Thấp thỏm tăng trưởng kinh tế 2020
WB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng khoảng 2,8% năm 2020 | |
Kinh tế nửa cuối năm 2020 đối diện nhiều thách thức | |
Tăng trưởng bán lẻ là điểm sáng nền kinh tế khi Covid-19 bủa vây |
Hoạt động kinh tế trong năm nay không phục thuộc vào mong muốn, nỗ lực chủ quan của DN, Chính phủ, mà còn phụ thuộc vào diễn biến khách quan của dịch bệnh trên thế giới và trong nước Ảnh: Hà Phương |
Không để đứt gãy nền kinh tế
Điều chúng ta lo ngại nhất là dịch Covid-19 bùng phát trở lại đã thành sự thật. Khi nền kinh tế chưa thoát ra khỏi những tổn thất, khó khăn do lần bùng phát thứ nhất của đại dịch, DN đang chật vật để tồn tại, thì sự quay trở lại của dịch Covid-19 lần này thực sự như một cú đánh vào nền kinh tế đang trong giai đoạn đầu của sự khôi phục.
Trên thực tế, kinh tế đã có những tín hiệu tích cực, ngay trước khi dịch bùng phát trở lại vào cuối tháng 7. Hoạt động bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tháng 7 tiếp tục hồi phục, tăng đến 3,3% so với tháng trước và tăng đến 4,3% so với cùng kỳ nhờ chính sách kích cầu tiêu dùng và du lịch nội địa. Xuất siêu cao nhất trong 4 năm qua với điểm sáng là khu vực kinh tế trong nước. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng với kim ngạch đạt 37,9 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, tiếp đến là Trung Quốc đạt 23,5 tỷ USD, tăng 18,4%, bên cạnh đó chúng ta đã tìm một số thị trường mới... Tuy nhiên, dịch bùng phát trở lại dẫn tới nguy cơ đảo lộn kết quả khôi phục kinh tế.
Trước đó, trong báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) đã từng cảnh báo nếu bị một đợt sóng lần thứ hai, giống như đợt một thì tác động của nó đến nền kinh tế là rất ghê gớm. Nó sẽ làm cho các chỉ số, kết quả bị tác động rất nhiều.
Trước tình hình phức tạp của dịch bệnh, Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ việc bùng phát dịch trở lại có thể đe dọa tới tiến trình phục hồi kinh tế. Theo đó, người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo phải tiếp tục các biện pháp không để đứt gãy nền kinh tế, giữ cân đối vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đặc biệt là giữ được các cân đối lớn của nền kinh tế. Vì trên thực tế, nền kinh tế nhìn chung vẫn đối mặt với rất nhiều khó khăn và nguy cơ đứt gãy đang hiện hữu, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các DN, của Chính phủ trong việc hoàn thiện chuỗi cung ứng, sản xuất.
Theo chia sẻ của một DN chuyên sản xuất giày da xuất khẩu, không chỉ thiếu nguyên liệu sản xuất, hàng xuất khẩu của DN đã giảm sút nghiêm trọng trong thời gian qua. Để bù lại, DN quay sang sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường trong nước nhưng hiện tiêu thụ chậm do nhu cầu không cao. Do đó sản phẩm sản xuất ra không thể tiêu thụ ngay được, dẫn tới tồn kho, DN gặp rất nhiều khó khăn.
Liên quan đến chuỗi cung ứng của ngành dệt may bị đứt đoạn, gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng khiến nguồn nguyên liệu của nhiều DN gặp khó khăn, đại diện Tổng công ty May 10 nhấn mạnh, nút thắt của ngành dệt may là chuỗi cung ứng, đó là dệt nhuộm, vì thế, cần tăng cường đầu tư vào khâu dệt nhuộm để hoàn thiện chuỗi cung ứng từ sợi, dệt nhuộm cho tới khâu may mặc.
Theo chuyên gia kinh tế, PGS. TS Phạm Thế Anh, chống đứt gãy kinh tế là chống đứt gãy trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Khi dịch Covid xảy ra thì không chỉ tiêu dùng bị đứt gãy mà hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ do chuỗi cung ứng đầu vào cũng bị đứt gãy. Chuyên gia này cho rằng, DN phải thích ứng với điều này, và phải thông qua hoạt động đầu tư vào chuỗi cung ứng để dần hoàn thiện chuỗi cung ứng, tránh những cú sốc tương tự trong tương lai. Nhưng ông cũng nhấn mạnh, cái khó là điều này cần có thời gian chứ không chỉ giải quyết được trong vài tháng.
Giảm thiểu tác động xấu tới nền kinh tế
Nhận định về tác động tiêu cực của dịch Covid-19 bùng phát lần thứ hai tới nền kinh tế, PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Đại học Kinh tế TPHCM cho rằng, kinh tế sẽ khó có thể chịu đựng thêm một cú sốc giãn cách lần hai. Hậu quả về kinh tế có thể sẽ nặng nề, tựa như một người vừa trải qua cơn trọng bệnh, đang gượng dậy thì bị đợt tái nhiễm hạ gục. Ông lo ngại những hệ luỵ đằng sau suy thoái kinh tế hay tăng trưởng âm, đó là khả năng hồi phục sau dịch sẽ vô cùng khó khăn vì các động lực kinh tế quan trọng sẽ có khả năng bị triệt tiêu và sẽ mất rất lâu để nền kinh tế lấy lại đà tăng trưởng.
“Hơn 6% GDP của năm nay, xấp xỉ 20 tỷ USD có thể sẽ bị thổi bay, cộng với những khoản ngân sách khổng lồ phải chi trả cho việc chống dịch sẽ tạo ra một áp lực cực lớn lên tài khoá và các cân đối vĩ mô khác. Bài toán kinh tế lúc đó không còn là ngồi tính ra các kịch bản tăng trưởng cơ sở, tốt - xấu mà làm sao để không xảy ra đổ vỡ và giữ an toàn cho hệ thống”, PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo khuyến nghị. Đồng thời cho rằng, điểm mấu chốt và quan trọng lúc này đó là tìm ra vắc-xin và phổ biến vắc-xin rộng rãi ra cộng đồng. Khi điều này xảy ra, các hoạt động đầu tư, sản xuất, chi tiêu sẽ bùng nổ. Các dự án đang trì hoãn sẽ được khôi phục, tiêu dùng nội địa sẽ tăng nhanh. Tuy nhiên, từ giờ cho tới thời điểm đó, những yếu tố như kích thích tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh đầu tư công, các chính sách trợ giúp xã hội… sẽ đảm bảo cho nền kinh tế không rơi vào tăng trưởng âm hoặc không gây ra đổ vỡ cho một số ngành sản xuất. Các kịch bản phục hồi kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào thời gian tìm ra vắc-xin nhanh hay chậm. Chính vì vậy, triển vọng kinh tế lạc quan nhất lúc này đó là năm nay Việt Nam sẽ không rơi vào tăng trưởng âm.
Chia sẻ về tác động của làn sóng Covid-19 lần thứ hai tới nền kinh tế và biện pháp đối phó của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ KHĐT Trần Quốc Phương cho biết, có sự khác biệt giữa làn sóng dịch Covid-19 thứ hai tới nền kinh tế so với làn sóng đầu năm. Theo đó, trong lần dịch bệnh bùng phát đầu tiên, Chính phủ đã áp dụng giãn cách xã hội, rất nhiều các hoạt động kinh tế, sản xuất, kinh doanh đều bị tác động và hệ quả là tăng trưởng GDP quý 2 chỉ đạt trên 0,3%. Tuy nhiên, tại đợt bùng phát lần hai, cách làm sẽ là khoanh vùng cục bộ, tìm mọi cách để dập dịch tại khu vực phát hiện ổ dịch nhằm đạt được mục tiêu kép là vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Cách làm này dự kiến làm giảm đáng kể ảnh hưởng đến nền kinh tế, bởi ngoại trừ những khu vực có dịch, các khu vực khác vẫn phát triển kinh tế bình thường.
Trong bối cảnh hiện tại, nhiều ý kiến cho rằng, rất khó để dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2020 cụ thể là bao nhiêu, bởi diễn biến của đại dịch rất khó đoán định. Tăng trưởng kinh tế dương, không bị tăng trưởng âm là mục tiêu mà Việt Nam đặt ra, nếu đạt được, đó là thành quả lớn trong bối cảnh khó khăn tứ bề như hiện nay. PGS.TS Phạm Thế Anh nhấn mạnh, chúng ta không nên đặt nặng vấn đề tăng trưởng bao nhiêu phần trăm, hay đưa ra một con số tăng trưởng cụ thể nào trong năm nay, vì hoạt động kinh tế trong năm nay không phục thuộc vào mong muốn, nỗ lực chủ quan của DN, Chính phủ, mà còn phụ thuộc vào diễn biến khách quan của dịch bệnh trên thế giới và trong nước. Mục tiêu quan trọng hiện nay là chúng ta cố gắng giảm thiểu tác động xấu của Covid-19 tới nền kinh tế, hạn chế tối đa đứt gãy trong nền kinh tế. “Hạn chế tối đa các đứt gãy kinh tế và tạo nền tảng cho sức bật của nền kinh tế sau thời kỳ Covid-19. Tăng trưởng kinh tế năm nay đạt được bao nhiêu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chúng ta không thể kiểm soát được”, chuyên gia kinh tế Phạm Thế Anh nói.
Tại đợt bùng phát lần hai, cách làm sẽ là khoanh vùng cục bộ, tìm mọi cách để dập dịch tại khu vực phát hiện ổ dịch nhằm đạt được mục tiêu kép là vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Cách làm này dự kiến làm giảm đáng kể ảnh hưởng đến nền kinh tế, bởi ngoại trừ những khu vực có dịch, các khu vực khác vẫn phát triển kinh tế bình thường. |
Tin liên quan
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đầu tư cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội
16:05 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK