Sử dụng, thanh quyết toán nguồn lực phục vụ phòng, chống dịch cơ bản thực hiện đúng
Ngày 29/5, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường thảo luận về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Quochoi.vn |
Huy động được 230 nghìn tỷ đồng phục vụ phòng chống dịch
Trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, tính đến cuối năm 2022, tổng số tiền đã được huy động để trực tiếp phục vụ công tác phòng, chống dịch và thực hiện các chính sách an sinh xã hội là khoảng 230 nghìn tỷ đồng.
Qua giám sát cho thấy, công tác quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán các nguồn lực phục vụ cho công tác phòng, chống dịch cơ bản thực hiện đúng chủ trương, chính sách đã ban hành. Trong đó, đã hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19; thực hiện chế độ, chính sách cho lực lượng tuyến đầu và các lực lượng khác tham gia chống dịch; mua vắc-xin; mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc, sinh phẩm; chi trả khám, cấp cứu, điều trị bệnh nhân; hỗ trợ xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp cơ sở điều trị, cơ sở cách ly, bệnh viện dã chiến…
Bên cạnh kết quả đạt được, Đoàn Giám sát cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 như: việc quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí phòng, chống dịch từ ngân sách nhà nước trong và sau giai đoạn cao điểm phòng, chống dịch còn chậm trễ, phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc nhưng chưa được giải quyết kịp thời, dứt điểm. Đã có những sai phạm nghiêm trọng trong huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phòng, chống dịch...
Về kết quả đạt được của việc thực hiện chính sách pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết qua giám sát cho thấy, trong giai đoạn 2018-2022, việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở và y tế dự phòng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân.
Đến năm 2022, mạng lưới y tế cơ sở phát triển rộng khắp cả nước, 100% các đơn vị hành chính cấp huyện đều có trung tâm y tế huyện, bệnh viện huyện đóng trên địa bàn, 99,6% số xã, phường, thị trấn có trạm y tế, 92,4% trạm y tế xã có bác sỹ làm việc, trên 70% thôn, bản có nhân viên y tế thôn, bản hoạt động. Ngoài ra còn có hàng chục ngàn phòng khám tư nhân, phòng khám bác sỹ gia đình tư nhân, bệnh viện tư nhân tương đương tuyến huyện.
Tuy nhiên, nhận thức về vai trò của y tế cơ sở, y tế dự phòng chưa đầy đủ; tổ chức hệ thống y tế cơ sở chưa thực sự ổn định; nhân lực y tế cơ sở, y tế dự phòng tuy đã được củng cố song vẫn còn thiếu về số lượng, hạn chế về trình độ, năng lực chuyên môn…
Các đại biểu Quốc hội đã đánh giá cao công tác phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: Quochoi.vn |
Xử lý nghiêm khắc tham nhũng trong phòng chống dịch
Tại phiên thảo luận, việc sử dụng nguồn lực cho phòng chống dịch đã được các đại biểu Quốc hội nêu lên một số khó khăn, hạn chế. Đại biểu Tráng A Dương (đoàn Hà Giang) đề nghị giao Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Y tế khẩn trương hướng dẫn ngay việc xác lập sở hữu toàn dân đối với những tài sản tài trợ trong phòng, chống dịch Covid-19 để quản lý, sở hữu, sử dụng, nhất là đối với các cơ sở y tế, xác định tính giá dịch vụ và thanh toán bảo hiểm y tế.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) nêu thực trạng về những sai phạm nghiêm trọng trong hoạt động phòng, chống dịch, nên đề nghị tham ô, tham nhũng trong hoạt động phòng, chống dịch cần xử lý thật nghiêm khắc nhưng cũng cần xem xét thật có lý, có tình và công bằng với những ai nhưng không phải vụ lợi mà vì để kịp thời chống dịch nhằm lợi ích của cộng đồng theo đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng, của Quốc hội.
Đại biểu cũng đề nghị ngừng nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng Covid-19, vì đã là quá muộn để nghiên cứu sản xuất loại vắc xin này, mà cần tìm mua loại vắc xin tốt, với giá cả hợp lý và đủ để tiêm phòng cho nhân dân.
Cùng với những vấn đề trên, các đại biểu Quốc hội cũng nêu ra những đề xuất, vướng mắc trong hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng như chế độ chính sách cho đối tượng tham gia phòng chống dịch chưa tương xứng; tình hình thiếu thuốc, trang thiết bị vật tư y tế hóa chất chưa xử lý dứt điểm; chưa có chính sách phù hợp đối với cán bộ y tế cấp cơ sở; các quy định về biên chế, tài chính, đấu thầu, mua sắm trang thiết bị và vật tư y tế chưa đáp ứng được các vấn đề mới…
Tiếp thu ý kiến để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực phòng chống dịch
Phát biểu giải trình một số nội dung các đại biểu quan tâm, liên quan đến vấn đề về sử dụng nguồn lực phòng chống dịch, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, ngoài nguồn lực của ngân sách nhà nước thì nguồn tài trợ của các doanh nghiệp, viện trợ của các quốc gia và đóng góp của nhân dân là hết sức là to lớn.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình một số vấn đề đại biểu quan tâm. Ảnh: Quochoi.vn |
Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu rõ thời gian qua, điều hành chính sách tài khóa của Chính phủ hết sức linh hoạt, hiệu quả, thể hiện sự quyết liệt của Chính phủ vừa chống dịch vừa chỉ đạo tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất, kinh doanh như có các chính sách miễn, giảm và hoàn thuế phí và lệ phí.
Về những vướng mắc trong quá trình huy động nguồn lực, Bộ trưởng cho biết sẽ tiếp thu tối đa các ý kiến để hoàn thiện các quy định.
Trả lời kiến nghị về thẩm định giá tài sản tài trợ là tài sản công, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, đơn vị tiếp nhận sẽ căn cứ vào hóa đơn xuất của bên viện trợ để ghi tăng vào tài sản công, không thẩm định lại giá nữa, chỉ đến khi thanh lý tài sản đó thì sẽ xác định lại giá để bán. Về việc xuất hàng viện trợ thì Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết thực hiện xuất hàng trước, lấy chứng từ sau, để đảm bảo mục tiêu “chống dịch như chống giặc”.
Cùng với đó, về vấn đề đầu tư cơ sở y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho hay, Nghị quyết 43/2022/QH15 đã bố trí nguồn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt cho y tế cơ sở. , ngoài ra còn có nguồn lực từ ngân sách trung ương và địa phương để nâng cao, hiện đại hóa các y tế cơ sở. Chính sách cho cán bộ y tế, phụ cấp nghề sẽ được Bộ Tài chính tiếp thu và nghiên cứu thực hiện.
Làm rõ vấn đề về bảo hiểm y tế, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, hiện nay bảo hiểm y tế chỉ thu 4,5%, trong đó 1,5% là người lao động nộp, 3,5% là đơn vị sử dụng lao động nộp. Có nghĩa là quỹ bảo hiểm y tế có hạn, trong khi chi ra gần như không hạn chế, nên phải quản lý theo dự toán. Nhưng có một hiện tượng là hiện nay y tế cơ sở, y tế cấp dưới đẩy lên y tế cấp trên; y tế cấp trên lại chuyển lên y tế cấp cao nhất. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết trong thời gian tới khi sửa đổi sửa Luật Bảo hiểm y tế sẽ lưu ý đến vấn đề cấp bù ngân sách để đảm bảo cho thanh toán y tế một cách thuận lợi nhất.
Về quỹ vắc xin, hiện nay thu được 10.791 tỷ đồng, đã chi ra mua vắc xin nên hiện còn dư là 3.118,9 tỷ đồng. Nhắc lại những quyết liệt và nhanh chóng trong thành lập quỹ vắc xin, Bộ trưởng Bộ Tài chính chia sẻ, nhờ việc này nên đã có ngay nguồn lực để chủ động về vắc xin.
Cũng tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định, đại dịch đã làm bộc lộ những khó khăn, bất cập trong bộ máy tổ chức và các mặt hoạt động của mạng lưới y tế dự phòng, y tế cơ sở. Để giải quyết tổng thế vấn đề này, Bộ trưởng cho biết, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Y tế tổng rà soát, tham mưu cho Chính phủ đề án phát triển nguồn nhân lực y tế trong khu vực công đến năm 2030 một cách căn cơ, cụ thể, chiến lược, bảo đảm nhân lực y tế khu vực công trong tình hình mới.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết đang phối hợp với các bộ, ngành để rà soát các quy định của pháp luật, xây dựng hồ sơ để chuyển phân loại Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B.
Để giải quyết căn cơ việc thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành trình Quốc hội sửa đổi Luật Đấu thầu, Luật giá. Bộ Y tế đang hoàn thiện hồ sơ để trình Quốc hội trình Quốc hội sửa đổi Luật Dược, Luật bảo hiểm y tế, Luật phòng bệnh… Theo Bộ trưởng, với các giải pháp tích cực, đến thời điểm này cơ bản giải quyết được tình trạng thiếu thuốc phục vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Tin liên quan
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
15:56 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội phê chuẩn Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ
16:25 | 26/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất giảm thuế GTGT trong hóa đơn sử dụng điện là không hợp lý
20:06 | 21/08/2024 Tài chính
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
19:06 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
19:00 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
09:43 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
20:45 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
20:34 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cảnh giác trước các thông tin lừa đảo, thất thiệt trong bão lũ
15:51 | 13/09/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
09:07 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ
20:19 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON95-III xuống dưới 20.000 đồng/lít
15:41 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5 triệu khách hàng ảnh hưởng bão số 3
15:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều điểm mới trong dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT
10:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội: Cấm tuyệt đối hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa
09:04 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Những việc cần làm ngay khi xảy ra lũ, lụt để tránh các nguy cơ, rủi ro
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Mô hình nhượng quyền mới, Trung Nguyên E-Coffee ký kết hàng trăm hợp đồng
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform