Tăng trưởng năm 2022 có thể đạt trên 6,5% nếu kiểm soát được dịch Covid-19
Bình ổn mặt bằng giá để hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế | |
Nhận diện những rào cản của tăng trưởng kinh tế 2022 | |
Để không "lỡ nhịp" phục hồi nền kinh tế |
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TPHCM) phát biểu tại phiên thảo luận. Ảnh: quochoi.vn |
Cần giải ngân đầu tư công đúng kế hoạch
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TPHCM) đánh giá, đại dịch ảnh hưởng đến nhiều mặt kinh tế-xã hội, song Việt Nam còn nhiều tiềm năng, cơ hội để tăng tốc phát triển: nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định; các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo; vị thế và uy tín của đất nước ngày càng được nâng cao; thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, châu Âu đang phục hồi mạnh. Việt Nam đã ký nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó 14 FTA đã có hiệu lực.
Đồng tình với 16 chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2022, trong đó có chỉ tiêu tăng GDP 6 - 6,5%, đại biểu Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh: “Nếu kiểm soát được dịch bệnh, tốc độ tăng trưởng có thể còn cao hơn nữa".
Để đảm bảo tăng trưởng, ông Trần Hoàng Ngân đề xuất giải ngân đầu tư công đúng kế hoạch và hiệu quả. Năm 2021, kế hoạch đầu tư công là 477.300 tỷ đồng nhưng đến nay chỉ mới giải ngân được 65%, còn trên 160.000 tỷ đồng cần tập trung giải ngân để tạo đà phát triển cho giai đoạn tới.
Năm 2022, kế hoạch đầu tư công lên đến 526.100 tỷ đồng. Nhận định đây vừa là cơ hội, vừa là thử thách lớn, ông Ngân cho rằng cần chú ý đến yếu tố giải ngân và xem xét ưu tiên đầu tư các khu vực trọng tâm, trọng điểm có tính lan tỏa để góp phần tăng nguồn thu ngân sách trong giai đoạn tới.
Tham gia thảo luận, dành nhiều sự quan tâm tới nội dung phục hồi sản xuất của doanh nghiệp, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (TPHCM) cho biết, trong làn sóng dịch thứ 4, TPHCM bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Số ca nhiễm chiếm tới 44% cả nước, số ca tử vong chiếm 75%, thời gian giãn cách xã hội kéo dài nhất, gần 4 tháng.
Thực hiện phương châm "ai ở đâu ở đấy" nên hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ được duy trì ở mức tối thiểu. 99% doanh nghiệp không hoạt động, bị giảm và mất thu nhập trong hơn 3 tháng. Do đó tăng trưởng của TPHCM bị ảnh hưởng nặng nề, dự báo là âm 5%.
Ông Nguyễn Thiện Nhân kiến nghị dành khoảng 4% GDP để hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất sau đại dịch; đồng thời đề xuất Quốc hội cho phép chuyển vốn đầu tư công không thể chi hết trong năm nay sang để hỗ trợ các doanh nghiệp và phòng chống dịch. Như vậy, "đoàn tàu” kinh tế TPHCM, Hà Nội, cả nước sẽ được tăng tốc.
Cần có "vắc xin" chống bệnh trì trệ
Một trong những nội dung nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đại biểu Quốc hội chiều nay là công tác chống dịch.
Đại biểu Phạm Nam Tiến (đoàn Đắk Nông) đồng tình với báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội của Quốc hội về vấn đề nhiều địa phương chưa làm tốt công tác thông tin, truyền thông. Việc đưa ra văn bản hướng dẫn ở nhiều nơi còn làm cho người dân bị động, bất ngờ, không có thời gian thích ứng.
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (đoàn Đồng Tháp) phát biểu tại phiên thảo luận. Ảnh: quochoi.vn |
Theo ông Tiến, một phần nguyên nhân là sự chưa thống nhất giữa một số bộ, ngành liên quan về chính sách, biện pháp chống dịch, quy mô vùng dịch và các biện pháp hành chính. Điều này khiến nhiều địa phương gặp khó, không có phương án sau giãn cách.
Bên cạnh đó, thiếu vắng kế hoạch tổng thể và quan điểm ứng xử với dịch bệnh ở tầm quốc gia, dẫn tới nhiều địa phương chủ làm theo các quy định riêng, không đồng bộ, không hợp tác với địa phương khác. Các số liệu chuyên môn ít chất liệu, ít phân tích khiến thông tin nhiều trường hợp gây ra sự hoang mang.
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (đoàn Đồng Tháp) cũng nhấn mạnh, sự thẳng thắn, nghiêm túc nhìn nhận những tồn tại, các khâu còn yếu kém tại kỳ họp này có ý nghĩa rất lớn khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khiến một số địa phương phải nâng cấp độ nguy cơ những ngày qua.
Bà Hoa đề cập tới sự chậm trễ trong một số quyết sách và dẫn chứng, khi tiếp xúc cử tri hồi tháng 5/2021, nhiều người chất vấn các ứng cử viên là "tại sao Chính phủ không quyết liệt phòng chống dịch bệnh trước dịp lễ 30/4 và 1/5?".
Gần đây là câu chuyện một lực lượng lớn lao động từ các tỉnh, thành phía Nam dùng phương tiện cá nhân, thậm chí đi bộ về quê, trong khi hệ thống giao thông công cộng "đắp chiếu". Theo bà, điều này cho thấy sự bất cập trong công tác quản lý nhà nước.
Những hạn chế trên cho thấy còn nhiều lỗ hổng trong công tác điều hảnh quản lý. "Nguyên nhân của sự chậm trễ đó có thể do công tác dự báo thiếu chính xác về thông tin dữ liệu hoặc chủ quan trong đánh giá tình hình. Hoặc có thể do thái độ làm việc chưa công tâm, mượn quy trình né trách nhiệm. Nhưng hơn cả, theo tôi là vai trò tổng chỉ huy của Chính phủ và các bộ ngành Trung ương", bà Hoa nhấn mạnh.
Vị đại biểu tỉnh Đồng Tháp đề nghị Chính phủ cần phân tích kỹ những bài học về công tác điều hành, quản lý. Cùng với vắc xin Covid-19, Chính phủ cần có "vắc xin" khác chống bệnh trì trệ, né tránh trách nhiệm, cục bộ. Đó chính là giải pháp để cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ liêm chính, hành động, vì dân.
Đồng thời, bà Hoa chuyển mong muốn của cử tri đến Chính phủ là triển khai nhanh, hiệu quả các gói hỗ trợ để doanh nghiệp, người dân sớm khôi phục phát triển sản xuất kinh doanh; tháo gỡ vướng mắc lưu thông hàng hóa, lương thực thực phẩm; đẩy nhanh tiêm vắc xin cho các địa phương để hạn chế nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại.
Tin liên quan
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Xem xét đầu tư hơn nữa cho lực lượng phòng, chống ma túy tại biên giới
20:57 | 13/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tránh kéo dài tiến độ khi triển khai dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
14:44 | 13/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics