Tận dụng thị trường carbon để ngành gỗ mang giá trị lớn cho nền kinh tế
Carbon Net Zero: Khai thác “mỏ vàng” carbon cho mục tiêu Net Zero Thích ứng, chủ động trước cơ hội mở rộng xuất khẩu |
Các diễn giả chia sẻ tại tọa đàm |
Trong khuôn khổ Hội chợ xuất khẩu đồ gỗ và nội thất Hawa Expo 2024, chiều ngày 7/3, Câu lạc bộ Báo chí phát triển Xanh phối hợp với Ban tổ chức Hội chợ Hawa Expo 2024, tổ chức tọa đàm “Tài chính carbon và cơ hội cho ngành gỗ Việt Nam”.
Ông Phùng Quốc Mẫn, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (HAWA), cho biết, năm 2023 kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam chỉ đạt 14,5 tỷ USD so với 15,8 tỷ USD năm 2022. Trong đó, EU là một trong những thị trường giảm mạnh nhất. Bước qua 2 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đã có dấu hiệu tăng trưởng tích cực và dự kiến năm nay ngành gỗ Việt Nam sẽ phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 16 tỷ USD.
Tuy nhiên để đạt được mục tiêu trên, ông Mẫn cho rằng, các doanh nghiệp ngành gỗ cần hiểu rõ, đáp ứng và mở rộng các thị trường xuất khẩu, tận dụng các cơ hội từ nhiều phía để tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, trong đó có vấn đề tài chính carbon và thị trường carbon. Bởi vấn đề tài chính xanh và thị trường carbon không xa lạ với các nước phát triển nhưng lại là vấn đề hoàn toàn mới mẻ tại Việt Nam nói chung và ngành gỗ nói riêng.
TS Vũ Tấn Phương, Giám đốc Văn phòng Chứng chỉ rừng Việt Nam khẳng định, là một trong các quốc gia hàng đầu về chế biến gỗ và lâm sản, các chính sách của Việt Nam đang hướng đến một nền lâm nghiệp bền vững, đáp ứng các yêu cầu của thị trường, trong đó có vấn đề tài chính xanh và thị trường carbon. Đây là những cơ chế tài chính đóng góp vào công cuộc giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu và giải quyết các thách thức môi trường.
Các định hướng chính sách lớn về phát triển lâm nghiệp đến năm 2030 là đạt mục tiêu 1 triệu ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, 100% gỗ, sản phẩm gỗ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước được sử dụng từ nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp, gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững và 100% diện tích rừng của tổ chức thực hành quản lý rừng bền vững.
Tại tọa đàm, các diễn giả cũng chia sẻ những thông tin đáng chú ý về thị trường tín chỉ carbon rừng toàn cầu và Việt Nam. Theo thống kê của WB, hiện nay, thông qua Cơ chế REDD+ (Cơ chế giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng), một số tổ chức quốc tế ký kết với chính quyền địa phương hoặc quốc gia để chi trả tài chính nhằm hạn chế nạn phá rừng và phục hồi rừng. Tổng giá trị của thị trường carbon từ rừng toàn cầu được chi trả năm 2023 đạt xấp xỉ 2 tỷ USD và tất cả đều thông qua Cơ chế REDD+. Trong vòng 3 năm gần đây kể từ năm 2020, mỗi năm tổng chi phí chi trả cho tín chỉ hấp thụ carbon rừng đều tăng trưởng 10%.
Giá trung bình mỗi tín chỉ hấp thụ carbon từ rừng hiện đang dao động khoảng từ 1,62 USD/tấn đến 8,99 USD/tấn, nhưng phần lớn được các tổ chức quốc tế chi trả ở mức 5 USD/tấn tín chỉ. Dự kiến năm 2030, tổng giao dịch tín chỉ hấp thụ carbon từ rừng đạt khoảng 20 tỷ USD (gấp 10 lần so với năm 2021) và mức chi trả dao động từ khoảng 20 đến 50 USD/tấn.
Hiện nay trên thế giới, tổ chức dẫn đầu triển khai Cơ chế REDD+ là World Bank. Cụ thể, hiện World Bank đang ký kết với 15 quốc gia đang phát triển (trong đó có Việt Nam), giá chi trả trung bình cho mỗi tấn hấp thụ carbon rừng là 5 USD, trong đó khoảng 95% số tín chỉ thu được sẽ được tính vào Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của quốc gia đó, 5% số tin chỉ còn lại sẽ do World Bank nắm giữ.
Vừa qua, theo ký kết với World Bank, lần đầu tiên Việt Nam chính thức bán 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng với giá 5 USD/tín chỉ, dự kiến thu về 51,5 triệu USD. Và năm 2023 là năm đầu tiên Việt Nam nhận được tiền chi trả là 41,2 triệu USD và đã giải ngân toàn bộ để các tỉnh lập kế hoạch chi trả cho các chủ rừng thuộc sáu tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Nghệ An, Quảng Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, và Quảng Trị.
Gỗ đóng vai trò hấp thụ và lưu trữ carbon, là một trong số ít ngành sản xuất phát thải khí nhà kính âm so với các ngành khác với cùng mục đích sử dụng như sản xuất đá, mỹ nghệ từ đá, hoặc các ngành sản xuất nguyên vật liệu khác như nhựa, bê tông, thép… nên ngành gỗ có thể tận dụng thay thế cho các nguyên liệu trên trong xây dựng để giảm phát thải carbon.
Đặc biệt, Việt Nam với 14 triệu ha rừng, nếu quản lý bền vững sẽ tạo ra các tín chỉ carbon thông qua hoạt động giảm phát thải khí nhà kính, tăng hấp thụ carbon, tăng nguồn tài chính xanh cho doanh nghiệp, mang đến giá trị lớn cho nền kinh tế. Song để tạo ra được tín chỉ carbon các doanh nghiệp phải thực hành phát triển bền vững (ESG) và bắt buộc phải có báo cáo phát thải và giảm phát thải.
TS Vũ Tấn Phương cũng đánh giá, để thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia quản lý rừng bền vững, sử dụng nguyên liệu được chứng nhận, phát triển sản xuất theo hướng carbon thấp cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách. Các cơ chế, chính sách cần tập trung vào các khuyến khích tài chính, ưu đãi đầu tư cho xanh hóa sản xuất, sản xuất hàng hóa không gây mất rừng; thúc đẩy tiêu dùng gỗ, sản phẩm gỗ có chứng nhận; các cơ chế giám sát, tạo sự công bằng trong sản xuất và tiêu thụ nguyên liệu gỗ, sản phẩm gỗ được chứng nhận. Ngoài ra, cần hỗ trợ xây dựng năng lực cho các bên liên quan trong thực hiện quản lý rừng bền vững, các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính.
Tin liên quan
HDBank tiên phong công bố Khung Tài chính bền vững
14:43 | 18/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt khó khăn tiếp cận tài chính xanh
13:29 | 01/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam hứa hẹn trở thành điểm đến thu hút vốn đầu tư xanh
14:35 | 26/11/2024 Kinh tế
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
Hải quan Quảng Trị phát hiện nhiều vụ hàng cấm trong đợt cao điểm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics