Thách thức và những "cơn gió ngược” vẫn đang ở phía trước
TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR). |
Trong năm nay, các chỉ số kinh tế vĩ mô đều hết sức lạc quan. Ông đánh giá như thế nào về những kết quả này?
Chúng tôi nhận thấy, trong năm 2022, một số chính sách ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi tăng trưởng của Chính phủ đã được triển khai rất tốt. Theo đó, chúng ta đã ổn định được mặt bằng giá cả và nhiều khả năng trong năm 2022, chỉ số lạm phát sẽ được kiềm chế ở mức dưới 4%. Việc ổn định kinh tế vĩ mô đã tạo một nền tảng tốt để tạo nên sự phục hồi và sức bật của nền kinh tế. Đương nhiên, đâu đó, một số ngành, lĩnh vực vẫn còn những hạn chế nhất định.
Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm việc ổn định nguồn cung của một số mặt hàng thiết yếu về lương thực, xăng dầu, năng lượng là 1 trong những thành công, tuy nhiên đến tháng 9 và tháng 10, có những bất ổn đối với thị trường năng lượng tại Việt Nam hay dưới áp lực cạnh tranh về tỷ giá và lãi suất trên thế giới cũng gây ảnh hưởng đến tỷ giá giữa đồng tiền Việt Nam và đồng USD.
Trước những yếu tố trên, tôi cho rằng một mặt chúng ta cần kiên định những chính sách mà Đảng, Chính phủ đã đặt ra để ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát đồng thời thúc đẩy sự phục hồi tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2022 và 2023. Mặt khác đây cũng là thời cơ để chúng ta nhìn lại những giới hạn, hạn chế mà chúng ta đang gặp phải.
Yếu tố thứ hai khi nói về các động lực tăng trưởng thì chúng ta vẫn phải khẳng định rằng trong năm 2022 Việt Nam đã có sự phục hồi tăng trưởng tương đối thành công so với các nước trong khu vực. Đặc biệt là những nước trong khu vực châu Á khi có sự so sánh tương quan. Chúng ta đã đạt 14/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội trong năm 2022. Đây là bằng chứng rất rõ nét cho thấy chúng ta đã có sự phục hồi thành công.
TS. Nguyễn Quốc Việt: Vẫn có 1 điều đáng tiếc của năm 2022 là chúng tôi kỳ vọng vào sự gia tăng của đầu tư công cũng như sự hỗ trợ của Chính phủ thông qua các gói phục hồi kinh tế mà đã được quy định rõ trong các Nghị quyết của Quốc hội từ đầu năm để thực hiện trong 2 năm 2022 và 2023. Do nhiều nguyên nhân trong đó có cả nguyên nhân về mặt thể chế, ngập ngừng về mặt chính sách và những rụt rè từ cơ quan thực thi dẫn đến chúng ta đang có độ trễ nhất định khi thực hiện đầu tư công vào các gói hỗ trợ kinh tế. |
Yếu tố thứ ba mà chúng ta thấy là đã có sự thành công trong kinh tế đối ngoại, không chỉ là dòng vốn FDI mà đặc biệt là sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, gia tăng chuỗi giá trị xuất khẩu. Kết quả xuất khẩu năm 2022 là bằng chứng rất rõ nét về động lực tăng trưởng của Việt Nam dựa trên sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Như tôi đã nhấn mạnh đó là sự hội nhập của Việt Nam vào các thể chế kinh tế thông qua các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà chúng ta đã ký kết và tham gia. Theo đó, chúng ta đã tận dụng được những Hiệp định này và mở ra những thị trường mới, những thị trường có chất lượng trong bối cảnh Trung Quốc có sự suy giảm về tăng trưởng và vẫn duy trì chính sách “Zero Covid” làm hạn chế khả năng Việt Nam gia tăng xuất khẩu vào Trung Quốc.
Theo tôi đây chính là sự thành công và vẫn là một động lực quan trọng cho tăng trưởng.
Dựa trên những động lực và nền tảng của năm 2022, ông đánh giá như thế nào về kinh tế 2023 khi thế giới vẫn còn rất nhiều điều bất ổn?
Mặc dù kinh tế Việt Nam trong năm 2022 đã đạt được những thành tích nhất định nhưng chúng ta không nên quá lạc quan bởi thách thức và những “cơn gió ngược” vẫn đang ở phía trước. Dù lạm phát toàn cầu được dự báo đã đạt đỉnh, cuộc đua về tỷ giá và lãi suất cũng không còn căng thẳng như trong năm 2022 tuy nhiên vẫn chưa chấm dứt. Theo dự báo các nước cũng sẽ phải kiềm chế lạm phát để đạt được mức lạm phát mục tiêu do vậy các chính sách thắt chặt tiền tệ vẫn có thể sẽ phải tiếp tục duy trì trong năm 2023.
Bên cạnh đó, với tình hình thực tế do xung đột ở Ukraine ngày càng leo thang, tiềm ẩn nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa và giá dầu thô khó có thể giữ được như hiện nay. Các đối tác kinh tế, thương mại, đầu tư hàng đầu của Việt Nam chịu tác động tiêu cực từ cuộc chiến này đang phải đối phó với suy giảm kinh tế, đặc biệt là phải “căng mình” chống đỡ với lạm phát, nên nhu cầu chi tiêu của người dân, đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp suy giảm, khiến việc thu hút FDI và duy trì tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam không còn thuận lợi.
Trong khi đó, động lực về xuất khẩu, thu hút vốn FDI đã có sự sụt giảm ngay trong năm 2022 khi nguồn vốn đăng ký mới đã suy giảm nghiêm trọng. Một trong những yếu tố mà chúng tôi đã dự báo ngay từ giữa năm là sự sụt giảm về sản xuất hướng tới xuất khẩu của Việt Nam do sự thắt chặt chi tiêu và tiêu dùng các hàng thiết yếu trong khi đó các mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của Việt Nam chủ yếu là các mặt hàng có thể bị tiết giảm.
Ngoài ra chúng ta cũng đã thấy một loạt thế mạnh của Việt Nam từ điện tử, viễn thông, da giày và may mặc đã có sự sụt giảm trong quý cuối của năm 2022, dẫn đến khó khăn về đầu ra về đơn hàng và cuối cùng sẽ dẫn đến sự sa thải người lao động trong khối sản xuất nói chung và khối xuất khẩu nói riêng.
Một khó khăn nữa là sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu chạy đua lãi suất kèm theo đấy là những trục trặc của thể chế cũng như hiệu quả của thị trường trong nước đặc biệt là hiệu quả của thị trường vốn cho doanh nghiệp mà từ đó đã dẫn đến những phản ứng của ngân hàng nhà nước, điều này dẫn đến chi phí vốn cho doanh nghiệp đang rất cao. Chính vì vậy, cần làm sao để giải tỏa, lấy lại niềm tin, giúp doanh nghiệp vượt qua những “cơn gió ngược” và thích ứng được với bối cảnh mới, tự chủ động được. Doanh nghiệp thay vì chờ đợi và kêu gọi sự hỗ trợ của nhà nước thì nên chủ động hơn, tham gia cùng cộng đồng các cơ quan để kịp thời có những tiếng nói giúp cải thiện cách tiếp cận của nhà nước trong thực thi các chính sách vĩ mô, cách quản lý để nâng cao hiệu quả thị trường. Để từ đó hoạt động quản lý nhà nước sẽ dần nương theo thị trường, dựa trên thị trường, không phải nhà nước và doanh nghiệp cùng đợi “nước đến chân mới nhảy” mà phải lường trước được tất cả những khó khăn, thách thức, dự báo được rủi ro trong tương lai.
Vậy ông đánh giá như thế nào về mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% năm 2023?
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm nay chắc chắn vượt xa mục tiêu đã đặt ra 6,5%. Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo, khả năng năm nay, GDP sẽ tăng khoảng 8%, trong khi nhiều định chế tài chính quốc tế cho rằng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm nay sẽ còn cao hơn. Đây là điều rất đáng mừng, nhưng cũng tạo gánh nặng cho năm tới, bởi tốc độ tăng trưởng GDP năm sau đứng ở mức nền cao.
Theo tôi, đặt ra tốc độ tăng trưởng GDP 6,5% cho năm tới là phù hợp trước những khó khăn mà tôi đã phân tích ở trên. Trong bối cảnh như vậy, Việt Nam nên tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, hơn là tăng trưởng GDP, mặc dù đang có đà bứt phá.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
15:27 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị thêm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Huế phát huy tiềm năng
13:47 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai tại Saudi Arabia
09:08 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển
20:17 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia
20:10 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
16:09 | 30/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK