Tháo “vòng kim cô” an ninh lương thực cho Đồng bằng sông Cửu Long
![]() | Những nhân tố đảm bảo an ninh lương thực |
![]() | Làn sóng các nước cấm xuất khẩu lương thực có thể gây ra hiệu ứng domino |
![]() | Đưa cảng về gần doanh nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long |
![]() |
Là người đã có nhiều năm nghiên cứu về kinh tế ĐBSCL, ông nhận định gì về nông nghiệp ĐBSCL?
- Nông nghiệp là thế mạnh nổi trội quan trọng nhất của ĐBSCL và về lâu dài nông nghiệp vẫn sẽ đóng vai trò tối quan trọng trong cơ cấu kinh tế của khu vực này. Nhưng vấn đề là không phải loại nông nghiệp nào cũng tốt. Nông nghiệp mà lạm dụng thuốc trừ sâu, làm suy thoái đất, hủy hoại nguồn nước thì không hề tốt. Nhìn vào các nước có nền nông nghiệp phát triển như Nhật Bản, Hà Lan thì thấy nông nghiệp của họ rất khác so với chúng ta.
Những vấn đề của nông nghiệp ĐBSCL được thể hiện qua 3 vòng xoáy đi xuống. Vòng xoáy thứ nhất là về kinh tế. Với sứ mệnh được giao là phải đảm bảo an ninh lương thực, đất đai của ĐBSCL phải giữ cho trồng lúa, việc đầu tư cơ sở hạ tầng cũng chủ yếu để ngăn mặn, giữ ngọt thay vì các cơ sở hạ tầng hiện đại như giao thông, vận tải. Điều này khiến cho cơ cấu kinh tế của ĐBSCL bị tụt hậu và chậm thay đổi.
Vòng xoáy thứ hai là về xã hội. Khi kinh tế không phát triển, lao động trẻ của ĐBSCL sẽ di cư khiến nơi này bị thiếu hụt lực lượng lao động có tri thức, có khả năng học hỏi nhanh, cùng với đó là tỷ lệ già hóa tăng lên. Khi không có lao động, ĐBSCL sẽ không thể thu hút các nhà đầu tư đến đây xây dựng nhà máy. Điều này lại làm trầm trọng thêm vòng xoáy đi xuống về kinh tế.
Vòng xoáy thứ ba là biến đổi khí hậu. Do tập trung quá nhiều cho an ninh lương thực, phải thâm canh hai, rồi ba vụ lúa dẫn đến việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học để tăng năng suất. Hệ quả là môi trường đất, nước, và sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các công trình đê bao, cống đập ra đời, khiến cho môi trường của ĐBSCL ngày một trở nên tù túng và ô nhiễm. Nói một cách hình tượng, nước là tài nguyên số một của ĐBSCL, thế mạnh của ĐBSCL nằm ở sự trôi chảy của dòng nước. Với các cống, đập, đê bao như vậy, ĐBSCL không còn trôi chảy nữa, và điều vốn là thế mạnh nay lại đang trở thành nguy cơ cho ĐBSCL.
Ba vòng xoáy này quyện vào nhau và giải thích cho việc vì sao ĐBSCL rất giàu tiềm năng và từng là vùng đất mơ ước của nhiều người, nhưng nay lại đang phải đối mặt với tình trạng tụt hậu và di cư rất lớn.
Với những vấn đề bất ổn như vậy, làm cách nào để thay đổi bức tranh nông nghiệp của ĐBSCL, thưa ông?
- Phải đảo ngược 3 vòng xoáy nói trên thành vòng xoáy đi lên, nếu không nó sẽ kéo ĐBSCL chìm xuống. ĐBSCL không chỉ “chìm” do biến đổi khí hậu làm nước biển dâng, mà còn “chìm” cả về kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, phúc lợi xã hội…
Vì thế mạnh nổi bật của ĐBSCL là nông nghiệp nên để đảo ngược được 3 vòng xoáy này, nhất thiết cần phải chuyển đổi nông nghiệp hướng tới 4 mục tiêu chính là tăng thu nhập một cách ổn định, bền vững cho nông dân; hiện đại hóa nền nông nghiệp; phát triển nền kinh tế nông nghiệp theo cơ chế thị trường và phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, thích ứng, thuận tự nhiên.
Để chuyển đổi nông nghiệp thành công thì cần áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp và công nghệ thông tin vào sản xuất nông nghiệp. Nếu biết tận dụng những thành tựu này thì năng suất của nông nghiệp ĐBSCL sẽ còn nhiều dư địa để tăng trưởng. Cùng với đó là sử dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thay cho nền kinh tế tuyến tính truyền thống.
Ông có nhắc đến vai trò trong việc đảm bảo an ninh lương thực như là một trong những nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển của kinh tế ĐBSCL. Nhưng nếu giảm diện tích và sản lượng lúa gạo xuống, kinh tế ĐBSCL sẽ bị tác động như thế nào?
- Việc đảm nhận sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực khiến cho phần lớn diện tích đất của ĐBSCL được giữ để trồng lúa. Điều này đã giúp Việt Nam trở thành cường quốc xuất khẩu gạo của thế giới, nhưng lại không mang lại sự thịnh vượng kinh tế của vùng và sự khá giả cho người nông dân. Đây chính là bi kịch của ĐBSCL. Khi nhìn ra các nước trên thế giới, không có nước nào trồng lúa mà giàu cả. Để thay đổi điều này thì phải áp dụng quan điểm hiện đại về an ninh lương thực, trong đó chú trọng chất lượng dinh dưỡng và khả năng tiếp cận lương thực chứ không chỉ là sản lượng lương thực. Đồng thời, cần tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông kết nối, tăng chất lượng nguồn nhân lực, giải phóng sức sống của khu vực nông nghiệp. Việc trút bỏ gánh nặng về an ninh lương thực sẽ giúp tháo bỏ chiếc “vòng kim cô” kìm hãm sự phát triển của ĐBSCL.
Từ góc độ kinh tế và môi trường, việc duy trì sản lượng gạo ở mức cao như hiện nay là thiếu khôn ngoan. Có ít nhất 5 lý do cho việc giảm diện tích trồng lúa và sản lượng gạo xuống. Thứ nhất, Việt Nam là một trong ba nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nên khi sản lượng giảm xuống thì theo quy luật cung cầu, giá sẽ tăng lên. Tất nhiên mức độ tăng như thế nào phụ thuộc vào độ co giãn của cầu so với giá.
Thứ hai là khi giảm sản lượng gạo thì hạt gạo của Việt Nam sẽ được chăm chút hơn, chất lượng sẽ có cơ hội được cải thiện, nhờ đó giá gạo xuất khẩu cũng sẽ tăng.
Thứ ba, vì để tăng sản lượng lúa gạo nên trong một thời gian dài ta đã quá lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón, hóa dược… làm cho đất bị ô nhiễm và bạc màu. Do đó, giảm sản lượng lúa là điều kiện cần để từng bước phục hồi lại môi trường đất, môi trường nước, và sự cân bằng sinh thái cho ĐBSCL.
Thứ tư là sản xuất lúa tạo ra rất nhiều CO2. Việt Nam đã đưa ra cam kết đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050, do đó, giảm diện tích lúa cũng là điều kiện cần thiết để thực hiện cam kết này.
Thứ năm, cũng cần nói thêm là theo tính toán của IPSARD (Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn) và Ngân hàng thế giới, ngay cả khi diện tích lúa của Việt Nam giảm xuống chỉ còn 3 triệu ha thì Việt Nam vẫn đủ đáp ứng nhu cầu lương thực cho người và thức ăn cho gia súc, đồng thời vẫn thặng dư khoảng 3 triệu tấn gạo để xuất khẩu.
Xin cảm ơn ông!
TS Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia:
Muốn vực dậy ĐBSCL, Bộ Giao thông vận tải cùng các địa phương cần phải tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng kết nối ĐBSCL với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và TPHCM, đồng thời phải thay đổi cơ cấu kinh tế để thu hút DN về đầu tư nhà máy chế biến, nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản.
Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP):
ĐBSCL cần khuyến khích các mô hình chuyển đổi nông nghiệp mới. Nông nghiệp ngày càng thâm dụng vốn và công nghệ. UNDP đã và đang hỗ trợ kỹ thuật cho các tỉnh và các cộng đồng dễ bị tổn thương trong ứng phó với tác động của thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và Covid-19 ở ĐBSCL. Hỗ trợ của UNDP ngày càng mở rộng với nỗ lực xanh hóa chuỗi cung ứng; mô hình trình diễn hệ thống thực phẩm thông minh với khí hậu và phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc xuất khẩu nông sản sang thị trường mới.
|
Tin liên quan

Quy định mới trong xuất khẩu thủy sản vào Đài Loan
20:57 | 09/12/2023 Kinh tế

Để thủy sản xuất khẩu bền vững cần giải bài toán chất lượng, thị trường
20:40 | 09/12/2023 Kinh tế

Cần nhiều giải pháp để khai thác lợi thế xuất khẩu sang Trung Quốc
20:48 | 09/12/2023 Kinh tế

Khai mạc chương trình “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam” năm 2023
20:27 | 09/12/2023 Kinh tế

Xây dựng thương hiệu để khai thác thế mạnh nông sản Việt
08:46 | 09/12/2023 Kinh tế

Thực thi thuế tối thiểu toàn cầu: Cơ hội để Việt Nam hút nguồn vốn FDI chất lượng cao
07:35 | 08/12/2023 Kinh tế

Cơ chế giá phù hợp và đồng bộ cơ sở hạ tầng cho phát triển điện khí LNG
20:57 | 07/12/2023 Kinh tế

Việt Nam chiếm gần 1/3 nguồn cung sầu riêng nhập khẩu tại Trung Quốc
18:53 | 07/12/2023 Kinh tế

Trung Quốc tiêu thụ nhiều sản phẩm cá tra chế biến của Việt Nam
15:25 | 07/12/2023 Xuất nhập khẩu

Hướng đi mới trong xuất khẩu dệt may sang Australia
14:44 | 07/12/2023 Kinh tế

Áp dụng giá điện theo giờ cao điểm, thấp điểm góp phần tối ưu vận hành hệ thống
21:02 | 06/12/2023 Kinh tế

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Mục tiêu tăng trưởng GDP 6-6,5% năm 2024 là nhiệm vụ khó
20:46 | 06/12/2023 Kinh tế

Kịch bản nào cho tăng trưởng trong năm 2024?
19:43 | 06/12/2023 Kinh tế

Tăng tốc xuất khẩu nông sản, thực phẩm từ xúc tiến thương mại số
15:13 | 06/12/2023 Kinh tế

Xuất khẩu giày dép tăng ở Trung Quốc, giảm mạnh ở Hoa Kỳ
11:50 | 06/12/2023 Xuất nhập khẩu

Xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường có FTA khởi sắc
09:53 | 06/12/2023 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Quy định mới trong xuất khẩu thủy sản vào Đài Loan

Tiêu chí thành lập, sáp nhập, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập

Cần nhiều giải pháp để khai thác lợi thế xuất khẩu sang Trung Quốc

Để thủy sản xuất khẩu bền vững cần giải bài toán chất lượng, thị trường

Khai mạc chương trình “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam” năm 2023

Infographics: Số thu tại 10 đơn vị hải quan giảm 14,54%
11:32 | 08/12/2023 Infographics

LONGFORM: Tăng lương tối thiểu vùng năm 2024: Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động
14:42 | 20/11/2023 Kinh tế

MEGASTORY: Hành trình chống gian lận hóa đơn điện tử: Cuộc chiến không khoan nhượng
07:44 | 14/11/2023 Megastory/Longform

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Thuế XNK Đặng Sơn Tùng
13:48 | 15/11/2023 Infographics

Inforgraphic: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum Nguyễn Văn Đông
08:44 | 10/11/2023 Hải quan

Không để gián đoạn cung cấp điện dịp lễ, tết năm 2024

Chủ tịch Quốc hội thăm và làm việc với liên doanh của Viettel tại Lào

Xây dựng vị trí việc làm để cơ cấu lại cán bộ, cải cách chính sách tiền lương

Sa sút giá trị “tôn sư trọng đạo”

Thủ tướng Chính phủ: Điều hành tín dụng đôi khi còn bị động, cần kịp thời hơn nữa

Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON95 ở mức 22.322 đồng/lít

Hải quan Hà Nam Ninh tập trung chặng nước rút

Lạng Sơn: Hoạt động xuất nhập khẩu dần lấy lại đà tăng trưởng

Vi phạm về hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm SHTT có dấu hiệu hình sự tăng dần theo từng năm

Ngành Hải quan chú trọng xây dựng phương án xử lý thu hồi nợ

Infographics: Số thu tại 10 đơn vị hải quan giảm 14,54%

77 thí sinh đỗ kỳ thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan kỳ 3 năm 2023

Ra quân truy quét hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ

Doanh nghiệp đóng vai trò quan trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Chủ động nắm chắc tình hình, nhận diện phương thức, thủ đoạn để chống buôn lậu

Ngăn chặn hàng lậu, hàng giả ngay từ cửa khẩu

Hà Tĩnh: Phát hiện và bắt giữ 2.218 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Đồng loạt kiểm tra 10 điểm kinh doanh trong chuỗi Phoxedien.com

Tín hiệu tích cực của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

VISA vinh danh SHB là “Ngôi sao tăng trưởng thẻ năm 2023”

Top 10 công ty uy tín ngành Logistics năm 2023: Nỗ lực trở thành động lực chính cho nền kinh tế

Muốn phát triển "ngân hàng mở", cần thay đổi nhận thức và khung pháp lý

Payoo nhận giải thưởng đối tác tiếp thị liên kết tốt nhất của Mastercard

Nhiều "tân binh" góp mặt trong Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2023

Tiêu chí thành lập, sáp nhập, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập

Bộ Tài chính sửa đổi quy chế nâng bậc lương trước thời hạn

Một số lưu ý trong khai báo và phân loại hàng hóa

Bố trí đủ vốn cho các dự án đưa vào sử dụng trước năm 2024

Phân tích, phân loại dựa vào thành phần, tính chất lý, hóa tính năng, công dụng của hàng NK

Thiết bị điện tử chuyên dùng nhập khẩu có mức thuế GTGT 10%

New Mazda CX-3: Lựa chọn kinh tế trong phân khúc SUV đô thị

Hyundai Experience Day 2023: Ngày hội trải nghiệm sản phẩm Hyundai

Honda Việt Nam tri ân khách hàng, ngập tràn quà tặng

Ford Việt Nam giảm giá, ưu đãi 100% lệ phí trước bạ cho khách mua xe

Khai trương Subaru Thăng Long

IONIQ 5 kết thúc hành trình xuyên Đông Nam Á tại Việt Nam

Phiên họp Ủy ban Chính sách WCO lần thứ 89 được tổ chức tại Venice

Đảng cầm quyền Nhật Bản kiến nghị nội dung thúc đẩy hợp tác với ASEAN

Nhiều ẩn số với nền kinh tế thế giới năm 2024

Chiến lược y tế công cộng nhằm chống thuốc giả

Suy thoái toàn cầu đe dọa tăng trưởng kinh tế của Thái Lan
