Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
Ngành Tài chính gấp rút sửa 7 Luật nhằm tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp xây dựng một luật để sửa nhiều luật |
Những sửa đổi của 7 luật liên quan trong lĩnh vực tài chính mà Chính phủ trình trong Kỳ họp này sẽ góp phần như thế nào vào cải cách thể chế, thưa ông?
Mục tiêu của xây dựng pháp luật là để thực thi một cách khách quan, công bằng và đáp ứng nhu cầu của thực tiễn. Pháp luật không phải là công cụ để bắt mọi người phải làm theo. Nhưng thực tế cho thấy cuộc sống luôn biến động không ngừng, đòi hỏi hệ thống pháp luật phải liên tục cập nhật. Tuy nhiên, nhiều quy định pháp luật của chúng ta còn đi chậm, không phù hợp hoặc chồng chéo, thiếu linh hoạt khiến các công chức gặp khó khăn khi áp dụng. Điều này vô hình trung đã kìm hãm tính năng động, sáng tạo của cán bộ thực hiện.
Vì thế, không chỉ 1 luật sửa 7 luật về tài chính mà nhiều dự án Luật được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 lần này là bước đi quan trọng để giải phóng các điểm nghẽn về thể chế, tạo điều kiện cho các công chức có thể linh hoạt hơn trong thực hiện nhiệm vụ, từ đó đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và kỳ vọng của người dân.
Ông đánh giá như thế nào về tinh thần của Chính phủ và cơ quan soạn thảo trong việc sửa đổi các luật lần này?
Theo Luật Ngân sách nhà nước trước đây, nguồn chi đầu tư và chi thường xuyên được quy định tách bạch rõ ràng khiến cho nhiều khoản chi cấp thiết nhưng nhỏ lẻ lại phải qua quy trình xét duyệt dài dòng như một dự án đầu tư công lớn, phải xây dựng các kế hoạch đầu tư công 5 năm, đầu tư công trung hạn rồi quy trình xét duyệt rất mất thời gian. Điều này không chỉ làm chậm tiến độ mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng ngân sách.
Chính vì vậy, trong đề xuất của Chính phủ sang Quốc hội về 1 luật sửa 7 luật, trong đó có Luật Ngân sách nhà nước có quy định về việc sẽ cho phép sử dụng những nguồn ngân sách chi thường xuyên để phục vụ hoạt động có tính chất chi đầu tư như chuẩn bị các dự án đầu tư, chi cho các công trình về sửa chữa, cải tạo, những công trình chưa có trong kế hoạch đầu tư công để đáp ứng kịp thời những yêu cầu thực tế. Tôi cho rằng đây là đề xuất rất phù hợp.
Nhưng điều tôi đánh giá cao là việc Chính phủ và cơ quan soạn thảo là Bộ Tài chính đã đi trước một bước khi vào ngày 24/10/2024 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 138/2024/NĐ-CP quy định về việc lập dự toán, quản lý và sử dụng chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho các hoạt động mua sắm tài sản, trang thiết bị và cải tạo, nâng cấp, mở rộng hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng. Nghị định đã quy định cụ thể việc sử dụng chi thường xuyên để chi cho các hoạt động mang tính chất đầu tư nêu trên.
Rõ ràng, việc này đã giải quyết được các yêu cầu phát sinh, đang vướng trong những năm qua. Sự chủ động của Chính phủ khi ban hành Nghị quyết này cho thấy tinh thần linh hoạt và đồng hành cùng Quốc hội. Nhưng cũng cần lưu ý rằng là không được dùng ngược lại là chi đầu tư để thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên. Nguyên tắc khi thực hiện là càng ngày càng tiết kiệm chi thường xuyên và tăng chi đầu tư.
Cũng tại dự án Luật, theo ông, những sửa đổi liên quan đến vấn đề hoàn thuế, ngân sách, chứng khoán… có những điểm nào đáng chú ý?
Một trong những điểm đáng chú ý là công tác hoàn thuế. Trước đây, công chức thuế phải rà soát lại toàn bộ quá trình giao dịch để đảm bảo tính minh bạch, tránh thất thoát ngân sách trước khi hoàn thuế, nhưng có thể gây chậm trễ trong xử lý hồ sơ. Hơn nữa, quy trình này còn rơi vào tình trạng công chức thuế phải làm những việc không thuộc chức năng, nhiệm vụ của họ.
Vì thế, dự án Luật lần này xác định rõ vai trò của công chức thuế là chỉ quản lý, rà soát, kiểm tra các hồ sơ hợp lệ, nếu phát hiện sai phạm sau đó, trách nhiệm sẽ không thuộc về họ mà là của các khâu liên quan trước đó. Quy định này đã phân định rõ quyền và trách nhiệm của mỗi một khâu, từ đó giảm áp lực đối với khu vực về quản lý thuế, giúp đẩy nhanh quy trình hoàn thuế và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc phân cấp cho các chi cục thuế cũng là phù hợp, giúp tăng tốc độ giải quyết các hồ sơ hoàn thuế ngay tại cơ sở
thay vì tập trung tại cấp cục. Việc này không chỉ giảm bớt gánh nặng cho cấp cục mà còn đảm bảo hiệu quả kiểm soát nhờ áp dụng phương thức hậu kiểm sau hoàn thuế để tránh thất thoát ngân sách nhà nước.
Cùng với những sửa đổi về hoàn thuế, liên quan đến ngân sách trong dự án Luật, những điều chỉnh sẽ giúp các địa phương phát huy tính chủ động, tự chủ hơn trong việc sử dụng ngân sách để đầu tư cho các dự án có tính chất liên kết giữa nhiều vùng, nhiều địa phương.
Bởi chúng ta đều thấy, trong việc sử dụng ngân sách nhà nước thì dù là ngân sách trung ương hay ngân sách địa phương thì suy cho cùng đều là ngân sách của nhà nước, chỉ khác nhau là phân cấp giữa trung ương với địa phương và giữa địa phương này với địa phương khác. Nên thay vì chờ sự điều phối từ các cấp thì các địa phương có thể tự triển khai, vừa giúp giúp tiết kiệm thời gian vừa tăng hiệu quả đầu tư để tạo tính lan toả cho các dự án.
Về Luật Chứng khoán, chúng ta đang hướng đến phát triển thị trường chứng khoán chuyên nghiệp, tránh những rủi ro, nhất là trong vấn đề liên quan đến phát hành trái phiếu riêng lẻ. Dự luật mới không chỉ tăng cường quy định về phát hành trái phiếu riêng lẻ mà còn mở ra cơ hội để các tổ chức được tham gia vào khâu trung gian, giúp tăng tính cạnh tranh, minh bạch hơn.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Kinh tế - xã hội 11 tháng tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực
21:47 | 07/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thành lập Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính
19:53 | 05/12/2024 Tài chính
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Xây dựng ngay chương trình công tác năm 2025 để công việc không bị ngắt quãng
15:52 | 03/12/2024 Tài chính
Tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với thương mại điện tử
19:47 | 11/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Tài chính luôn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân
20:36 | 10/12/2024 Thuế - Kho bạc
Rà soát, xử lý doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng chưa đóng mã số thuế
19:52 | 10/12/2024 Thuế - Kho bạc
Phát triển thị trường TPCP là kênh huy động vốn chủ yếu cho Chính phủ
14:00 | 10/12/2024 Tài chính
Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm gây thất thoát, lãng phí
08:40 | 10/12/2024 Tài chính
Doanh nghiệp bảo hiểm đã tạm ứng bồi thường 471 tỷ đồng thiệt hại của bão số 3
14:49 | 08/12/2024 Tài chính
Chậm giải ngân đầu tư công vốn vay nước ngoài
07:48 | 08/12/2024 Tài chính
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 73,5% kế hoạch năm
21:45 | 07/12/2024 Tài chính
Giữa tháng 12 sẽ đưa vào hoạt động Cổng TTĐT cho người kinh doanh TMĐT
15:12 | 07/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 đã vượt dự toán
08:06 | 07/12/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước chuẩn bị cho mùa quyết toán cuối năm
09:57 | 06/12/2024 Tài chính
Thị trường trái phiếu Chính phủ: Thực hiện tốt chức năng huy động cho đầu tư phát triển
19:54 | 05/12/2024 Chứng khoán
Hải Phòng thu ngân sách kỷ lục, đạt gần 110 nghìn tỷ đồng
09:35 | 05/12/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng thương mại điện tử xuyên biên giới
Hải quan tham gia triệt phá 275 vụ, thu giữ hơn 2 tấn ma túy
Giá xăng dầu biến động nhẹ trong kỳ điều hành ngày 12/12
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
Từ tháng 1/2025 bệnh nhân được trả góp viện phí tại Bệnh viện FV
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn
08:22 | 29/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia