vùng, chú trọng tạo sự liên kết trong phát triển đô thị và nông thôn, gắn với khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu.
Còn tại Tuyên Quang, với tiềm năng thương mại về hấp thụ và lưu giữ cac-bon của rừng, ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang kiến nghị, các bộ ngành tham mưu cho Chính phủ sớm có khung khổ pháp lý cho việc phát hành chứng chỉ cac-bon và tham gia thị trường các bon để tỉnh có thêm phần nguồn lợi, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, từ đó phát triển rừng bền vững.
Tin liên quan
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
14:31 | 23/12/2024 An ninh XNK
Chuẩn bị nguồn lực cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
10:41 | 15/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Để doanh nghiệp đúng hướng trong hành trình chuyển đổi xanh nhiều “cam go”
15:22 | 13/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một số sản phẩm tháp điện gió xuất xứ Trung Quốc
16:24 | 26/12/2024 Kinh tế
TPHCM đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong năm 2025
16:20 | 26/12/2024 Kinh tế
Định vị Việt Nam khi dịch chuyển "dòng chảy" của chuỗi cung ứng toàn cầu
10:47 | 26/12/2024 Kinh tế
Thị trường Halal: Cửa đã rộng mở, làm sao để khai thác
06:57 | 26/12/2024 Kinh tế
Năm 2025: Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa khoảng 12%
06:55 | 26/12/2024 Kinh tế
Linh hoạt, chủ động khi tỷ giá còn nhiều biến động trong năm 2025
07:59 | 25/12/2024 Kinh tế
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
17:09 | 24/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
14:45 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
10:32 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại điện tử dự báo vượt mốc 25 tỷ USD
10:24 | 24/12/2024 Kinh tế
Tuân thủ quy định của từng thị trường để xuất khẩu rau quả thuận lợi
10:20 | 24/12/2024 Kinh tế
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
10:14 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 104 phát hành ngày 27/12/2024
Hoàn thuế GTGT năm 2024 tăng 4%
Ngân hàng gấp rút hỗ trợ khách hàng hoàn tất xác thực sinh trắc học
Áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một số sản phẩm tháp điện gió xuất xứ Trung Quốc
TPHCM đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong năm 2025
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics