Thí điểm nhiều giải pháp đột phá để tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2021-2025: Thay đổi cách thức điều hành để có cơ chế phân bổ nguồn lực hiệu quả |
Bộ Tài chính đưa ra 5 nhiệm vụ và 8 nhóm giải pháp cụ thể trong dự thảo Đề án. Trong đó, nhiệm vụ đáng chú ý được đặt ra là đến năm 2025 hoàn tất việc sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu khối DNNN Ảnh: ST |
4 mục tiêu lớn trong tái cơ cấu DNNN giai đoạn mới
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long: Cơ chế chính sách cho tái cơ cấu DNNN đã đầy đủ, tuy nhiên, việc tái cơ cấu DNNN chưa đạt mục tiêu trong giai đoạn vừa qua, về cơ bản theo tôi là do chúng ta chưa quyết liệt trong thực thi. Do đó, trong giai đoạn mới, với các mô hình thí điểm đã được nêu ra tại dự thảo Đề án tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2021-2025, cần sự vào cuộc quyết liệt từ phía cơ quan quản lý, lãnh đạo các tập đoàn, DN, lãnh đạo các địa phương. Cần có cơ chế giám sát kiểm tra việc thực thi, đồng thời có chế tài xử lý nghiêm minh đối với những cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ để răn đe. Nếu cách triển khai vẫn như cũ thì rất khó hoàn thành mục tiêu. Kỳ vọng Chính phủ nhiệm kỳ mới sẽ sát sao, đảm bảo kỷ cương, kỷ luật thép để đảm bảo sự tuân thủ trong thực hiện của các bên liên quan. |
Tại dự thảo Đề án Tái cơ cấu DNNN trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021-2025 đã chỉ rõ, tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2016-2020 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: việc nghiên cứu, xây dựng ban hành có nhiều quan điểm khác nhau giữa các cơ quan, đơn vị liên quan đến xác định giá trị quyền sử dụng đất, giá trị thương hiệu làm kéo dài, giảm tính hiệu quả. Đa số các DNNN không chủ động trong thực hiện sắp xếp, xử lý nhà, đất, ảnh hưởng đến tiến độ cổ phần hóa (CPH); cùng với đó, chưa có chế tài đủ mạnh mang tính răn đe đối với việc xử lý người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tập đoàn kinh tế, DNNN không hoàn thành, không triển khai thực hiện CPH, thoái vốn. Đến hết năm 2020, còn 89 DN chưa hoàn thành CPH và còn tới 242 DN chưa hoàn thành thoái vốn; công tác thoái vốn chỉ triển khai được tại 106 DN, đạt 30% kế hoạch cả giai đoạn (348 DN) với tổng giá trị vốn nhà nước theo sổ sách thoái được là 6.493 tỷ đồng, bằng 11% tổng giá trị phải thoái.
Theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, CPH phải gắn trách nhiệm của người đứng đầu DN, địa phương, tuy nhiên, thực tế cho thấy, bản thân người đứng đầu DN không mặn mà với CPH, không muốn rời “bầu sữa mẹ”, không thấy sự bức thiết của CPH. Do đó, cần thiết phải xốc lại đội ngũ quản lý DN, địa phương liên quan đến CPH DNNN.
Dự thảo Đề án cũng nêu rõ, việc cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN còn chưa rõ ràng, thống nhất, vốn sở hữu nhà nước vẫn tiếp tục hiện hữu với tỷ lệ đa số tại DN. Công tác đổi mới quản trị DN còn chậm, công tác quản lý đầu tư, tài chính, quản lý rủi ro còn lỏng lẻo. Đặc biệt, việc xử lý các dự án thua lỗ, kém chưa hiệu quả. Mặc dù số lượng nhiệm vụ giai đoạn 2017-2019 đã được các bộ ngành, DN hoàn thành đạt 73,35% nhưng những vướng mắc, mấu chốt nhất của dự án, DN lại chưa được xử lý giải quyết… Sau hơn 2 năm thưc hiện Đề án 1468 về xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương, tình hình các dự án, DN chưa có chuyển biến đáng kể, còn rất nhiều khó khăn, tồn tại.
Đối với việc xử lý dự án thua lỗ, kém hiệu quả, sẽ rà soát, đánh giá làm rõ thực trạng của từng dự án và có phương án xử lý hợp lý, kịp thời, giảm thiểu tối đa tổn thất cho Nhà nước và xã hội. Tạo cơ chế để DN chủ động, tự chủ trong xử lý dự án theo nguyên tắc thị trường; thí điểm áp dụng cơ chế thuê pháp nhân điều hành nhà máy, dự án. Nhà nước có giải pháp sử dụng hợp lý nguồn lực để hỗ trợ việc giải thể, phá sản DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gắn với trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu... Đồng thời, tăng cường công khai, minh bạch, giám sát kiểm tra và đề cao trách nhiệm người đứng đầu, theo đó, cần gắn với trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, chủ tịch UBND tỉnh, TP - người đại diện phần vốn nhà nước tại DN… |
Tại dự thảo Đề án Tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2021-2025, Bộ Tài chính đã đề ra 4 mục tiêu lớn. Trong đó, tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của DNNN trên nền tảng công nghệ hiện đại, quản trị theo chuẩn mực quốc tế; tập trung củng cố, phát triển một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế trong một số ngành, lĩnh vực để giữ vững vị trí then chốt. Bên cạnh đó, cơ bản hoàn thành sắp xếp lại khối DNNN, trong đó, Nhà nước tập trung giữ những lĩnh vực then chốt, thiết yếu, những địa bàn quan trọng về quốc phòng, an ninh, những lĩnh vực mà DN tư nhân không làm được… Đáng chú ý, đề án đặt mục tiêu xử lý cơ bản những dự án, công trình chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài theo nguyên tắc thị trường và tuân thủ quy định của pháp luật. Đồng thời, nâng cao hiệu lực pháp luật việc công khai, minh bạch thông tin DNNN, đổi mới giám sát, kiểm tra DNNN.
Thí điểm CPH DN 100% vốn nhà nước; niêm yết trên sàn chứng khoán quốc tế
Với các mục tiêu trên, Bộ Tài chính đưa ra 5 nhiệm vụ và 8 nhóm giải pháp cụ thể trong dự thảo Đề án. Trong đó, nhiệm vụ đáng chú ý được đặt ra là đến năm 2025 hoàn tất việc sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu khối DNNN thông qua các hình thức như duy trì tỷ lệ sở hữu của Nhà nước, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, bán, giải thể, phá sản, thoái vốn và CPH DNNN. Đảm bảo nguồn thu từ tái cơ cấu DN nộp NSNN trong giai đoạn này ít nhất đạt 248.000 tỷ đồng. Đồng thời, đảm bảo xử lý cơ bản xong những yếu kém, thất thoát, những dự án công trình chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả, kéo dài; không để chậm trễ gây thất thoát tài sản của Nhà nước; việc xử lý phải đúng thẩm quyền, không can thiệp hành chính từ cơ quan nhà nước.
Trong 8 nhóm giải pháp, cùng với việc hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách thì một giải pháp đáng chú ý là sẽ đổi mới phương thức thực hiện CPH theo hướng thí điểm chuyển đổi một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ từ hình thức công ty TNHH MTV sang DN cổ phần, trong đó các cổ đông là các tổ chức kinh tế nhà nước, DNNN có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước. Một giải pháp đột phá khác được đề xuất là sẽ thực hiện nghiêm quy định về đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán. Thí điểm lựa chọn một số DN sau CPH có đủ điều kiện, có quy mô hợp lý thực hiện đăng ký giao dịch, niêm yết trên sàn chứng khoán khu vực và thế giới. Nâng cao hiệu quả hoạt động của DN sau CPH, hình thành đội ngũ quản lý DNNN chuyên nghiệp, có trình độ cao, lành mạnh hóa tài chính, nâng cao trình độ công nghệ, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị hiện đại theo chuẩn mực quốc tế.
Chia sẻ quan điểm về những nội dung cần tập trung trong tái cơ cấu DNNN giai đoạn mới, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, cần áp dụng đầy đủ các nguyên tắc quản trị theo thông lệ quốc tế ngay trong nhiệm kỳ này. Đây là một nội dung của cải cách, tái cơ cấu DNNN luôn có trong các nghị quyết có liên quan của Đảng và Nhà nước, nhưng hầu như chưa thực hiện được. Cũng theo TS. Nguyễn Đình Cung, khi DNNN, nhất là DN 100% vốn nhà nước chưa thực sự là công ty cổ phần hay TNHH thì không thể áp dụng được các nguyên tắc quản trị công ty hiện đại theo thông lệ quốc tế tốt. Đồng thời, cần thực hiện niêm yết DNNN trên thị trường chứng khoán, trước hết là các DN trong các ngành, nghề đang đối mặt với cạnh tranh quốc tế. Đây là một bước tiến có tính quyết định về chất lượng quản trị DNNN, tạo điều kiện tốt cho đổi mới và phát triển DNNN nói chung và đầu tư nhà nước nói riêng.
Tin liên quan
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Phát triển khu thương mại tự do: 'Cú hích' để Đà Nẵng phát triển
16:18 | 31/10/2024 Kinh tế
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Cần gì để tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành tôm?
23:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK