Tân Chủ tịch VIAC Vũ Tiến Lộc: "Chúng ta phải mở cửa để tái khởi động nền kinh tế"
Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tại Bình Dương. Ảnh: Báo Bình Dương |
Ngày 10/9, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TPHCM tổ chức hội nghị trực tuyến: Xúc tiến đầu tư trong bối cảnh Covid-19: Những thay đổi và biện pháp giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư nước ngoài".
Phát biểu tại hội nghị, tân Chủ tịch VIAC TS. Vũ Tiến Lộc nhìn nhận, Việt Nam đang đứng trước tình thế “mở cửa hay là chết”, chúng ta phải mở cửa để tái khởi động nền kinh tế, kinh doanh an toàn nhưng phải sống chung với Covid-19. Đây là xu thế chung của toàn thế giới, nên Việt Nam không thể ngoài cuộc và phải chấp nhận rủi ro.
Theo ông Lộc, các giải pháp để sống chung có “muôn hình vạn trạng”, có thể áp dụng “hộ chiếu vắc xin”, giấy thông hành xanh, cùng với việc đưa ra cẩm nang hướng dẫn về kinh doanh an toàn cho doanh nghiệp, cho phép lưu thông hàng hóa không thuộc danh mục cấm…
Nhấn mạnh tới niềm tin và sự “chung thủy” của các nhà đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam, TS. Vũ Tiến Lộc khẳng định, đây là hành động thiết thực để cùng cả nước bảo vệ nền kinh tế, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế cũng như chính lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Nhưng ông Lộc cho rằng, Chính phủ cần có thêm những hành động thiết thực về môi trường kinh doanh, pháp lý cho hoạt động đầu tư… để thúc đẩy và bảo vệ hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài, bởi đây vẫn là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay.
Nói về thực trạng của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ông Phạm Tuấn Anh, Phó phòng Kinh tế đối ngoại, Sở Kế hoạch Đầu tư TPHCM cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có những thuận lợi khi nhiều chi phí được giảm xuống; được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 của Việt Nam như chính sách vay vốn, thuế, tiền điện… Các thủ tục hành chính về đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp được hỗ trợ thực hiện trực tuyến, miễn phí, rút ngắn thời gian.
Nhưng về khó khăn, theo ông Phạm Tuấn Anh, giãn cách xã hội tại nhiều nơi đã khiến chi phí sản xuất gia tăng, hàng hóa lưu thông khó khăn, thiếu nguồn lao động. Đặc biệt, các doanh nghiệp nước ngoài còn chịu một số hạn chế với chính sách cho chuyên gia, người lao động xuất nhập cảnh.
Chia sẻ về thực trạng của doanh nghiệp, ông Adam Koulaksezian, Giám đốc điều hành Hiệp hội các Doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam cho hay, các doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam đầu tư nhiều vào các ngành F&B (nhà hàng và ăn uống), khách sạn, du lịch… nên đang chịu rất nhiều ảnh hưởng do giãn cách xã hội, đứt gãy chuỗi cung ứng. Nhưng họ vẫn đang tìm cách để thích ứng, duy trì tốt nhất có thể.
Do đó, các doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam mong đợi sẽ nhận được các chính sách hỗ trợ tài chính tạm thời (trong vòng 6 đến 12 tháng) để hồi phục, Việt Nam cũng cần gấp rút hoàn thiện chiến dịch tiêm chủng toàn dân; đặc biệt là cần tối ưu các thủ tục hành chính, tạo điều kiện bình thường hóa việc nhập cảnh của các chuyên gia và nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, vẫn đặt nhiều kỳ vọng vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam, ông Seck Yee Chung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore cho hay, Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với Singapore như các chính sách về chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, thương mại điện tử, thanh toán… nên có nhiều điều kiện thuân lợi cho tăng trưởng kinh tế. Vì thế, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động cải thiện cơ sở hạ tầng và nhân lực, có chính sách để giải quyết về vận chuyển hàng hóa, hỗ trợ thương mại điện tử đưa hàng đến người dùng tại các địa phương giãn cách.
Tin liên quan
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Tập đoàn QuickPack đầu tư nhà máy 30 triệu Eur vào KCN Đông Nam Á
13:16 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics