Thiếu điện triền miên dù đã dùng điện chạy dầu đắt đỏ
Đẩy mạnh đầu tư vào năng lượng tái tạo đang là một trong những phương án được "nhắm" tới để giảm áp lực thiếu điện. Ảnh: Đức Phong. |
Thiếu điện cả giai đoạn 2021-2025
Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực vừa có báo cáo tình hình thực hiện các dự án trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Quy hoạch điện VII) điều chỉnh đến quý III/2019.
Theo đó, các năm 2019-2020 hệ thống điện có thể đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, do hệ thống điện gần như không có dự phòng nguồn điện nên trong năm 2020 có thể đối mặt nguy cơ thiếu điện trong các tình huống cực đoan như: Nhu cầu dùng điện cao hơn dự báo; lưu lượng nước về các hồ thủy điện kém; nhiên liệu than, khí cho phát điện thiếu hụt so với dự kiến.
Giai đoạn 2021-2025, sản lượng điện sản xuất cần bổ sung bình quân 26,5 tỷ kWh/năm. Tuy nhiên, do nhiều dự án nguồn điện lớn và các chuỗi dự án khí bị chậm tiến độ so với quy hoạch, nên hệ thống sẽ bị thiếu điện trong cả giai đoạn 2021-2025.
Đáng chú ý, kịch bản này vẫn xảy ra ngay cả khi đã phải huy động tối đa các nguồn điện, kể cả các nguồn điện chạy dầu (mức giá 5.000-6.000 đồng/số tùy giá dầu thời điểm phát điện).
Về đầu tư các dự án nguồn điện, báo cáo nêu rõ: Hiện nay, tổng hợp tình hình thực hiện 62 dự án có công suất lớn trên 200 MW thì 15 dự án đạt tiến độ, còn lại 47 dự án chậm tiến độ hoặc chưa xác định tiến độ so với tiến độ nêu trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh.
Ví dụ cụ thể, với các dự án do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai, giai đoạn 2016-2030, EVN được giao đầu tư 24 dự án với tổng công suất hơn 15,2 nghìn MW. Trong đó giai đoạn 2016-2020 cần hoàn thành 14 dự án với tổng công suất trên 7,1 nghìn MW. Trong tổng số 24 dự án, thì 9 dự án đã phát điện và 15 dự án đang ở bước đầu tư xây dựng hoặc chuẩn bị đầu tư. Dự kiến 6 dự án đúng tiến độ và 9 dự án chậm tiến độ.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được giao làm chủ đầu tư 8 dự án trọng điểm nguồn điện với tổng công suất 11,4 nghìn MW. Trong đó giai đoạn 2016-2020 có 3 dự án và giai đoạn 2021-2025 có 5 dự án. Đến nay, cả 8 dự án đều gặp khó khăn, vướng mắc và không thể hoàn thành theo tiến độ trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh.
Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam thực hiện 4 dự án với tổng công suất gần 3.000 MW. Trong đó, giai đoạn 2016-2020 có 2 dự án và giai đoạn 2021-2030 có 2 dự án. Hiện nay, cả 4 dự án đều chậm tiến độ từ 2 năm trở lên…
Trông cậy vào điện mặt trời?
Để đáp ứng nhu cầu điện trong giai đoạn thiếu điện triền miên được dự báo là 2021-2025, báo cáo của Ban chỉ đạo cũng nhắc đến 2 phương án được EVN xây dựng, tính toán.
Cụ thể, phương án 1: Cân đối cung cầu điện cho giai đoạn 2021-2025 theo tiến độ các dự án như hiện nay.
Ở kịch bản này, sẽ phải huy động tối đa tất cả các nguồn điện trên hệ thống, trong đó các nguồn nhiệt điện chạy dầu dự kiến phải huy động trong cả giai đoạn 2020-2025 vơi sản lượng lên tới 5-10 tỷ kWh/năm (cao nhất là năm 2023 với sản lượng khoảng 10,5 tỷ kWh). Điện chạy dầu khá đắt đỏ, ở mức 5.000-6.000 đồng/số tùy thời điểm.
Dù vậy, hệ thống vẫn lâm cảnh thiếu điện các năm 2021-2024. Mức thiếu hụt năm 2021 là 6,3 tỷ kWh, và đỉnh điểm là năm 2022 với 8,9 tỷ kWh, năm 2023 là 6,8 tỷ kWh, sau đó giảm còn 1,2 tỷ đến năm 2024. Đến năm 2025 sẽ không thiếu điện.
Ngoài kịch bản thiếu điện ở trên, báo cáo cũng đề cập một phương án 2 khác để không xảy ra thiếu điện.
Theo đó, EVN đã tính toán nhu cầu phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo trên phạm vi toàn quốc. Tổng cống uất các nguồn điện gió toàn quốc đến năm 2023 khoảng 6.000 MW và tổng công suất nguồn điện mặt trời đến năm 2023 khoảng 16.000 MW.
Như vậy, tổng công suất các nguồn điện gió cần khuyến khích đưa vào vận hành thêm từ nay đến năm 2023 khoảng 5.700 MW, nguồn điện mặt trời xấp xỉ 11.400 MW.
“Với giải pháp bổ sung thêm nguồn điện từ nhà máy điện Hiệp Phước và tăng thêm nguồn năng lượng tái tạo, hệ thống có thể đáp ứng đủ điện và không phải huy động các nguồn nhiệt điện dầu trong giai đoạn 2021-2025”, báo cáo nêu rõ.
Đương nhiên, nhắc tới câu chuyện phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời, điều khiến không ít chuyên gia lo ngại là tại một số địa phương, hệ thống truyền tải đang không theo kịp công suất của các nhà máy điện mặt trời và vấn đề này không dễ giải quyết trong “ngày một ngày hai”.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, chuyên gia năng lượng Nguyễn Thế Mịch cho rằng, với riêng câu chuyện truyền tải, EVN cũng như các nhà đầu tư phải lập tức cùng nhau giải quyết vấn đề hạ tầng, xây dựng đường truyền tải. Nhà nước nhanh chóng lên kế hoạch để triển khai như phê duyệt các thiết kế tiền khả thi, khả thi…
Nói rộng ra về câu chuyện phát triển bền vững năng lượng tái tạo nói chung, điện mặt trời nói riêng, chuyên gia Nguyễn Thế Mịch nhấn mạnh: Để không rơi vào tình trạng bị động như hiện nay, mọi thứ cần có quy hoạch rõ ràng và làm đúng quy hoạch.
“Thực tế, trong câu chuyện xây dựng quy hoạch, những đơn vị chuyên môn như EVN, Viện Năng lượng đều nắm được các thông tin như, quy hoạch bao nhiêu sản lượng điện thì cân bằng năng lực cần có của nền kinh tế, đề xuất xây dựng truyền tải điện ở đâu, như thế nào… EVN sẽ đóng vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, cần có một đơn vị cầm trịch, chịu trách nhiệm như Ban năng lượng của Văn phòng Chính phủ hay Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương)”, chuyên gia Nguyễn Thế Mịch nói.
Tin liên quan
Thủ tướng: Dứt khoát không để thiếu điện những năm tiếp theo trong bất cứ hoàn cảnh nào
19:28 | 19/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải bài toán thiếu điện?
07:19 | 13/06/2023 Kinh tế
Doanh nghiệp không kịp trở tay vì cắt điện đột ngột
07:59 | 09/06/2023 Doanh nghiệp - Doanh nhân
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics