Sức hút bất động sản phía Đông Hà Nội
TPHCM thiếu quỹ đất lớn để thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất | |
Doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng bứt phá những tháng cuối năm | |
Đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư của Hàn Quốc vào Vĩnh Phúc |
Toàn cảnh Diễn đàn |
Tháng 3/2022, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1045/QĐ-UBND phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5000. Đặc biệt, ngày 5/5/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, xác định điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô hướng đến sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm, phát triển đô thị hài hoà hai bên sông của Hà Nội.
Đánh giá về tiềm năng phát triển của khu vực này, ông Đỗ Viết Chiến, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản (BĐS) Việt Nam cho biết, khu vực phía Bắc và phía Đông Hà Nội đang có xung lực phát triển rất mạnh với sân bay quốc tế, cảng biển nước sâu… Đây sẽ là cực đô thị hóa nhanh chóng so với khu vực phía Nam và phía Tây.
“Quy hoạch phân khu của sông Hồng là một trong những bước tiến lớn của Hà Nội, phải tổ chức triển khai ngay, tuy nhiên, hiện nay mới dừng ở mức quy hoạch. Nếu không triển khai nhanh, quỹ đất ven sông, nguồn lực để nuôi đô thị sẽ bị triệt tiêu. Cụ thể, hiện nay, bãi Tứ Liên đã thành khu đô thị tự phát”, ông Đỗ Viết Chiến lưu ý.
Theo đó, để quản lý, trên cơ sở phân khu đã được quy hoạch thì các hành lang cấm hoặc hạn chế xây dựng bắt buộc phải lập hồ sơ và cắm mốc ngoài thực địa và giao cho chính quyền địa phương quản lý từng khu vực.
Ông Chiến cũng kiến nghị, cần xác định lại quỹ đất hiện còn để quản lý và giữ lại để tránh thất thoát. Trên quy hoạch phân khu được duyệt, cần xác định, hình thành các dự án và phân ra 3 loại cụ thể: bắt buộc đấu thầu; xã hội hóa; nhà nước và nhân dân cùng làm.
Đồng thời lưu ý, phía Bắc, phía Đông Hà Nội vẫn còn dư địa phát triển, nhưng cần phải bắt tay vào thực hiện ngay quy hoạch để kiến tạo cơ hội cho các nhà đầu tư tìm đến trong thời gian tới.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam đánh giá, nếu quy hoạch không tốt thì sẽ tạo ra những BĐS giá trị không cao. Đồng thời quy hoạch cũng là nguyên nhân làm tăng giá đất khi các đề án quy hoạch được nghiên cứu và công bố.
Bài học trực tiếp trên thị trường cả nước ngay trong giai đoạn đầu năm 2022 cho thấy, khi công bố quy hoạch về đô thị ven sông Hồng và triển khai đường vành đai 4, đất đai, nhà ở quanh khu vực này như Mê Linh đã tăng giá mạnh mẽ, thậm chí tăng một cách bất hợp lý.
“Có những chỗ chưa được đầu tư, nhưng khi chúng tôi đi khảo sát ở khu vực này, nhiều dự án cỏ mọc xanh um, xung quanh là hàng rào nhưng giá đất đắt ngang với khu Mỹ Đình đã được đầu tư bài bản”, ông Đính thông tin.
Theo đó, đại diện Hội Môi giới BĐS cho rằng, khi quy hoạch đô thị, chúng ta cần tránh tình trạng tăng giá ảo, giá rất cao nhưng không tạo ra giá trị, hay như giá trị thực trong các đô thị đó có hay không, cũng như tính khả thi của đô thị.
“Nếu chúng ta thực hiện một dự án theo quy hoạch mà cứ phát triển BĐS, nhà ở trước sẽ khiến người ta chỉ tập trung vào nhà ở, nhưng sau đó phát triển các hệ thống hạ tầng, dịch vụ công cộng sẽ rất khó. Vì vậy, để triển khai quy hoạch có tính khả thi cao, tạo động lực phát triển tốt thì đầu tiên nên ưu tiên các dự án phát triển hạ tầng trước”, ông Nguyễn Văn Đính khuyến nghị.
Theo đại diện Hội Môi giới BĐS, cơ quan quản lý nên công bố phương án quy hoạch cả trong giai đoạn nghiên cứu. Về phía nhà đầu tư, các nhà đầu tư phải hết sức thận trọng trong việc đầu tư, mua bán nhà ở trong những vùng đang có công bố quy hoạch bởi vì quy hoạch công bố nhưng vẫn có thể có sự chỉnh sửa để phù hợp.
“Nếu cứ tham gia vào việc mua bán lòng vòng thì đẩy giá đất tăng mạnh, tạo ra sự khó khăn trong thị trường BĐS, đặc biệt khó khăn trong quản lý, thực thi pháp luật và khả năng cao nhất có thể là rủi ro khi mua phải đất quy hoạch, đất đó có thể trở thành công viên, cây xanh...”, ông Đính lưu ý.
Phát biểu tại Diễn đàn, ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển BĐS EZ (EZ Property) cho rằng, phát triển đô thị nhưng vẫn cần tránh lãng phí, việc đầu tư ồ ạt mà không có sự kiểm soát thì nguồn lực sẽ bị chôn vào đất, ảnh hưởng lớn đến kinh tế nói chung.
Hiện nay, khu vực phía Đông đang có nhiều thuận lợi. Trừ Mê Linh, các khu vực như Đông Anh, Gia Lâm đang do các tập đoàn lớn quy hoạch bài bản đã tạo ra sự đồng bộ. Bên cạnh đó, khu vực này đang được hưởng lợi từ các hành lang kinh tế Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, đặc biệt là trục tam giác kinh tế Hà Nội, Hải Phòng, sẽ tạo lực hút, dòng tiền dịch chuyển về khu vực này.
Ông Toàn cũng khuyến nghị, đối với khu Đông Anh và Mê Linh nên đưa vào kế hoạch phát triển nhà ở sao cho phù hợp, tránh đưa vào số lượng nhiều trong thời gian ngắn dẫn đến dư cung.
Phát triển đô thị nên đi kèm phát triển nhiều phân khúc để hướng tới mục tiêu đưa người dân về ở. Một khu đô thị sáng đèn mới là khu đô thị thành công, để tránh các khu đô thị "ma", lãng phí tài nguyên, nguồn lực của đất nước và nền kinh tế.
Ông Toàn cũng đánh giá tiềm năng của khu Đông rất lớn, nhưng tình hình triển khai chậm. Lấy ví dụ khu vực Đông Anh, ông Toàn cho biết hiện mới có 2 dự án BĐS triển khai. Một số dự án khác cũng đang trong tình trạng giải phóng mặt bằng xong lại quây tôn để đó, gây lãng phí nguồn lực.
“Đưa ra quy hoạch là chuẩn, nhưng phải đưa vào kế hoạch sử dụng đất và kế hoạch phát triển nhà ở, làm sao phân bố phù hợp với từng giai đoạn, tránh việc chạy đua ồ ạt xong lại để đó, gây lãng phí. Chính quyền TP Hà Nội nên đưa ra hạn ngạch phát triển nhà, ưu tiên những đơn vị triển khai sớm, trong trường hợp không triển khai thì sẽ thu hồi giao lại cho đơn vị khác triển khai”, ông Toàn kiến nghị.
Tin liên quan
Bền vững cho bất động sản
07:26 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Căn hộ nội đô Hanoi Melody Residences: 3 giá trị sống tạo hấp lực với khách mua
16:12 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
18:29 | 08/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK