Thay đổi tích cực trong kiểm tra chuyên ngành vẫn còn ít so với kỳ vọng
Công chức Hải quan kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu
Chuyển biến trong quản lý, KTCN
Hội thảo “Thúc đẩy cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành: Vấn đề và kiến nghị” vừa được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Dự án GIZ tổ chức ngày 16/9.
Theo ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng CIEM, hội thảo nhằm đánh giá kết quả hoạt động cải cách về quản lý, kiểm tra chuyên ngành trong thúc đẩy giao dịch thương mại qua biên giới; nhận diện những vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp trong thực thi quy định, thủ tục làm tăng chi phí, tăng rủi ro cho DN.
Đồng thời, nhận diện những vướng mắc, khó khăn của DN do tác động của dịch bệnh Covid-19 và sự kỳ vọng của DN vào những cải cách của Chính phủ về môi trường kinh doanh.
Đánh giá về cải cách hoạt động quản lý, kiểm tra chuyên ngành (KTCN), bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (CIEM) cho biết, mặt hàng phải thực hiện quản lý, KTCN giảm từ khoảng 100.000 mặt hàng (năm 2015) xuống còn 78.000 mặt hàng (hiện nay).
Hiện nay, tỷ lệ các lô hàng XNK phải KTCN tại giai đoạn thông quan khoảng 19,4%, trong khi mục tiêu của Chính phủ là dưới 10%.
Dẫn chứng về một số cải cách được ghi nhận và đánh giá cao, đại diện CIEM cho biết, Bộ Y tế với Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 về quản lý ATTP thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP đã thay đổi căn bản trong tư duy về quản lý an toàn thực phẩm, phù hợp với thông lệ quốc tế, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm; khắc phục sự chồng chéo, nhiều tầng nấc quản lý trong thủ tục liên quan tới kiểm tra an toàn thực phẩm.
Bộ NN&PTNT cũng đã có nhiều cải cách đơn giản hóa thủ tục và nội dung hồ sơ kiểm dịch thực vật và cải cách về quy định kiểm dịch động vật. Bộ Công Thương cũng đi đầu trong cải cách quản lý, KTCN trong lĩnh vực khai báo hóa chất, dán nhãn năng lượng.
Tính đến ngày 10/6/2020, đã có 13 bộ, ngành tham gia kết nối với 198 thủ tục hành chính qua Cơ chế một cửa quốc gia (NSW). Tuy nhiên, NSW vận hành chưa thực sự hiệu quả, vẫn còn nhiều thủ tục kết nối mang tính hình thức; thiếu kết nối thông tin, dữ liệu giữa các bộ, ngành.
Theo bà Thảo, những điều này thể hiện sự chuyển biến trong cải cách về quản lý, KTCN. Tuy nhiên, đại diện CIEM cho rằng, những thay đổi tích cực vẫn còn quá ít so với yêu cầu của Chính phủ và kỳ vọng của cộng đồng DN. Những vướng mắc, bất cập về quy định, thủ tục trong quản lý, KTCN vẫn đang là rào cản, gây tốn kém thời gian và chi phí của DN.
“Sau gần 2 năm, số lượng văn bản về quản lý, KTCN đối với hàng hóa XK, NK tăng hơn 120 văn bản. Số lượng văn bản quá nhiều, gây khó khăn, lúng túng cho cả DN và cơ quan Hải quan trong việc theo dõi, cập nhật và áp dụng. Chất lượng văn bản chưa cao, thường xuyên thay đổi, điều chỉnh cũng dẫn tới khó khăn cho DN để cập nhật và chuẩn bị đáp ứng yêu cầu”, bà Nguyễn Thị Minh Thảo cho biết.
Vẫn nhiều trở ngại
Bên cạnh đó, một số quy định đã tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN, nhưng có văn bản gây trở ngại hơn. Thậm chí, có quy định ở văn bản mới ra còn mâu thuẫn và trái với các với quy định của pháp luật hiện hành.
Đơn cử như, Thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH (thay thế Danh mục tại Thông tư số 03/2010/TT-BLĐTBXH) yêu cầu kiểm tra an toàn lao động trước thông quan đối với những nhóm sản phẩm, hàng hoá chỉ có thể kiểm tra khi đã lắp đặt, đưa vào vận hành (như thang cuốn, thang máy…).
Theo đại diện CIEM, tỷ lệ lô hàng XK, NK không đạt yêu cầu thấp. Tỷ lệ lô hàng (tờ khai) XK, NK không đạt yêu cầu từ năm 2017 đến tháng 10/2019 trên ba lĩnh vực, gồm: kiểm dịch, kiểm tra chất lượng (theo Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa) và kiểm tra an toàn thực phẩm là rất thấp, gần như không đáng kể. Cụ thể, hàng hóa NK chỉ chiếm từ 0- 0,27%, hàng hóa XK là 0%.
Điều này cho thấy, cách thức quản lý, KTCN hiện nay đang quá mức cần thiết, chưa áp dụng rộng rãi thông lệ quốc tế tốt (như quản lý rủi ro), tạo nhiều rào cản không cần thiết đối với DN. Nhiều lĩnh vực quản lý, KTCN chưa áp dụng đầy đủ nguyên tắc “quản lý rủi ro” trên cơ sở mức độ tuân thủ pháp luật của DN và mức độ rủi ro của hàng hóa theo chỉ đạo của Chính phủ.
Thời gian thực hiện thủ tục quản lý, KTCN đã giảm hơn trước, nhưng vẫn còn dài, dẫn tới nhiều rủi ro cho DN (chi phí lưu kho bãi, phạt hành chính do chậm thông quan, lỡ cơ hội kinh doanh (chi phí lưu kho bãi, phạt hành chính do chậm thông quan, lỡ cơ hội kinh doanh của DN), đồng thời chưa cắt giảm chi phí theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về “cắt giảm chi phí cho DN”.
Về danh mục mặt hàng quản lý, KTCN bởi đối tượng rộng (78.000 mặt hàng); có mặt hàng chưa đầy đủ mã HS hoặc chưa đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Kiến nghị về giải pháp tiếp tục cải cách công tác quản lý, KTCN, đại diện CIEM cho rằng cần coi trọng cải cách, đơn giản hoá, tạo sự minh bạch trong quy định, thủ tục, tiếp tục thực hiện cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành phù hợp với thông lệ quốc tế tốt và yêu cầu của các FTA.
“Chính phủ phải yêu cầu các Bộ trưởng chỉ đạo sát sao việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại các Nghị quyết 19 và Nghị quyết số 02 liên quan tới cải cách công tác quản lý, KTCN. Đồng thời, tăng cường đối thoại với DN, giải quyết triệt để các vấn đề bất cập phát sinh”, bà Nguyễn Thị Minh Thảo đề xuất.
Tin liên quan
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
16:09 | 05/11/2024 Tài chính
Ngành Hải quan đặt mục tiêu chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2015
14:00 | 05/11/2024 Hải quan
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
08:59 | 05/11/2024 An ninh XNK
Ngành Hải quan triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024
16:10 | 04/11/2024 Hải quan
Chấm dứt Đề án thí điểm nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma
15:24 | 04/11/2024 Hải quan
Tăng 3 làn phục vụ xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai
13:57 | 04/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 1 tháng 11/2024 (từ ngày 28/10 đến 3/11/2024)
09:39 | 04/11/2024 Multimedia
Kết quả thu ngân sách 10 tháng của ngành Hải quan bằng 92,3% dự toán
09:35 | 04/11/2024 Hải quan
Hải quan Hà Tĩnh thu ngân sách đạt 73,14% dự toán, giảm 1,03%
19:41 | 03/11/2024 Hải quan
Hải quan Hà Nam Ninh số hóa hồ sơ, thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ
14:58 | 02/11/2024 Hải quan
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Đồng Nai: Cục trưởng trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với doanh nghiệp hàng tháng
09:26 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Bình Dương: Gỡ vướng cho DN trong XNK hóa chất, tiền chất công nghiệp
08:33 | 02/11/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 10/2024
20:09 | 01/11/2024 Hải quan
Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu: Phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp thực chất, bền vững
13:30 | 01/11/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK