Thiếu - thừa điện
Thiếu điện trầm trọng, Việt Nam tính nhập khẩu như thế nào? | |
Từ nay đến hết năm 2021 không lo thiếu điện | |
Mua bán điện mặt trời: Bế tắc vì quy định thiếu rõ ràng |
Việt Nam từ lâu nay luôn trong tình trạng thiếu điện và hiện việc tính giá điện bậc thang rất phức tạp với nhiều hệ lụy phiền phức cũng bắt nguồn từ nguyên nhân thiếu điện.
Vì sao nền kinh tế thì trong tình trạng thiếu điện, người dân phải mua điện giá cao nhưng một lượng lớn điện mặt trời- loại năng lượng tái tạo đang được các nước văn minh phát triển mạnh lại bị bỏ đi một cách hết sức lãng phí? Câu trả lời là sự phát triển quá nóng của các dự án điện này. Nếu như năm 2018 chỉ có 3 nhà máy đóng điện hoàn thành thì riêng 6 tháng đầu năm 2019 có tới gần 90 nhà máy điện mặt trời hòa lưới với tổng công suất lắp đặt 4.543,8MW, vượt rất xa so với dự kiến của Quy hoạch điện VII điều chỉnh (chỉ có 850MW điện mặt trời vào năm 2020)... Sự phát triển quá nhanh, tập trung ở một số tỉnh có tiềm năng về ánh nắng dẫn đến tình trạng đường dây truyền tải không đáp ứng được khiến lượng điện thừa phải... cắt bỏ.
Nhìn thẳng thực tế, tình trạng bỏ phí điện trong nền kinh tế còn “đói” điện như nước ta là do sự thiếu dự báo lượng của cơ quan quản lý và phát triển nguồn điện. Việc quản lý thiếu tầm nên các dự án phát triển ồ ạt, giật cục, hạ tầng thứ thiếu, thứ thừa. Trong khi đó, quá trình thực hiện các dự án diện đều do cơ quan quản lý cho phép và giám sát; thực trạng đường dây truyền tải ra sao cơ quan quản lý đều nắm được. Các Quy hoạch điện cũng đều được xây dựng hết sức công phu, có cơ quan phụ trách rõ ràng. Vậy nhưng, vỡ quy hoạch vẫn diễn ra, kèm bao hệ lụy: doanh nghiệp và cá nhân đầu tư thì như ngồi trên đống lửa vì lo làm sao thu hồi vốn, người dân vẫn còn thiếu điện và phải mua với giá cao, những nguồn năng lượng khác kém sạch hơn (như nhiệt điện than vốn gây ô nhiễm môi trường lớn, thủy điện...) thì không điều tiết giảm được. Do đó, xu hướng phát triển nguồn năng lượng tái tạo- ít ô nhiễm bị ngáng đường phát triển.
Bài toán mâu thuẫn thiếu- thừa nguồn điện cần được cơ quan chức năng sớm có lời giải để nguồn lực đầu tư hiệu quả, phù hợp xu thế phát triển; nền kinh tế được đáp ứng đủ về điện với giá thành hạ hơn.
Tin liên quan
Mở rộng không gian phát triển
13:26 | 01/01/2025 Người quan sát
Qua thời... nhà mặt phố?
08:07 | 30/12/2024 Người quan sát
Bánh chưng làng
09:45 | 29/12/2024 Người quan sát
Phấn đấu GDP vượt 8%
08:20 | 25/12/2024 Người quan sát
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Lừa đảo trên mạng
07:01 | 15/12/2024 Người quan sát
Vấn nạn “video bẩn”
08:09 | 11/12/2024 Người quan sát
30 tỷ đồng/m2 đất
14:59 | 08/12/2024 Người quan sát
Chợ Giáng sinh
07:36 | 08/12/2024 Người quan sát
Người nước ngoài sống trong... nhà ở xã hội
08:30 | 04/12/2024 Người quan sát
Quản chặt “khí cười”
14:15 | 26/11/2024 Người quan sát
Tin mới
Hải quan đảm bảo an ninh, an toàn trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ
ABBANK phát động gây quỹ 100.000 cây xanh cho người dân tỉnh Yên Bái
Giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/1/2025
Tạp chí Hải quan 35 năm chung sức, chung lòng với Tổng cục Hải quan
Tạp chí Hải quan 35 năm góp sức xây dựng hình ảnh Hải quan Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics