Tăng trưởng tín dụng bao nhiêu là hợp lý?
Tín dụng cuối năm sẽ cải thiện hơn so với đầu năm. Ảnh: ST |
Nhu cầu quá yếu
Năm 2019, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tăng trưởng tín dụng đạt 13,5%, thấp nhất từ năm 2014. Vì thế, đầu năm 2020, NHNN chỉ đặt mục tiêu tín dụng tăng 14%, nhưng có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Để rồi, đến tháng 3/2020, “tình hình thực tế” là sự bùng phát của dịch Covid-19 trên thế giới và trong nước, khiến tín dụng không những không tăng mạnh mà còn có nhiều tháng chỉ nhỉnh hơn mức 0%. Hiện, mức 3,45% của 7 tháng đầu năm đang cách rất xa mục tiêu cả năm tăng trưởng 14% của NHNN. Trong khi đó, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với địa phương vào đầu tháng 7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đặt ra yêu cầu tín dụng năm nay phải tăng trưởng ít nhất 10%, cần kích thích tăng trưởng, kiềm chế lạm phát nhưng không thắt chặt tiền tệ.
Vì thế, về nhiệm vụ những tháng cuối năm, Thống đốc NHNN đã có văn bản yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN khẩn trương xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2020 đối với các tổ chức tín dụng đáp ứng tốt các tỷ lệ bảo đảm an toàn và có khả năng mở rộng tín dụng nhưng không làm tăng mặt bằng lãi suất huy động và cho vay.
Theo các chuyên gia, nhu cầu vay vốn thấp mới là nguyên nhân chính khiến tín dụng toàn ngành tăng thấp.
Trên thực tế, lãi suất cho vay hiện nay đã giảm khoảng 2% so với thời điểm đầu năm 2020, nên lãi suất không phải là “lực cản” quá lớn đối với doanh nghiệp. Do đó, vấn đề lớn nhất khiến tín dụng tăng chậm là sức cầu của nền kinh tế cũng như của thị trường xuất khẩu còn quá yếu. Các tổ chức tín dụng đã và đang tích cực đẩy nhanh triển khai nhiều chương trình cho vay ưu đãi, đơn giản hóa thủ tục vay vốn… nhưng vẫn chưa thể đẩy tín dụng tiến lên mạnh mẽ như trước. Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, nhiều DN có nhu cầu vay vốn ưu đãi nhưng ngân hàng không thể hạ chuẩn cho vay do lo ngại nợ xấu, nên tín dụng tăng trưởng thấp là điều phải chấp nhận trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay.
Tăng trưởng ở mức thấp
Hiện tại, tình hình của tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng cũng khá “chật vật”. Như tại Techcombank, cuối năm 2019, tăng trưởng tín dụng đạt 18,8%, nhưng nửa đầu năm 2020 lại mới chỉ tăng được 2,7% so với cuối năm 2019. Đánh giá về xu hướng tăng trưởng tín dụng cả năm 2020, tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư mới đây, đại diện ngân hàng này đã không đưa ra nhận định nào về tăng hay giảm, nguyên nhân do mức tăng trưởng phụ thuộc vào tình hình kiểm soát dịch Covid-19. Còn tại BacABank, tăng trưởng tín dụng chỉ xấp xỉ đầu năm… Đặc biệt, nhiều ngân hàng còn có tăng trưởng dư nợ cho vay ở mức âm, như tại Eximbank, cho vay khách hàng 6 tháng giảm 9%; dư nợ cho vay của Saigonbank cũng giảm 2,79% so với hồi đầu năm…
Mặc dù vậy, “điểm sáng” là vẫn có không ít ngân hàng tăng trưởng tín dụng tốt, thậm chí còn kiến nghị được nới rộng hạn mức từ NHNN. VPBank có tăng trưởng tín dụng hợp nhất đạt 9,8% so với cuối năm 2019; TPBank cũng tăng gần 11% so với năm trước; Viecombank tăng 5%...
Khảo sát của Vietnam Report với các ngân hàng thương mại cổ phần cho thấy, 69% ngân hàng đánh giá triển vọng tăng trưởng năm 2020 sẽ thấp hơn một chút so với năm 2019, 15% ngân hàng cho rằng sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng của năm trước và chỉ 8% cho rằng tăng trưởng khả quan và tốt hơn một chút. Điều này cho thấy tăng trưởng tín dụng năm nay sẽ có sự phân hóa mạnh.
“Cứu cánh” cho tình hình nêu trên là những động thái điều chỉnh giảm lãi suất từ cơ quan quản lý và các ngân hàng để kích thích dòng vốn chảy ra thị trường. NHNN đã thông báo về việc điều chỉnh lãi suất áp dụng với tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, áp dụng từ ngày 1/8. Đây là lần giảm thứ ba kể từ đầu năm NHNN điều chỉnh lãi suất. Việc điều chỉnh lãi suất lần này của NHNN vẫn được đánh giá là phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và mặt bằng lãi suất trên thị trường. Hơn nữa, động thái này còn giúp các ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất huy động, với mức giảm từ 0,2-0,5%/năm. Điều này sẽ giúp lãi suất của các ngân hàng có điều kiện giảm thêm, từ đó giúp dòng tiền chảy ra nền kinh tế mạnh hơn.
Chính vì thế, chuyên gia tài chính – ngân hàng, TS. Cấn Văn Lực dự báo, tăng trưởng tín dụng sẽ ở mức thấp hơn cùng kỳ các năm trước, cả năm khoảng 9-10%. Báo cáo của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cũng kỳ vọng, tín dụng trong nửa cuối năm sẽ có sự cải thiện so với nửa đầu năm 2020 nhưng mức độ cải thiện sẽ không quá lớn, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 mới quay trở lại Việt Nam, khiến các doanh nghiệp duy trì quan điểm thận trọng về triển vọng kinh doanh, qua đó hạn chế mở rộng sản xuất kinh doanh.
Rõ ràng, tín dụng giảm là một trong thách thức với ngành ngân hàng. Trong khi đó, báo cáo tài chính quý 2 của nhiều ngân hàng cho thấy nợ xấu có chiều hướng tăng, đây sẽ là 2 “mũi công phá” trực tiếp đến lợi nhuận ngân hàng. Dù vậy, không nên chạy theo con số tăng trưởng tín dụng cao, bởi rất dễ nhận lấy “trái đắng” là chất lượng dư nợ xấu. Vì thế, một con số tăng trưởng phù hợp, bảo đảm an toàn hệ thống mới là sự ưu tiên hàng đầu.
Tin liên quan
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
9 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài đóng góp gần 8.350 tỷ đồng cho Vinamilk
16:46 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội vẫn còn ít
16:27 | 30/10/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK