Tăng cường sự chống chịu và tự cường của nền kinh tế
Bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. |
Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2021 là 6,5%, theo bà, đây có phải mục tiêu khá tham vọng khi trong vài tuần trở lại đây tình hình dịch Covid-19 trên thế giới đang diễn biến hết sức phức tạp và ngày càng khó kiểm soát?
- Ngay cả khi đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2020, Việt Nam vẫn thể hiện khả năng chống chịu tương đối tốt, với mức tăng trưởng là 2,91%. Mức tăng trưởng này thấp nhất trong vòng 30 năm qua, song lại có ý nghĩa “như vàng” khi đặt trong bối cảnh nhiều nước đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 trong năm 2020.
Dù vậy, diễn biến dịch Covid-19 và hệ lụy đối với nền kinh tế còn rất khó lường trong năm 2021. Chính vì vậy, cần có rất nhiều kịch bản cho việc phát triển kinh tế. Từ thực tiễn vượt qua khó khăn trong năm 2020, tôi cho rằng, với kịch bản vẫn phòng, chống được dịch Covid-19 hiệu quả thì khả năng đạt được tăng trưởng kinh tế từ 6 đến 6,5% là hoàn toàn khả thi.
Mục tiêu cao và đi kèm là những thách thức không hề nhỏ, vậy theo bà, chúng ta sẽ cần phải tập trung vào những giải pháp mang tính đột phá nào?
- Tôi cho rằng, việc thúc đẩy phục hồi kinh tế phải dựa trên những giải pháp hết sức căn cơ. Trong đó quan trọng nhất, mang tính tổng quát nhất là phải tăng cường khả năng chống chịu cũng như tính tự cường của nền kinh tế. Đây cũng là yêu cầu cấp bách nhất khi mà chúng ta đang phải chứng kiến sự đứt gãy của nền kinh tế toàn cầu khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
Theo đó, chúng ta cần ưu tiên một số nhóm giải pháp cụ thể. Giải pháp thứ nhất là vẫn phải hoàn thiện thể chế. Năm 2020, Việt Nam đã thông qua một số đạo luật quan trọng như là Luật Doanh nghiệp sửa đổi, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 và một số luật khác. Trong năm 2021 khi các luật này đi vào thực thi sẽ phải có những giải pháp để thực hiện các luật này một cách tốt nhất cũng như cần rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để tránh chồng chéo, tạo ra một khung pháp luật làm nền tảng cho sự phát triển. Bởi nếu không có khung pháp luật tốt, có thể thực thi được thì khi triển khai sẽ thiếu nhất quán, thậm chí sẽ bị “rối”.
Thứ hai là tiếp tục tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tập trung vào những lĩnh vực mà trong 5 năm vừa qua vẫn còn nhiều bất cập. Tư duy về chính sách ngành, chính sách công nghiệp phải được cụ thể hóa theo hướng tập trung, khả thi và hướng tới năng lực nội tại của nền kinh tế nhiều hơn. Tập trung phát triển mạnh hơn các mô hình kinh tế để tận dụng tối đa những nguồn lực sẵn có cả về không gian, thời gian và con người. Phát triển những nền kinh tế mới mà chúng ta đã thể chế hóa trong thời gian qua như mô hình kinh tế ban đêm, kinh tế chia sẻ... Tương tự, phát triển kinh tế số cũng là một nội dung then chốt để chúng ta nắm bắt được những lợi thế của khoa học, công nghệ.
Đồng thời tăng cường thể chế, đẩy mạnh khoa học công nghệ tận dụng những thành quả do cuộc CMCN 4.0 mang lại để xây dựng một ngành công nghiệp tập trung vào các ngành công nghiệp chế tạo, các ngành công nghiệp tạo ra giá trị gia tăng cao hay tập trung vào ngành công nghệ lõi để chúng ta làm chủ được chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng.
Chúng ta cũng phải thúc đẩy xuất khẩu hiệu quả hơn trong năm 2021, khi mà chúng ta đã tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới gần như là những Hiệp định chủ chốt nhất của nền kinh tế thế giới như EVFTA, CPTPP và mới vừa ký kết RCEP. Hiệp định EVFTA trong quý 3/2020 đã đóng góp rất lớn, tạo thêm “cú hích” để xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2020 vươn tới con số xuất khẩu đạt 218 tỷ USD và thặng dư thương mại lên tới gần 20 tỷ USD. Tuy vậy, cần lưu tâm đến việc tăng cường khả năng tham gia của doanh nghiệp Việt Nam vào hoạt động xuất khẩu, để tạo thêm giá trị gia tăng cho khu vực kinh tế trong nước và cải thiện khả năng đáp ứng quy tắc xuất xứ trong các FTA.
Về đầu tư FDI, chúng ta phải tận dụng triệt để hơn các cơ hội từ sự chuyển dịch về đầu tư từ các nước khác sang Việt Nam. Cải cách thể chế, cụ thể là cải cách môi trường đầu tư kinh doanh, để đón được dòng vốn đầu tư nước ngoài là nhiệm vụ quan trọng. Ngày 1/1, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021. Đây cũng là cam kết của Chính phủ cũng như của các bộ, ngành địa phương để đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp và người dân nhằm giúp doanh nghiệp lớn mạnh, cạnh tranh hiệu quả hơn trên thị trường trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, phải tăng cường liên kết vùng để tránh tình trạng nền kinh tế Việt Nam bị “chia cắt”, không tận dụng được lợi thế riêng và lợi thế “cộng hưởng” của các địa phương. Vấn đề này đã được đề cập trong nhiều năm, nhưng để xử lý được thì cần có sự thay đổi về tư duy, thậm chí cả những khái niệm về phân vùng, liên kết nội vùng, liên kết liên vùng.
Cuối cùng, chúng ta phải tập trung vào phát triển nguồn nhân lực. Nếu không kịp thời điều chỉnh, Việt Nam sẽ phải hứng chịu những hệ lụy tiêu cực chỉ trong từ 5-10 năm tới khi đã vượt qua thời kỳ dân số vàng. Bối cảnh đại dịch Covid-19 và CMCN 4.0 không làm thay đổi yêu cầu này, nhưng sẽ không cho chúng ta “chần chừ” thêm nữa.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics