Tăng làm thêm giờ: Cần nhưng phải hợp lý
Quyết định nâng trần giờ làm thêm lên 60 giờ mỗi tháng | |
Covid-19 đã làm trầm trọng thêm các vấn đề về sức khỏe tâm thần | |
Doanh nghiệp thuỷ sản kiến nghị tăng giờ làm thêm bù lao động thiếu hụt |
Việc nâng thời gian làm thêm quá nhiều không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động mà chính năng suất lao động cũng khó tăng Ảnh: Thanh Nguyễn |
Không quá 60 giờ/tháng
Với 100% thành viên tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết về giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động. Nghị quyết có hiệu lực bắt đầu từ 1/4/2022; quy định về thời giờ làm thêm trong 1 năm có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.
Theo Nghị quyết, về số giờ làm thêm trong 1 năm, trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 1 năm.
Về số giờ làm thêm trong 1 tháng, trường hợp người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm tối đa 300 giờ trong 1 năm có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong 1 tháng.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết: việc nâng trần thời gian làm thêm giờ trong 1 tháng lên mức không quá 72 giờ là quá cao trong khi cơ quan soạn thảo chưa đưa ra căn cứ thuyết phục.
Vì thế, Ủy ban đề nghị chỉ nên nâng trần thời gian làm thêm giờ trong 1 tháng từ không quá 40 giờ lên không quá không quá 60 giờ, tương ứng với việc được áp dụng thời gian làm thêm tối đa trong 1 năm từ 200 giờ lên không quá 300 giờ (150%). Đây cũng là ý kiến được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam lựa chọn để thực hiện mục tiêu bảo đảm sức khỏe, tái tạo sức lao động, an toàn lao động của người lao động.
Quá trình thẩm tra còn có loại ý kiến thứ hai đồng tình nâng trần thời gian làm thêm giờ trong 1 tháng từ không quá 40 giờ lên không quá 72 giờ như Tờ trình của Chính phủ và cho rằng, đây là mức hợp lý trong bối cảnh hiện nay. Đây cũng là ý kiến của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Từ kết quả này, dự thảo nghị quyết quy định, trường hợp người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm tối đa 300 giờ trong 1 năm có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong 1 tháng.
Điều chỉnh giảm thời gian làm việc chính thức?
Đứng ở góc độ là người lao động, anh Nguyễn Văn Hoàng (Bắc Ninh) cho rằng, sau khi dịch bệnh được kiểm soát, phần lớn người lao động đều muốn làm thêm giờ để cải thiện thu nhập. Bởi nếu không tăng ca thì người lao động khó có thể đảm bảo được cuộc sống.
“Lương cơ bản hàng tháng của tôi được gần 5,5 triệu đồng, nếu tính thêm cả lương làm thêm giờ thì một tháng tổng thu nhập của tôi sẽ vào khoảng 7,5-8 triệu đồng. Chính vì vậy, nếu không có làm thêm giờ thì chắc chắn tôi không thể đảm bảo được cuộc sống của bản thân và gia đình. Không chỉ tôi mà rất nhiều người lao động khác cũng mong được tăng ca nhưng thời gian tăng ca phải hợp lý, có thời gian nghỉ giữa giờ, đảm bảo tính đúng tiền lương làm thêm giờ để người lao động có thể nghỉ ngơi đảm bảo sức khoẻ, tái tạo sức lao động", anh Hoàng đề xuất.
Ủng hộ việc tăng giới hạn làm thêm lên không quá 300 giờ một năm cho tất cả các ngành nghề, TS Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, một số nước trên thế giới còn áp dụng tăng lên 400 giờ trở lên. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam, việc thực thi pháp luật lao động, các thỏa ước lao động tập thể về chế độ an toàn vệ sinh lao động, các chính sách bảo vệ người lao động nhìn chung chưa tốt lắm. Vì vậy, việc nâng thời gian làm thêm quá nhiều không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động mà chính năng suất lao động cũng khó tăng.
Liên quan đến đề xuất tăng giới hạn làm thêm giờ trong tháng lên không quá 72 giờ, theo TS Nguyễn Thị Lan Hương, nếu nói rằng đây là giải pháp tạm thời để phục hồi kinh tế trong bối cảnh Covid-19 chưa hẳn phù hợp. Thực tế, dịch Covid-19 cũng phần nào tạo ra cơ hội để tăng năng suất lao động thông qua ứng dụng công nghệ, còn việc lao động có quay trở lại doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào các biện pháp khác chứ không phải là kéo dài thời gian làm thêm.
“Trong trường hợp là giải pháp trước mắt để vượt qua Covid-19, tôi cho rằng cần có một thỏa thuận giữa những ngành phải sử dụng nhiều lao động để phân biệt với các ngành khác, việc áp dụng làm thêm giờ cũng chỉ nên trong thời gian ngắn. Kể cả trong tương lai, kéo dài thời gian làm việc không phải là giải pháp tốt mà cần hướng đến giảm giờ làm việc trong một tháng. Thực tế, hai năm qua, người lao động cũng đã kiệt quệ, tiền lương không được cao, các điều kiện về lao động, đời sống cũng bị xáo trộn, vì vậy tăng giờ làm thêm trong bối cảnh hiện nay không phải là giải pháp tốt cho nguồn nhân lực. Về lâu dài, tôi cho rằng Bộ luật Lao động cần tính toán điều chỉnh giảm thời gian làm việc chính thức xuống, chứ không phải tăng giờ làm thêm, bởi sẽ đi ngược lại sự phát triển của thế giới”, bà Hương nhấn mạnh.
Tin liên quan
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK