Thăm trường Dục Thanh, nhớ Bác!
Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Bình Thuận nơi lưu giữ hơn 890 hiện vật có giá trị về Bác |
Từ lâu, Phan Thiết hấp dẫn khách du lịch bởi nơi đây có khí hậu mát mẻ, nhiều danh thắng nổi tiếng. Phan Thiết còn có khu di tích trường Dục Thanh với lịch sử hơn 100 năm, nơi thầy giáo Nguyễn Tất thành từng sống và dạy học. Trường Dục Thanh xây dựng năm 1907 (cùng năm xây dựng với trường Đông Kinh Nghĩa Thục) nằm trên địa bàn làng Thành Đức, nay là số 39 đường Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, Tp. Phan Thiết để hưởng ứng phong trào Duy Tân do cụ Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng. Trường do các cụ Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh (hai người con của nhà văn, nhà thơ Nguyễn Thông) thành lập. Mục tiêu của phong trào Duy Tân và của trường là mở mang dân trí, thức dậy ý thức dân tộc, nòi giống. Đây là trường tư thục có nội dung giảng dạy tiến bộ nhất ở Bình Thuận lúc bấy giờ.
Năm 1910, thầy giáo Nguyễn Tất Thành (sau này là Hồ Chí Minh) được cụ Nghè Trương Gia Mô giới thiệu đã đến Phan Thiết và dừng chân dạy học ở trường Dục Thanh. Học sinh của trường có khoảng 60 người cùng 7 thầy giáo giảng dạy các bộ môn Hán Văn, Pháp văn, Thể dục thể thao…Thầy Thành dạy lớp nhì, chủ yếu là dạy quốc ngữ, Hán văn. Trong thời gian dạy học ở trường Dục Thanh ngoài những nội dung được phân công giảng dạy, thầy Thành còn bằng tình cảm người thầy, người anh đã truyền bá lòng yêu quê hương đất nước, nòi giống tổ tiên cho học sinh. Những giờ học ngoại khoá, những lúc rảnh, Thầy dẫn học sinh du ngoạn cảnh đẹp ở thị xã Phan Thiết lúc bấy giờ như bãi biển Thương Chánh, động làng Thiềng, đình làng Đức Nghĩa.
Vào khoảng tháng 2/1911, Thầy Thành rời trường Dục Thanh và Phan Thiết vào Sài Gòn vượt đại dương đi tìm con đường giải phóng dân tộc. Một vài năm sau, ông Nguyễn Trọng Lội qua đời, ông Nguyễn Quý Anh chuyển vào Sài Gòn, không còn người phụ trách và nhiều lý do khách quan khác nên trường đóng cửa vào năm 1912.
Nơi đây vẫn là nơi học tập cho các thế hệ mai sau. |
Ngôi trường xưa Bác dạy đã bị hư hỏng và dỡ bỏ từ lâu. Nhưng trong số học sinh thầy Thành day năm xưa vẫn còn 4 cụ sống. Đó là bác sĩ Nguyễn Quý Phầu, bác sĩ Nguyễn Kim Chi, cụ Từ Trường Phùng, cụ Nguyễn Đăng Lâu. Sau ngày quê hương được giải phóng, nguyện vọng của nhân dân là muốn phục chế nguyễn mẫu ngôi trường Dục Thanh xưa để tỏ lòng biết ơn Bác Hồ kính yêu và giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ hiện nay và mai sau.
Đã hơn một trăm năm, ngôi trường nơi thầy Thành từng dạy học vẫn còn đó, bộ trường kỷ, bộ ván, chiếc án thư, một chiếc tủ đứng, tráp văn thư, nghiên mài mực, những chiếc ly nhỏ, chiếc khay, cái thang gác... tất cả đều cũ kỹ nhưng được cất giữ bảo quản tốt, dường như vẫn còn ấm hơi Người...
Từ ngoài đường nhìn vào, khu di tích là những dãy nhà rêu phong cổ kính, xen kẽ với những mảng cây xanh được chăm chút gọn gàng. Ngôi trường có cấu trúc chính gồm 2 nhà lớn bằng gỗ dùng làm phòng học, 1 ngôi nhà lầu nhỏ. Trong phòng học có 2 cái bảng đen phía 2 bên lớp học và bộ bàn ghế của giáo viên. Phía bên phải gian phòng học là nhà Ngư, làm nơi nội trú của thầy giáo và học sinh trường Dục Thanh. Phía sau phòng học và nhà Ngư được gọi là Ngọa Du Sào là nơi bàn việc, tiếp khách quý, luận đàm văn thơ và nhà Ngự làm nơi ở chung của các thầy và trò xa nhà.
Khu di tích trường Dục Thanh với lịch sử hơn 100 năm tuổi. |
Ấn tượng nhất là phần di tích cũ vẫn còn nguyên vẹn – giếng nước mát lịm, nhỏ nhắn được xây bằng gạch ở phía sau Ngọa Du Sào. Cây khế cụ Nguyễn Thông trồng cách đây hơn 100 năm gần giếng nước vẫn xanh tốt, um tùm hoa lá. Trong khu di tích còn nhiều loại cây như cây si lâu năm và các dãy cây được cắt tỉa gọn gàng, xanh tươi.
Trường Dục Thanh không đơn thuần chỉ là một ngôi trường bình thường mà người dân Bình Thuận còn coi nơi đây là cái nôi của tinh thần hiếu học và tình yêu quê hương đất nước. Hàng năm, trường đón tiếp hàng nghìn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan và thưởng lãm.Không chỉ có nhân dân Việt Nam rất nhiều vị khách nước ngoài đã không khỏi xúc động ngỡ ngàng khi về thăm trường Dục Thanh. Điều đáng nói là nơi đây không chỉ có lòng ái quốc, mà phương pháp giáo dục lẫn nội dung giảng dạy nơi trường học này được cho là tiến bộ nhất Bình Thuận một thời. Ngày nay, khu di tích Dục Thanh – Bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh Bình Thuận đã trở thành một trung tâm nghiên cứu, tuyên truyền về Hồ Chí Minh, giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục truyền thống văn hóa, truyền hống yêu nước và cách mạng đối với thế hệ trẻ của địa phương cũng như cả nước.
Quần thể di tích trường Dục Thanh bao gồm nhà bảo tàng, di tích trường Dục Thanh tạo thành khu tham quan học tập rộng 7000m2. Nơi đây hiện lưu trữ hơn 890 hiện vật, tài liệu hình ảnh có giá trị. Khu di tích trường Dục thanh mỗi ngày được chăm chút hơn nhưng vẫn giữ nguyên được nét nguyên sơ của một Dục Thanh học hiệu thời thầy giáo Nguyễn Tất Thành từng dạy học... để du khách mỗi khi về thăm nơi này lại không khỏi bồi hồi nhớ Bác.
Tin liên quan
TPHCM là một trong 8 điểm đến thu hút du khách lưu lại lâu nhất châu Á
15:53 | 10/05/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh có đầy đủ yếu tố để phát triển và làm chủ ngành công nghệ AI
20:11 | 26/04/2024 Sự kiện - Vấn đề
KCN Đông Nam Bộ thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư FDI ngay đầu năm
11:41 | 08/03/2024 Kinh tế
Vẻ đẹp kiến trúc di tích lịch sử quốc gia thành cổ Diên Khánh
09:57 | 30/12/2020 Điểm đến
Núi Fajing - Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của "Thành phố Bầu Trời"
13:20 | 24/12/2020 Điểm đến
Nét đặc trưng kiến trúc cổ nhà thờ Domain de Marie
11:59 | 21/12/2020 Điểm đến
Chinh phục Tà Chì Nhù - thiên đường mây và hoa tím
07:41 | 16/12/2020 Điểm đến
Khám phá 13 thành phố rực rỡ sắc màu nhất trên thế giới
07:44 | 11/12/2020 Điểm đến
Mê đắm sắc hoa Tam giác mạch nở rộ ở Hà Giang
09:26 | 03/12/2020 Điểm đến
Chiêm ngưỡng 5 hồ nước đẹp nhất phố núi
09:58 | 02/12/2020 Điểm đến
Khám phá vụng Kênh
10:32 | 27/11/2020 Điểm đến
Phú Quốc - "Chạm vào nguyên sơ"
14:43 | 25/11/2020 Điểm đến
Hành trình khám phá Bãi Cọi, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa
16:28 | 19/11/2020 Điểm đến
Nà Tu - Điểm du lịch về nguồn đầy ý nghĩa
08:31 | 14/11/2020 Điểm đến
Mùa vàng rực rỡ trên rẻo cao Bình Liêu
16:22 | 12/11/2020 Điểm đến
“Đệ nhất động” trên Cao nguyên đá Hà Giang
10:02 | 04/11/2020 Điểm đến
Tin mới
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK