Thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng bùng nổ, lo ngại rủi ro vẫn còn
Tổ chức trung gian thanh toán, dịch vụ tài sản ảo phải báo cáo về phòng chống rửa tiền | |
Thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục lan tỏa nhanh | |
Thanh toán không tiền mặt, nhận loạt ưu đãi hấp dẫn |
Trong khuôn khổ chương trình “Ngày Không Tiền Mặt 2022”, ngày 17/6/2022, dưới sự chỉ đạo nội dung từ Ngân hàng nhà nước (NHNN), Báo Tuổi Trẻ phối hợp Vụ Thanh toán (NHNN), Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) tổ chức hội thảo “Chuyển đổi số để hướng tới xã hội không dùng tiền mặt”. Bí thư Trung ưng Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tham dự tại Hội thảo.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tham dự tại Hội thảo. |
Bùng nổ thanh toán không tiền mặt
Theo số liệu từ NHNN, đến tháng 4/2022, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 69,7% về số lượng, 27,5% về giá trị; tỷ lệ người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán đạt gần 66% với tốc độ tăng trưởng bình quân 11,44% từ năm 2015-2021; khoảng 3,4 triệu tài khoản và 1,3 triệu thẻ ngân hàng được mở mới trực tuyến, từ xa qua phương thức điện tử (eKYC). Khảo sát của tổ chức thẻ Visa cho thấy, những năm gần đây, tỷ lệ người dân sử dụng cùng một lúc rất nhiều hoặc một trong các phương thức không dùng tiền mặt như thẻ hay ví trên mobile… lên tỷ lệ rất cao trung bình khoảng 93%, trong đó, Việt Nam 95%, Singapore khoảng 97%, Malaysia là 96%. |
Thực tế tại các ngân hàng cho thấy, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ online tăng mạnh. Ông Lưu Trung Thái, Tổng Giám đốc MB cho biết, năm 2021, tại MB đã có trên 93% giao dịch qua chuyển đổi số. Với định hướng trở thành doanh nghiệp số trong ngành ngân hàng, ngoài thị phần chuyển tiền, giao dịch chuyển tiền của MB luôn đứng thứ nhất. Theo đó, MB ưu tiên chiến lược hành động đồng bộ, quyết liệt, mở rộng hệ sinh thái sản phẩm, gia tăng trải nghiệm cho khách hàng. MB cũng xử lý thành công về công nghệ để phục vụ 15 triệu khách hàng đạt tới 99,11%.
Tương tự, ông Nguyễn Minh Tâm, Phó tổng giám đốc Sacombank cũng cho hay, hiện nay, tỷ lệ giao dịch qua online ở nhiều ngân hàng lên tới 90%. Ngay cả vùng nông thôn có yếu tố công nhân, công nghiệp cũng có tới 98%, còn cao hơn đô thị.
Không chỉ các ngân hàng, nhiều doanh nghiệp liên quan cũng đưa ra những giải pháp để thanh toán không dùng tiền mặt có cơ hội bùng nổ hơn. Ông Nguyễn Đăng Hùng, Phó Tổng giám đốc NAPAS chia sẻ, NAPAS đã hối hợp với các ngân hàng thương mại phát triển thẻ tín dụng nội địa, giúp tạo điện kiện thuận lợi hơn cho người dân tiếp cận vốn ngân hàng và tránh xa tín dụng đen.
Theo ông Ngô Diên Hy, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), công ty iện nay đã phần nào đạt được kỳ vọng ban đầu khi triển khai dịch vụ mobile money, đặc biệt là việc tiếp cận khách hàng ở phân khúc mới. Sau 6 tháng đã có hơn nửa triệu tài khoản Mobile Money được mở với 2.400 điểm nạp tiền, 2.100 điểm chấp nhận thanh toán dịch vụ, trong đó chủ yếu là dịch vụ thiết yếu như điện, nước, dịch vụ công, học phí…
Không những thế, ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế còn nhận định, việc triển khai dịch vụ thuế điện tử gồm khai nộp thuế, hoàn thuế và các chương trình hóa đơn điện tử hiện nay cũng đang hỗ trợ trực tiếp cho việc không dùng tiền mặt của người dân, doanh nghiệp.
Lo ngại những rủi ro
Mặc dù thanh toán không tiền mặt tiếp tục tăng trưởng bùng nổ, nhưng các chuyên gia và lãnh đạo các ngân hàng thương mại vẫn chỉ ra nhiều thách thức.
Theo đại diện MB, đó là thách thức liên quan đến các vấn đề về nhân sự, công nghệ, cạnh tranh. Chẳng hạn, các ngân hàng cần những nhân sự có khả năng tăng hiệu suất, làm chủ công nghệ và quản lý trên cơ sở xây dựng cơ sở dữ liệu kinh doanh.
Cùng với đó là những thách thức về hạ tầng, bảo mật cũng như nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho rằng, trong thanh toán không dùng tiền mặt, thách thức với người tiêu dùng đó là vấn đề bảo mật thông tin cá nhân, vì đã dùng phương thức này thì nhiều thông tin cá nhân của mình sẽ nắm giữ bởi các đối tác. Vị này cho rằng, các quy định pháp luật cần hoàn chỉnh để "bịt" mọi kẽ hở, làm sao cho quản lý vừa thuận tiện, vừa chặt chẽ từ phía doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại Hội nghị. |
Để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian tới, tại hội thảo, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát hoàn thiện khung khổ pháp lý, xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Ngành ngân hàng sẽ tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử; triển khai hiệu quả các hệ thống thanh toán quan trọng và hoạt động các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đảm bảo hoạt động đúng quy định, thông suốt, an toàn.
Về phía các ngân hàng, Tổng giám đốc MB đề xuất các cơ quan quản lý cho phép ngân hàng kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia với các nền tảng ngành ngân hàng, tăng dịch vụ và tính bảo mật, an ninh an toàn. Cùng với đó là đẩy mạnh chuẩn QR quốc gia VietQR, gia tăng cung cấp sản phẩm đến khách hàng eKYC để phòng ngừa rủi ro, tiếp cận đa dạng và thuận tiện sản phẩm ngân hàng; có cơ chế cho phép trích lập dự phòng xử lý rủi ro công nghệ...
Tin liên quan
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics